Bài viết của một đệ tử Đại Pháp ở hải ngoại

[MINH HUỆ 21-12-2022] Sau khi đọc bài viết “Dẫn dắt thế hệ trẻ trên con đường truyền thống” do Minh Huệ đăng tải, tôi có rất nhiều cảm nghĩ. Gần đây, tôi đã chia sẻ với một số đồng tu về vấn đề này và tôi muốn nhân cơ hội này giao lưu với các đồng tu.

Trong các quy phạm đạo đức truyền thống của Trung Quốc, chữ hiếu có một vị trí và vai trò đặc thù. “Hiếu kinh: Khai tông minh nghĩa” viết rằng: “Phu hiếu, đức chi bản dã” (Tạm dịch: Hiếu của bậc trượng phu là nền tảng của đức). Cấu tạo Hán tự của chữ Hiếu (孝) trên là chữ lão (耂), dưới là chữ tử (子), có ý nghĩa con cái được thừa hưởng từ cha mẹ, và cũng thuận theo ý nguyện của cha mẹ.

Dưới họa loạn có hệ thống của tà linh cộng sản, văn hóa truyền thống trong tâm trí người dân Trung Quốc chúng ta không còn nhiều nữa. Hiện nay, những người dưới 73 tuổi đều lớn lên dưới sự tẩy não của tà linh cộng sản, những người trẻ dưới ảnh hưởng của quan niệm hiện đại trượt dốc ngàn dặm mỗi ngày lại càng như vậy.

Ngay cả các đệ tử Đại Pháp, rất nhiều đồng tu cao tuổi cũng không còn biết văn hóa truyền thống là thế nào nữa, không tuân theo văn hóa truyền thống Thần truyền 5.000 năm để chỉ đạo ngôn hành của mình và giáo dục con cái nữa, mà thay vào đó dùng quan niệm và ý thức hiện đại, dùng tình để đối đãi với con cái.

Ngoài ra còn có một hiện tượng rất phổ biến ở hải ngoại, đó là nhiều đồng tu cao tuổi, bất kể con cái họ tu luyện hay không tu luyện, việc lớn việc nhỏ, dù có liên quan đến hoạt động Đại Pháp hay không thì đều nghiễm nhiên nhờ đồng tu làm giúp mà không nhờ con cái làm giúp.

Ví dụ như việc đưa đón tham gia các hoạt động tập thể và học Pháp tập thể. Nhiều đồng tu cao tuổi chỉ cần ra khỏi cửa là cho rằng đồng tu phải nên đưa đón mình mà không chút quan tâm đến thời gian và công sức của đồng tu. Thực ra, hầu hết những đệ tử Đại Pháp có thể lái xe đưa đón họ đều là những đồng tu trẻ và trung niên còn có công việc, lại thường ra ngoài để tham gia các hoạt động hoặc học Pháp chung, vốn rất bận rộn, thời gian vốn đã rất hạn hẹp nhưng vẫn phải tốn rất nhiều thời gian đi đường vòng để đưa đón những đồng tu cao tuổi đó. Tất nhiên, đối với hoạt động đường dài việc mọi người đi chung xe lại là chuyện khác và không nằm trong phạm vi này.

Hầu hết những học viên cao tuổi không chịu, không muốn để con cái đưa đón đều nói rằng con cái họ bận rộn với công việc và cuộc sống nên không nỡ chiếm dụng thời gian của con cái, vậy tại sao lại đành lòng chiếm dụng thời gian của các đồng tu? Con cái của các vị bận công việc, các đồng tu đi đón các vị cũng vậy! Ngoài bận công việc, họ còn bận các hạng mục Đại Pháp nữa! Đồng tu không chỉ phải làm việc, chăm sóc gia đình và tham gia các hoạt động xã hội khác như con cái của các vị, mà còn phải làm đủ việc cứu người, đồng thời phải cân bằng việc tu luyện cá nhân. Chỉ nghĩ đến con cái của mình mà không nghĩ đến người khác, không nghĩ đến thời gian của đồng tu, đây rõ ràng là một loại tâm tự tư.

Trên thực tế, không chỉ đưa đón, mà về nhiều phương diện khác cũng vậy, nhiều đồng tu cao tuổi ở gần nhà con cái, nhưng dần dần bắt đầu càng ngày càng ỷ lại vào đồng tu, từ máy tính, điện thoại di động đến các nhu cầu thiết yếu hàng ngày khác, thậm chí mua đồ ăn cũng không nhờ con cái mà nhờ các đồng tu giúp đỡ. Thời gian lâu dần, con cái của họ cảm thấy “Bố mẹ chẳng phải đã có các đồng tu chăm lo cho rồi sao! Vậy thì cứ để mấy người ấy lo cho bố mẹ đi!” Kết quả là một số đệ tử cao tuổi và con cái ngày càng thờ ơ với nhau, mối quan hệ càng ngày càng không tốt.

