[MINH HUỆ 28-10-2007] Ông Wang Zhaojun, thành viên thường trực của Hội đồng Cố vấn Chính trị tỉnh An Hội, gần đây viết một lá thư mở gửi các lãnh đạo Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo nói rằng Pháp Luân Công là vấn đề cấp bách nhất đối với Trung Quốc. Wang chỉ điểm trong bức thư rằng vấn đề cấp bách nhất là ngưng cuộc bức hại Pháp Luân Công và cung cấp đền bù cho các nạn nhân. Sau Jia Jia, một viên chức kỹ thuật tỉnh Sơn Tây (Sơn Tây), Wang là viên chức ĐCSTQ cao cấp thứ 2 mà kêu gọi ngưng bức hại Pháp Luân Công.

Trong bức thư ngỏ của ông dài 400, 000 chữ, Wang nói về các ‘quả bom’ mà tồn tại trong xã hội Trung Quốc – sự tai hại đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên sau lưng nền kinh tế sôi động, sự bùng nổ trong thị trường nhà đất, cải cách các hãng quốc doanh và bất công xã hội; chính phủ ngăn chặn truyền thông và vi phạm phạm vi của truyền thông; vấn đề Đài Loan và cải cách chính trị của Trung Quốc; các chính sách cải cách chính trị, v.v.

Ngưng cuộc bức hại Pháp Luân Công ngay

Trong bức thư mở của ông, Wang nói, “Tự do tín ngưỡng là một giá trị quốc tế và được qui định trong bản Tuyên bố Quốc tế Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và Hiến Pháp Trung Quốc. Nhưng, sau cuộc thảm sát Thiên An Môn (ngày 4 tháng sáu 1989), để tiếp tục độc tài nhất đảng, những người thừa kế của Đặng Tiểu Bình liệt khai tất cả các tổ chức không cộng sản như là những ‘nhân tố bất ổn’ mà cần phải ‘tiêu trừ trong trứng’.

“Họ lấy ví dụ của Pháp Luân Công, một môn tập luyện khí công phổ biến lúc bấy giờ. Những người [học viên] mà cố giải thích liền bị xem bởi chính phủ như là rất bất kính đối với chính quyền và phải bị tiêu trừ dùng mọi cách.” “Sự tiêu trừ chống Pháp Luân Công là kỳ thật sự tiêu trừ đối với tất cả dân chúng. Nó cần phải ngưng ngay tức khắc và các nạn nhân phải được chính quyền đền bù, “Wang nói. Wang đề nghị rằng các nhà cầm quyền “phái một đại diện đi nói chuyện với Pháp Luân Công và tuyên bố trách nhiệm hình tội đối với người làm ra quyết định tiêu trừ.

“Tôi chỉ xin đề nghị, và mục đích của sự đề nghị của tôi là chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công càng sớm càng tốt, như vậy Trung Quốc có thể tiến bước nhanh chóng trên con đường dân chủ.”

Về Wang Zhaojun

Ô. Wang đính kèm một bản tự giới thiệu trong bức thư dài của ông. Ông sinh trưởng trong một gia đình bình dân, cha mẹ ông chết sớm, và ông lớn lên tại Bắc Kinh sau khi lên năm tuổi, trong nhà một gia đình khác. Ông đã kinh qua Cách mạng Văn hoá, nhập ngũ, dạy trong một trường trung học, và cuối cùng đứng ra lập tiệm. Ông diễn tả trong chi tiết câu chuyện của ông và sự thức tỉnh của ông trong những ngày Cách mạng Văn hoá, và ông nói câu chuyện của ông giống như cuộn phim “Sudba cheloveka” bản Trung Quốc (phim về một tiểu thuyết gia người Nga mà đã đạt được giải Nobel về Văn chương 1965).

Trong bức thư của ông, ông Wang nhìn nhận các vấn đề một cách thẳng thắn, và ông trình bày quan điểm của chính ông về các vấn đề chính yếu tại Trung Quốc, và khơi lên một cuộc đối thoại với hai lãnh đạo chính tại Trung Quốc, mà có thể bị xem như là một sự vi phạm trầm trọng tại đất nước này nơi mà không có sự tự do ngôn luận thật sự. Đề nghị cải cách của ông sẽ va chạm một số lớn viên chức.

Thể theo báo cáo của báo chí, Wang tốt nghiệp Đại học Điện lực Bắc Kinh (hiện nay là Đại học Điện lực Bắc Trung Quốc) năm 1982. Năm 1983, ông thành lập Hãng Thực phẩm Zhaojun làm bánh mì trong tỉnh An Hội. Sau này ông thành lập Học viện Nghiên cứu Kỹ nghệ Nhẹ Zhaojun mà sản xuất yo-yourt và Cola Zhaojun. Hãng cũng chế tạo ‘máy làm thổi plas-tich cho mọi công dụng’ đầu tiên tại Trung Quốc, mà được xuất cảng trên ba mươi nước trên thế giới.

Năm 1988, Cola Zhaojun đạt được Huy chương vàng tại Hội chợ Thực phẩm Trung Quốc đầu tiên. Học viên Nghiên cứu Kỹ nghệ nhẹ Zhaojun sau này trở thành Tập đoàn ‘An Huy Guobao Group Co.’ Wang, chủ tịch của hãng, được bầu làm thành viên xuất sắc của Hội đồng Cố vấn Chính trị tỉnh An Hội.

Năm 2002, Wang được chọn làm người kinh doanh kỹ thuật tư xuất sắc tại Trung Quốc bởi Liên Đoàn Kỹ nghệ và Thương mại Quốc gia.

Về sự khủng bố Pháp Luân Công

Ngày 10 tháng Sáu 1999, độc tài Giang Trạch Dân lập ra ‘Phòng 610’ tại Trung Quốc, mà quyền lực vượt qua và đứng trên Hiến Pháp và Luật Pháp Trung Quốc. Sau ngày 20 tháng bảy 1999, Giang ra lệnh cho Phòng 610 bức hại một cách có hệ thống các học viên Pháp Luân Công thể theo các chính sách của y là “bôi nhọ thanh danh của họ, cắt nguồn tài lực của họ, và tiêu huỷ thân thể họ.” Chính sách này nói rõ rằng “các cái chết sẽ được kể như là tự vẫn, ” và “đừng kiểm căn cước, thiêu huỷ thẳng xác họ.”

Chế độ Giang hứa hẹn với thế giới rằng nó sẽ giảm thiểu các vụ tra tấn, và hướng dẫn sai thông tin ngoại quốc trong lúc họ thăm viếng cái gọi là ‘môi trường tân tiến’ của các trại lao động, như Hitler đã làm. Trên thực tế, các vụ tra tấn là gia tăng tại Trung Quốc, và hơn 100 phương cách tra tấn được áp dụng trên các học viên Pháp Luân Công, phần đông họ là những người đàn bà, và công dân lớn tuổi.

Thể theo các thống kê chưa hoàn tất, trong tám năm từ ngày 20 tháng bảy 1999, có 3, 101 học viên Pháp Luân Công công nhận bị chết vì kết quả của cuộc bức hại, mà đang xảy ra trên hơn 30 tỉnh, vùng tự trị và thành phố trực tiếp nằm dưới quyền luật.

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2007/10/28/165449.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2007/11/2/91042.html

Đăng ngày 28-11-2007; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share