Bài viết của Mingxin
[MINH HUỆ 13-08-2007] Tôi là một thầy giáo ngoại ngữ tại một đại học. Cách nay nhiều ngày, tôi nhìn thấy một bản Chỉ Dẫn Đường hướng Chương trình Dạy Ngoại Ngữ mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã dùng từ khi lên nắm chính quyền. Sau khi suy nghĩ cặn kẽ, tôi thình lình hiểu ra cái ý nghĩa thật của các chỉ dẫn chương trình đó.
Tôi luôn tin rằng, trong tất cả các chương trình dạy khác nhau, dạy ngoại ngữ có thể được xem như là tương đối độc lập và như vậy không dễ gì mà xen lẫn nó với văn hoá ĐCSTQ. Mỗi ngôn ngữ có nội dung văn hoá riêng, và điều đó đặc biệt đúng với các ngôn ngữ Tây phương, vì chúng đều dựa trên đức tin tôn giáo. Trong khi học một ngôn ngữ, người ta sẽ tự nhiên có tiếp xúc với môi trường văn hoá mà nó bao hàm. Tôi tin rằng, tại Trung Quốc, những người mà đã học ngoại ngữ nhất định đã có một tư tưởng tương đối tự do và cởi mở. Tôi cũng cảm thấy may mắn đã chọn một nghề mà giữ mình có một khoản cách đối với văn hoá ĐCSTQ.
Tuy nhiên, tình trạng thật sự là không một chút giống như vậy. ĐCSTQ không bao giờ buông lỏng sự kềm chế hoặc ý muốn ‘cải hoá’ nghành dạy ngoại ngữ của nó. Bản chỉ dẫn chương trình giáo dục của Bộ Giáo dục Trung Quốc rõ ràng viết rằng: “Đường hướng Chương trình Giáo dục Ngoại ngữ được thành lập hoàn toàn một cách hợp nhất thể theo các đường hướng giáo dục quốc gia, luật pháp, chính sách, và chương trình giáo dục. Đó là tài liệu chính thức mà đã nói lên, dưới hình thức đường hướng, bản chất, mục tiêu, nội dung, nguyên tắc, phương pháp, và v.v. trong sự giáo dục ngoại ngữ.”
Bản Đường hướng Chương trình Giáo dục Ngoại ngữ năm 1956 ghi rằng: “Giáo dục ngoại ngữ là giúp cho sự xây dựng chủ nghĩa xã hội … sự phát triển khả năng của học viên để suy tư, sự mở mang tầm nhìn của họ, và sự thi hành giáo dục chủ nghĩa xã hội.”
Bản Đường hướng Chương trình Giáo dục Anh văn năm 1978 chỉ ra: “Có một nhu cầu giải quyết đúng đắn sự liện hệ của giáo dục chính trị và lý tưởng và giáo dục ngôn ngữ trong địa hạt giáo dục Anh ngữ…”
Bản Chỉ dẫn Đường hướng Chương trình Giáo dục Ngoại ngữ năm 1981 viết rằng: “Đi theo nguyên tắc của giáo dục ngôn ngữ và thẩm thấu giáo dục lý tưởng vào sự giáo dục ngôn ngữ.”
Người ta có thể tưởng tượng các tập vở và sách trích dẫn như thế nào khi chúng được viết theo cách phù hợp với các loại đường hướng giáo dục ngoại ngữ đó, mà nhất thiết là dùng với mục đích truyền bá ‘giáo dục chủ nghĩa xã hội’ và ‘giáo dục chính trị và lý tưởng’. Những ai mà đã hoàn tất một giáo dục ngoại ngữ dưới chế độ cộng sản đều biết rằng các bài viết trong các tập sách ngoại ngữ là dùng để dạy văn hoá ĐCSTQ qua ngoại ngữ. Điều mà các học sinh học chỉ là mẫu tự, chữ, phát âm, cú pháp, và văn phạm, và họ hoàn toàn không có tiếp xúc với bối cảnh phong phú và duy nhất mà ngôn ngữ chứa đựng. ĐCSTQ đã cô lập các chữ ra khỏi văn hoá mà nằm phía sau các chữ. Điều mà được cho các học sinh chỉ là những chữ bề mặt, một cái da nông cạn, trong khi các ý nghĩa nguyên thuỷ của chữ đã bị xới bỏ và thay thế bằng những ý nghĩa từ văn hoá đảng. Cả nếu người ta đã học cái ngôn ngữ, người ta vẫn không biết cái ý nghĩa chân thật của ngôn ngữ đó, và điều mà người đó đã học chỉ là một cái gì bề mặt mà thôi. Kết quả là dù nhiều người xem như đã học các ngoại ngữ rất giỏi, họ chỉ không thể trao đổi với những người bản xứ của các ngôn ngữ đó, hoặc là có thể hiểu các niềm tin, suy tưởng, và nếp sống của họ. Hiện tượng này đã làm nhiều người khó hiểu, vì họ không biết điều gì xảy ra. Điều mà họ đã học là một ngoại ngữ mà đã bị bóp méo bởi văn hoá Đảng Cộng sản mà đã bị nhồi nhét vào đó. Họ đã không thật sự học cái ngôn ngữ đó.
