Bài viết của Ouyang Fei
[MINH HUỆ 6-10-2007] Vào đầu tháng mười 2007, một “Thế vận hội đặc biệt” (Thế vận hội đặc biệt tổ chức cho các người tàn phế) được tổ chức tại Thượng Hải. Đó là một sự việc lớn, bộ máy tuyên truyền của ĐCSTQ ca tụng nó như là ‘một thế giới của hoà ái quốc tế dưới bầu trời.”
Có thật là ĐCSTQ thật sự lo cho người tàn tật như vậy không? Không phải vậy. “Thế Vận Hội Đặc biệt” đã cung cấp một cơ hội tuyên truyền lớn hầu lường gạt thế giới để tin rằng ĐCSTQ có sự lưu tâm, nhưng nếu người ta nhìn điều gì xảy ra sau hậu trường tại Trung Quốc, sự thật cay đắng đã nói lên một câu chuyện rất khác. Một mặt, ĐCSTQ tự làm quảng cáo, tiếp đón các vận động viên tàn tật và rêu rao về sự quí báu của sinh mệnh trước mắt ngoại quốc, trong khi mặt khác, tại nội địa, ĐCSTQ tra tấn tàn nhẫn vô số dân chúng đang mạnh khoẻ, khiến cho họ trở thành tàn phế, hoặc cả bị chết.
ĐCSTQ tuyên bố nêu cao tinh thần Thế Vận Hội là “công bằng và dung hoà, và tôn trọng nhân loại” và các giá trị truyền thống “bác ái, giúp đỡ người nghèo, tôn trọng người già, chăm sóc người trẻ, và ủng hộ người tàn tật.” Nhưng đồng thời, nó tiếp tục duy trì những tội ác đáng ghê tởm bên trong các trại lao động, nhà tù, và trung tâm ‘cải tạo’ của Trung Quốc.
Để buộc các học viên Pháp Luân Công từ bỏ đức tin của họ, chính quyền ĐCSTQ dùng mọi hình thức tra tấn mà chúng có thể tưởng tượng ra. Hằng ngàn người đã bị giết chết. Một số lượng khổng lồ người bị trở thành tàn tật – què, mù, điếc, bại xuội, đóng dấu, bị đốt cháy, và bị cắt đứt chân cẳng. Còn tệ hơn nữa, các thảm cảnh đó vẫn còn tiếp tục đến ngày nay.
Kiểm tra trên trang Minghui, số các học viên Pháp Luân Công được kiểm chứng bị khủng bố và thành tật nguyền do sự tra tấn và chích thuốc lên đến con số hằng chục ngàn người. Đó chỉ là cái mỏm của núi nước đá. Đánh đập, trừng phạt trên thân thể, còng tay, tra tấn bằng châm điện giựt, ép ăn tàn bạo, treo lộn ngược đầu xuống đất, chích thuốc lạ, đốt, và hiếp dâm là một số các phương pháp mà ĐCSTQ dùng để tra tấn chính dân chúng của nó.
Sau đây là một số nhỏ những trường hợp như vậy.
Ngày 8 tháng giêng 2002, ông Wang Xinchun, một dân cư của vùng Jinshantun, thành phố Yichun, tỉnh Hắc Long Giang, đạp xe đạp đến một vùng rừng để phát tờ bướm làm sáng tỏ sự thật. Ông bị bắt bất hợp pháp bỡi Wang Wei, đội trưởng của sở cảnh sát địa phương. Dưới sự thúc dục của Wang Wei và Cui Yu, giám đốc của Văn phòng công an, cảnh sát đè đôi chân đông lạnh của ông Wang vào trong một thùng nước nóng. Đôi chân ông Wang bị tiêu huỷ đến độ rã ra, và ông trở thành vĩnh viễn tàn phế.
Wang Xinchun bị tàn phế như thế là kết quả của cuộc khủng bố
Trong đêm 12 tháng giêng 2001, một học viên Pháp Luân Đại Pháp thành phố Tế Nam, cô Xu Fayue (một người tốt nghiệp của Bệnh viện Mỏ Sơn Đông trong khoá 1997), bị bắt đi từ nhà cô bởi Văn phòng công an Đơn vị Chính trị và an ninh tỉnh Sơn Đông. Trong lúc bị giam cầm tại sở cảnh sát Liulishan, cô Xu bị còng tay vào một cái giường với hai chân mở rộng. Cơ thể cô chỉ được khoát lên bằng một tấm vải mỏng, và đôi tay và đôi chân cô bị phơi ra ngoài. Cô không cách gì khác là tiểu trên giường. Các áo quần lót, quần và tất của cô đẫm nước tiểu của cô và không ai lo cho cô. Trong thời tiết lạnh dưới 10 độ, cô bị bỏ rơi với chân trần và cuối cùng chúng bị đông lạnh trầm trọng. Các ngón chân cô phải bị cưa mất, khiến cô bị tàn phế vĩnh viễn.