Kỳ thực, thử nghĩ ngược lại xem, chẳng phải những quan gia đình này đều là do bản thân mình tự gây ra sao? Những đồng tu cao tuổi không cần đến sự giúp đỡ của con cái, con cái của các vị được sinh ra trong nhà của các vị là ký thác kỳ vọng lớn nhường nào ở bạn, duyên phận với Đại Pháp lớn nhường nào? Nhưng vì chúng ta chưa làm tốt, họ không những chưa làm được thiện và hiếu của con người, mà còn chiếm dụng thời gian, tài nguyên, và sức lực quý báu của đệ tử Đại Pháp, vì thế mà tạo nghiệp; mà điều này lại là do đệ tử Đại Pháp chưa tu tốt, chưa làm tốt mà ra. Khi phần minh bạch của họ không được cứu độ, liệu sinh mệnh chân chính của họ có thể nào không thất vọng không? Kết quả, dưới tác dụng của nghiệp lực và tâm oán hận, sẽ tạo thành một vòng tuần hoàn ác tính.

Thế nào là thiện chân chính, để một sinh mệnh có thể vĩnh viễn được đắc cứu, mới là điều thật sự tốt cho người đó, chứ không phải trở thành “hiếu tử, hiếu tử, hiếu kính nhi tử” (con cái hiếu thảo, con cái hiếu kính) như người Đại lục nói hiện nay. Con cái giúp đỡ cha mẹ không phải chỉ là con cái cần phải tận chữ hiếu, mà còn là thiện đãi đệ tử Đại Pháp thì có thể mang đến phúc phận cho họ. Rất nhiều đồng tu cao tuổi bị ảnh hưởng của thuyết vô thần nên không thấy rõ đạo lý này. Phận làm con thì cần phải gánh vác trách nhiệm cần có của con, làm người thì phải biết tôn kính người già, hiếu kính cha mẹ.

Sư phụ giảng:

“Nhân loại đối với biểu hiện của Đại Pháp tại thế gian có thể thể hiện ra sự thành kính và tôn trọng thích đáng, thì sẽ mang đến hạnh phúc hay vinh diệu cho người, dân tộc hoặc quốc gia. Thiên thể, vũ trụ, sinh mệnh, cũng như vạn sự vạn vật là do Đại Pháp của vũ trụ khai sáng; sinh mệnh nào rời xa khỏi Ông thì đúng là bại hoại; người thế gian nào có thể phù hợp với Ông thì đúng là người tốt, đồng thời sẽ mang đến thiện báo và phúc thọ.” (Luận ngữ, Chuyển Pháp Luân)

“Nhưng người ta từng nghe thánh nhân giảng: Kính Phật có thể gieo mầm nhân quả cơ duyên tu luyện.” (Luận thuật của Phật giáo là bộ phận nhỏ yếu nhất của Phật Pháp, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Nếu con cái của các đồng tu cao tuổi có thể kính trọng Đại Pháp, kính trọng các đệ tử Đại Pháp, kính trọng cha mẹ là đệ tử Đại Pháp thì họ nhất định sẽ được thân tâm khỏe mạnh, phúc thọ đủ đầy. Chúng ta cũng đã đọc nhiều câu chuyện trên trang web Minh Huệ về những đệ tử cao tuổi có tâm chính, thân chính, hành vi chính, chứng thực sự trang nghiêm và vĩ đại của Đại Pháp ở gia đình, mà con cái họ thực sự được ban phúc vì kính trọng Đại Pháp và đệ tử Đại Pháp. Một số con của đệ tử Đại Pháp qua cha mẹ đã cảm nhận được sự vĩ đại của Đại Pháp mà không bỏ lỡ cơ duyên, bước vào tu luyện, và cũng trở thành đệ tử Đại Pháp.

Chỉ có tu tốt bản thân, tu khứ tình, mới có thể tu xuất thiện chân chính, mới có thể sinh xuất từ bi. Thiện là năng lượng, có thể cải biến con người, có thể chính lại những gì bất chính, nhưng tình thì vĩnh viễn không thể.

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2022/12/21/453369.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/1/5/206038.html

Đăng ngày 27-09-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share