Tôi còn nhớ trong lúc Đại Cách mạng Văn hoá, các tập vở ngoại ngữ đều đầy những chữ như là ‘bác sĩ chân trần’, ‘Hồng vệ binh’, ‘Ủng hộ viên tư bản’, và v.v. Vào cuối thập niên 1980, khi tôi nhập đại học, giáo sư vẫn còn run khi nói đến những khái niệm như là Thánh kinh, dân chủ, tự do, và v.v. Cả cho dù học sinh có cơ hội nghe những khái niệm đó, họ cũng khó mà hiểu được cái ý nghĩa thật của chúng. Thể theo giáo sư của tôi, ông có một lần hướng dẫn các học sinh của ông đi một vòng một nhà thờ Thiên chúa giáo để cho họ một sự hiểu biết thực tế về đức tin tôn giáo. Các học sinh có thể nhìn thấy cách nào các người tin theo đạo giáo thờ cúng. Nhưng kết quả là thầy tôi bị chỉ trích nặng nề bởi các viên chức nhà trường.
Một số người có thể nói rằng bây giờ tình thế đã thay đổi, rằng dân chúng lo làm tiền nhiều hơn, và rằng không ai còn bận tâm với những điều đó nữa. Kỳ thật, không phải vậy. ĐCSTQ bây giờ che dấu và bưng bít các cố gắng của nó để nhồi nhét cái ý tưởng của nó qua giáo dục và kiểm soát tinh thần thay vì cởi mở về nó. Như vậy, sự kiểm soát của nó trở nên càng bí mật, càng nghiêm trọng, càng gian xảo, và càng tàn bạo. Ví dụ, trong quá khứ, các nhà trường dạy những lớp về Lịch sử và Giáo dục Chính trị của ĐCSTQ. Ngày nay, không những chỉ có hai lớp đó, mà còn có Lý tưởng và Đạo đức, Giáo dục lý tưởng và Chính trị, Kinh tế Chính trị, các Lý thuyết của Đặng Tiểu Bình, các Đại cương của Ý tưởng của Mao Trạch Đông, Lịch sử của Cộng sản Quốc tế, Quân đội, và các thứ khác được dạy. Vậy từ trường tiểu học đến đại học và sau đó vào cao học, khi các học viên đi theo các bằng Tiến sĩ và PhD, họ đã bị nhồi nhét lập đi lập lại với văn hoá ĐCSTQ. Các môn đó là nhất không được các sinh viên ưa thích. Nhưng chúng là các môn mà họ sẽ bị khảo nghiệm trong các khoá thi nhập học nhà trường hoặc đại học. Vì vậy để có cái sống, các thầy giáo không thể làm khác hơn là dạy các môn đó. Để tiến lến cấp trên trường học, các học sinh phải nhớ nằm lòng chúng. Dù giáo dục ngoại ngữ là không bị kiểm soát chặc chẽ như vậy, các bài tập học là vẫn bị kiểm duyệt và các câu hỏi nhạy cảm là bị bỏ. Cả những từ điển Anh-Trung hoa cũng không tránh khỏi số phận này. Tự điển mới Anh-Trung hoa là đầy những thí dụ của chữ hoặc câu văn từ nơi văn hoá ĐCSTQ, mà làm cho người ta cảm thấy không biết nên cười hay nên khóc. Cũng buồn cười là điều mà ĐCSTQ đã làm đối với Tự điển (Far East) Anh-Trung hoa, mà người chủ nhiệm chính là Liang Shiqiu (hoặc Liang Shih-Ch’iu) và đã được in tại Đài Loan. Tất cả các nội dung mà không phù hợp với văn hoá ĐCSTQ là bị cắt bỏ.
Không ai được phép nói về những điều mà không nằm trong Đường Hướng Chương trình Giáo dục Ngoại ngữ. Đó là, người ta không thể nói sự thật; nó đã trở nên một trong các qui tắc của ĐCSTQ. Nếu không, người ta nhất định sẽ bị bức hại. He Yingqing, một nữ giáo sư giảng huấn tại Học viện Chuyên nghiệp về Kỹ thuật Hoá, Máy móc và Điện tử Hồ Nam, đã bị tra tấn đến chết vì đã nói vơi dân chúng sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công (bản Anh ngữ tại https://en.minghui.org/html/articles/2007/7/2/87289.html ).