Xu Fayue – sự tra tấn khiến cô bị đông lạnh đôi chân phải bị cưa mất các ngón chân của cô
Vào tháng mười 1999, cô Fu Li, một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp tại thành phố Shuangcheng, tỉnh Hắc Long Giang, đi Bắc Kinh để khiếu nại cho Pháp Luân Đại Pháp. Cô bị bắt bất hợp pháp bởi cảnh sát tại quảng trường Thiên an Môn và bị gửi trở về thành phố Shuangcheng bởi Phòng 610. Trong lúc cô bị giam tại trại lao động Wanjia, cô bị cột các ngón tay bằng một sợi giây thừng và bị treo lên như vậy bởi cảnh sát, với các ngón tay của cô phải chịu đựng cả sức nặng của cơ thể. Hai bàn tay cô trở nên ngoằn ngèo sau khi bị treo lên như vậy, và cô không còn có thể tự săn sóc cho mình.
Ảnh này cho thấy bức hình do cô Fu Li, nạn nhân, cung cấp.
Ngày 2 tháng mười hai 2001, cô Li Huiqi, một công nhân tại thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hồ Bắc mà làm việc trong một công ty sơn, bị bắt cóc bởi Sở cảnh sát đường Weiming (cũng được biết dưới cái tên là ‘sở cảnh sát đường Xinghua’) trong khi cô làm sáng tỏ sự thật với dân chúng về sự khủng bố Pháp Luân Công. Trong thời gian cô bị giam cầm bất hợp pháp, sức khoẻ của cô xuống dốc và tình trạng trở nên nguy hiểm. Sức khoẻ của cô bị tiêu huỷ.
Ngày 9 tháng tư 2002, cô Li bị tra tấn đến gần chết và bị gữi đi nhà thương nhân dân tỉnh Hà Bắc. Vì tình trạng nguy hiểm của cô mà gia đình cô được phép gặp mặt cô. Cô xem như chỉ là một bọc xương. Sau này cô bị khám ra bệnh (Guillain-Barre Syndrome (GBS) và chuyển đến Nhà thương thứ Ba của tỉnh Hà Bắc để chữa trị. Cuộc khủng bố đã tạo cho cô bại liệt toàn thân, thường bị mê man, nhiễm trùng nước tiểu (4+), và nhiễm trùng phổi nghiêm trọng. Khí quản của cô bị cắt và cô phải dựa vào một máy hơi để thở. Cơ thể của cô cũng bị co giật từng cơn.
https://www.minghui.org/mh/article_images/2003-1-28-lhq-5–ss.jpg PEND
Cô Li Huiqi bị đau đớn.
Ngày 13 tháng sáu 2002, Wang Haiyan làm sáng tỏ sự thật về sự khủng bố Pháp Luân Công cho dân chúng trong một gian hàng bách hoá tại vùng Dongshan, thành phố Quảng Châu. Cô bị theo dõi, báo cáo và bị bắt cóc đi bởi những kẻ tà ác đến Sở cảnh sát đường Lâm vùng Dongshan. Cô bị tra tấn và tròng mắt cô và các giây thần kinh mắt bị thương. Có nhiều vết bầm trong óc cô và lỗ tai trái của cô bị thương và mất nhĩ giác. Cơ thể trên và dưới của cô bị đánh đến trở thành màu xanh tím và đầy vết máu. Mắt phải của cô bị hoàn toàn teo lại và lọt vào trong sọ óc của cô. Cô đi đứng khó khăn, và không thể tự săn sóc.
Cô Wang Haiyan trước khi cuộc khủng bố
Cô Wang haiyan sau khi cuộc khủng bố
Vào tháng Bảy 2003, Cao Dung Dung, một học viên Pháp Luân Công mà làm việc tại Sở Ngân khố của Trường đại học Mỹ thuật Luxun thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, bị bắt đi bởi các lính công an và gửi đi trại lao động Longshan. Nơi đây cô bị tra tấn và gương mặt của cô bị thành dị dạng trầm trọng sau gần 7 giờ bị châm điện giật. Ngày 7 tháng Năm 2004, cô Gao bị gọi đến các văn phòng của Tang Yubo, giám đốc dân biểu của chiến đoàn số hai, và Jiang Zhaohua, lãnh đạo. Họ còng tay cô vào một cái máy nóng và tra tấn cô. Họ châm điện giật cô trong sáu giờ đồng hồ. Cô bị mặt mày thành dị dạng trầm trọng, bị sưng và đầy vết cháy. Da cô bị cháy nám đen, và tóc cô dính nhau bằng máu. Mặt và miệng cô trở thành méo mó đến độ cả những tù nhân khác cũng không thể nhìn ra cô. Cô chết vì bị bức hại ngày 16 tháng sáu 2005.
Ảnh 1: Cao Dung Dung, một học viên Pháp Luân Công mà làm việc tại Sở Ngân Khố của Trường đại học Mỹ thuật Luxun tại Thẩm Dương
Ảnh 2: Cao Dung Dung bị tra tấn tàn bạo ngày 7 tháng Năm 2004. Bức hình này được chụp 10 ngày sau khi sự tra tấn.