Sun Shibin, một giáo sư tại Trường liên hệ Đại học Sư phạm Đông Bắc, bị cấm cái quyền giáo dục vì ông ta từ chối buông bỏ đức tin của ông ta nơi ‘Chân Thiện Nhẫn’, và ông ta đã bị tra tấn đến một độ mà ông ta bước đi khó khăn và gần bị mù. (bản Hán văn tại https://www.minghui.org/mh/articles/2007/7/4/158082.html )
Zhou Qing, một giáo sư khả kính về lý hoá tại trường trung học số 1 huyện Jinshan thành phố Xiaogan tỉnh Hồ Bắc và là một học viên Pháp Luân Công, trở nên bại liệt và gần bị mù vì bị tra tấn bởi cảnh sát tại tỉnh Hồ Bắc. (Bản Anh văn tại https://en.minghui.org/html/articles/2007/7/16/87728.html )
Học viên Pháp Luân Công Guo Jingtai, là giáo sư tại Trường Hãng Tonglian tại Shihezi, vùng tự trị Tân Cương Uygur, bị tinh thần lũng đoạn và chết vì bị bức hại. (Bản Anh văn tại https://en.minghui.org/html/articles/2007/7/19/87823.html )
Chen Xue, một thầy giáo trẻ của Sở Điện tính tại Đại học Kỹ thuật Phúc Kiến, bị mất việc tại đại học vì cô nói với các học sinh của cô, giữa hai lớp học, sự thật về cuộc tự thiêu tại quảng trường Thiên An Môn cũng như dữ kiện rằng hằng triệu người Trung Quốc đã rời bỏ ĐCSTQ và các tổ chức liên hệ của nó. (Bản Hán văn tại https://www.minghui.org/mh/articles/2007/7/20/159219.html )
Zhang Kai, một học viên Pháp Luân Công và là một sinh viên năm thứ hai tại Đại học Thương mại Quốc tế tại Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, đã bị kêu án ba năm tù vì đăng một bài viết nói cho dân chúng biết về các dữ kiện về cuộc bức hại Pháp Luân Công. (Bản Anh văn tại https://en.minghui.org/html/articles/2007/8/7/88389.html )
Zhang Lishan, một học viên Pháp Luân Công và một giáo sư tại Đại học Lý hoá tại Đại học Sư phạm Hà Bắc, bị kêu án năm năm tù vì nói với dân chúng sự kiện về cuộc bức hại. (Bản Anh văn tại https://en.minghui.org/html/articles/2007/8/12/88534.html )
Người ta có thể tiếp tục với những ví dụ như vậy. Trên đây chỉ là một phần nhỏ các dữ kiện mà mạng lưới Minh Huệ đã báo cáo trong một tháng về cuộc bức hại các thầy giáo và học sinh. Trên đây chỉ là thành phần của một tổng thể của cuộc bức hại tàn bạo của ĐCSTQ lên những người trong giới giáo dục. Nhìn thấy những dữ kiện đó, người dân có thể không còn tin nơi lời tuyên bố rằng, “Dưới sự cai trị của ĐCSTQ, tình trạng nhân quyền đã tiến bộ” và “Dân chúng càng lo lắng hơn về mặt kinh tế, vì vậy sự kềm chế tinh thần và sự đàn áp ít nghiêm trọng hơn trước.”
Giáo dục nguyên là một đường lối cho một quốc gia hoặc một đất nước để sản xuất ra những phần tử trí tuệ của nó và thăng tiến đời sống của dân chúng. Nhưng dưới sự cai trị của ĐCSTQ tại Trung Quốc lục địa, giáo dục đã trở thành một xiềng xích mà ĐCSTQ dùng để kềm chế dân chúng. Nhưng đất nước Trung Quốc là một cái đài để tiết lộ sự thật; nó không phải là một thiên đàng để cho ĐCSTQ làm ác. Quyển sách Cửu Bình về Đảng cộng sản là như một thanh kiếm từ trời, mà đã vạch ra bộ mặt sơn phết của đảng tà ác và đã đâm thủng trái tim nó. Cái chiều hướng vĩ đại thoái xuất ĐCSTQ không thể nào ngưng. Dân chúng đang chờ đợi sự thật về cuộc bức hại. Dân chúng đang chờ đợi cái ngày mà họ có thể cắt đứt sự kềm chế tinh thần của ĐCSTQ và lấy lại sự tự do của họ.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2007/8/13/160767.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2007/9/1/89128.html
Đăng ngày 09-09-2007; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.