Ngày 13 tháng tư 2000, ông Qu Hui, một học viên Pháp Luân Công mà sống tại số 41 đường Yihuo, vùng Zhongshan, thành phố Đại Liên, bị giam tại trại lao động thành phố Đại Liên vì đức tin của ông vào Pháp Luân Công. Ông bị tẩy não, tra tấn và bị buộc làm công việc lao động nặng nề. Bộ phận sinh dục của ông bị châm điện giật, khiến cho bị loét. Ông bị gãy xương cổ và bị tê liệt trầm trọng. Ông chỉ được thả ra từ trại lao động khi ông gần kề cái chết. Trong bốn năm qua, ông Qu nằm liệt giường, và không trở lăn được hoặc đứng lên. Vợ ông phải tự tay lấy phân của ông ra.
Ông Qu Hui, một học viên Pháp Luân Công
Vào cuối năm 2001, ông Zou Yanjie, một học viên Pháp Luân Công tại Huyện Nongan, tỉnh Cát Lâm, bị bắt cóc đến một sở cảnh sát. Một thanh niên hoàn toàn khoẻ mạnh, ông bị khủng bố và bị mất đi đôi chân và trở thành tàn phế. Vì ông bị mất khả năng đi làm việc, vợ ông đã ly dị ông, và ông tuỳ thuộc vào cha mẹ để chăm sóc cho ông. Bây giờ, ông sống với cha mẹ ông. Để tránh sự khủng bố, họ bị buộc trôi nổi nay đây mai đó vô định cư.
Đôi chân ông Zou Yanjie bị cắt đứt vì sự khủng bố.
Zhou Qing, một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp tại tỉnh Hồ Bắc, là một giáo sư Lý hoá trung học xuất sắc tại Trường Trung học số Một của huyện Jingshan, tỉnh Hồ Bắc. Zhou bị giam bất hợp pháp nhiều lần. Vào tháng bảy 2004, Zhou bị bắt cóc bởi Văn phòng Công an Xiaogan và bị khủng bố nặng nề tại Nhà tù Xiaogan, khiến cho hai chân ông bị bại, bắp thịt co rút và không thể nói chuyện. Cả trong tình cảnh như vậy, Zhou vẫn không được tha, và bị mang đến trung tâm tẩy não tỉnh và bị chích những thứ thuốc không biết loại gì. Chỉ khi Zhou trong tình trạng nguy cấp mà gia đình ông mới được liên lạc và Zhou mới được thả ra với tiền bảo lãnh. Ngày 22 tháng sáu, 2005, trong khi chưa hoàn toàn phục hồi, Zhou lại bị bắt cóc bởi Văn phòng Công an Xiaogan. Vào tháng bảy 2005, Zhou bị kêu án bất hợp pháp bốn năm tù bỡi toà vùng của ĐCSTQ. Zhou vẫn còn đang bị giam bất hợp pháp nơi đó.
Cô Cui Huanying, một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp từ thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc, trở thành mù nơi mắt trái là kết quả của sự khủng bố bỡi Trung tâm tẩy nảo Wangdouxuan.
Ông Yang Guang, một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp từ Trường Xuân, bị khủng bố và trở thành tàn phế kết quả của sự tra tấn để rút tỉa một lời tự thú.
Cô Zhu Fuju, một học viên Pháp Luân Công tại tỉnh Hắc Long Giang, bị khủng bố và trở thành tàn phế vì bị treo lên trong một thời gian dài tại Nhà tù nữ Hắc Long Giang.
Cô Dang Huiying, một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp tại thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc, đã bị khủng bố tại trại lao động Bảo Định Balizhuang, khiến cô trở thành tàn phế.
Trong quá trình rút tỉa cho được một lời tự thú bằng sự tra tấn bởi cảnh sát huyện Jinyun, tỉnh Triết Giang, đệ tử Đại Pháp ông Fan Zhongzhuang đã bị khủng bố đến độ trở thành tàn phế.
Các trường hợp học viên Pháp Luân Công mà bị khủng bố và trở thành tật nguyền là vô cùng nhiều, và những gì được trình bày nơi đây chỉ là cái mỏm của núi nước đá. Tầm vóc thật của sự khủng bố là vượt ngoài sự tưởng tượng của người dân thường.
Đảng Cộng sản Trung Quốc vô loại đang cố che dấu sự khủng bố và đang dùng lời dối để gạt thế giới và cản ngăn dân chúng biết được sự thật. Nhiều học viên Pháp Luân Công mà trở thành tàn phế vì bị tra tấn, đã bị bắt bất hợp pháp trong khi họ làm sáng tỏ sự thật với dân chúng.
Ngày 5 tháng mười 2007
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2007/10/6/163978.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2007/10/24/90816.html
Đăng ngày 12-11-2007; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.