Bài viết của Ý Chân

[MINH HUỆ 23-11-2022] Từ lâu, tôi đã nghĩ đến việc viết bài chia sẻ này, nhưng mỗi lần ngồi xuống định viết, không phải không viết ra được mà là lại có việc tới. Tôi biết đó là can nhiễu, bèn tự nhủ hôm nay nhất định phải viết xong để chia sẻ chút thể ngộ này với các đồng tu.

Tu luyện đã đi đến giai đoạn cuối cùng rồi, rất nhiều đồng tu nhận thức được rằng thời gian rất gấp rút và đang cố gắng hết sức để theo kịp tiến trình Chính Pháp. Tuy nhiên, tôi cũng nhận thấy một số đồng tu lâu năm tinh tấn đang bị kìm hãm bởi một số chấp trước mà vẫn chưa nhận ra.

Họ đang đối đãi với người nhà, con cái bằng ý thức quan niệm hiện đại, chứ không dẫn dắt họ bằng quan niệm truyền thống. Khi tôi chỉ ra điều này, họ còn chưa nhận ra được, còn nói rằng Sư phụ bảo chúng ta phải làm người tốt. Tôi cảm thấy họ chưa thực sự lý giải được Pháp lý của Sư phụ, làm các việc còn chạy sang cực đoan.

Dưới đây, tôi xin chia sẻ một chút với các đồng tu về cách dẫn dắt thế hệ trẻ, với hy vọng chúng ta có thể tránh đi đường vòng và đề cao, thăng hoa hơn nữa trong tu luyện.

Những giá trị truyền thống nào còn lưu giữ trong tâm người Trung Quốc ngày nay? Thực sự rất ít, đặc biệt là các thế hệ trẻ. Ngay cả khi có thể còn lại một chút, nó đã bị pha loãng rất nhiều với văn hóa của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Trong tâm trí con người ngày nay, hầu hết là những thứ văn hóa hiện đại lệch lạc.

Là đệ tử Đại Pháp, chúng ta hiểu rằng con đường chân chính cho nhân loại là quay về văn hóa truyền thống do Thần tạo ra.

ĐCSTQ đã tàn phá Trung Quốc bao năm qua và đã phá hủy các giá trị truyền thống 5.000 năm của Trung Quốc, chúng ta đã ly khai quá xa khỏi những quan niệm và giá trị truyền thống chân chính. Bởi vậy, ngay cả các đệ tử Đại Pháp đôi khi cũng không biết nên giải quyết mọi việc như thế nào trong cuộc sống và làm thế nào để giáo dục con cái theo các giá trị truyền thống.

Chẳng hạn, có một đồng tu có tuổi, cứ đến dịp lễ tết là lại mời con cháu về ăn cơm. Bà bận nấu nướng một mình trong bếp, con cháu muốn tới giúp, mà bà đều từ chối. Bà bận bịu hơn nửa ngày vì nghĩ rằng, người tu luyện đâu đâu cũng phải nghĩ cho người khác, phải làm người tốt. Nhưng thời gian để làm tốt ba việc của người tu luyện ngày hôm ấy lại bị bà giảm bớt đi rất nhiều.

Có một đồng tu khác đã giữ chính niệm rất mạnh mẽ khi trải qua khảo nghiệm nghiệp bệnh, hoàn toàn không thừa nhận nghiệp bệnh nào cả. Khi các con muốn làm việc nhà cho bà thì bà lại từ chối, nhất quyết phải tự làm, khiến người nhà không hiểu được cách ứng xử của bà. Kỳ thực, khi phủ nhận can nhiễu thì có thể làm các việc Đại Pháp hoặc việc gì đó khác, không nhất định phải giành làm việc nhà với người nhà.

Còn có những đồng tu vì giúp con trai hay con gái đã kết hôn mà đi sớm về khuya, làm đủ mọi thứ cho con, việc gì cũng tự làm hết, bận bịu đến không còn biết đến điều gì nữa, có người làm đến kiệt sức, không biết phải làm sao.

Có những đồng tu khi bị con cái trách móc vô lễ thì không chính diện khắc chế hành vi vô lễ đó, mà còn tự trách bản thân một cách vô nguyên tắc ngay trước mặt con, nói rằng mình sai rồi.

Những ví dụ trên có một điểm chung, đó là những đồng tu này đều quên mất rằng con trẻ có nghĩa vụ tôn trọng, kính trọng người bề trên, quên mất văn hóa truyền thống, bỏ mất lý niệm truyền thống, mà hành xử như phần lớn người cao tuổi trong xã hội hiện nay, vô tình đi theo quan niệm hiện đại bị biến dị, bản thân không ý thức ra được.

Văn hóa truyền thống yêu cầu kính già yêu trẻ. Bạn là người cao tuổi, con cái là bề dưới, chúng không phải cần tôn trọng bạn sao? Người tu luyện chúng ta gặp chuyện thì không động tâm, mà hướng nội tìm. Điều đó là đúng, nhưng trước ngôn hành thiếu đúng đắn của con cái, chúng ta không có nghĩa vụ dạy dỗ chúng sao?

Khi chúng ta trải qua khảo nghiệm về nghiệp bệnh, con cái muốn giúp đỡ cũng là cách ứng xử bình thường giữa người với người. Nếu chối sự giúp đỡ của con cái, chẳng phải chúng ta đang tước mất nghĩa vụ của con? Mặc dù người tu luyện chúng ta không cầu điều này, nhưng vì đang tu luyện giữa người thường, chúng ta cần phải phù hợp tối đa với người thường trong khi tu luyện tâm tính.

Chúng ta có nghĩa vụ dạy cho con cái biết cách cư xử tốt, biết trách nhiệm của chúng là gì, biết tôn kính cha mẹ và quan tâm đến người khác, giúp con cái hiểu biết ơn là một đức tính tốt đẹp. Vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta nên chú ý dẫn dắt thế hệ trẻ có những quan niệm tư tưởng đúng đắn và đi trên con đường hướng quay về văn hóa truyền thống.

Ở Trung Quốc ngày nay, hầu hết người già đều làm mọi việc trong nhà để các con yên tâm tập trung vào công việc. Đúng là con người ngày nay phải chịu rất nhiều áp lực và bận rộn với công việc. Chúng ta nên giúp đỡ con cái khi chúng quá bận rộn, nhưng chỉ nên ở một mức độ hợp lý. Nếu các con không làm những việc cần làm, không gánh vác trách nhiệm gia đình, chẳng phải đó cũng là tội sao?

Thanh niên nếu dành ít thời gian hơn cho việc lướt điện thoại và lướt Internet, chẳng phải có thể tự làm việc nhà nhiều hơn không? Trong thế giới bại hoại ngày nay, người trẻ tuổi ngày càng coi mình là trung tâm. Sự hy sinh vô điều kiện của chúng ta sẽ khiến họ dần dần mất đi sự biết ơn, cuối cùng sẽ ngày càng vô tâm. Chẳng phải chúng ta cũng phải ít nhiều chịu trách nhiệm về sự suy thoái của họ sao? “Lòng tốt vô điều kiện” vô nguyên tắc như vậy có khiến chúng ta trở thành người tốt thực sự không? Chẳng phải chúng ta cũng đang vô tình góp phần đẩy nhanh sự suy thoái đạo đức của xã hội hay sao? Chúng ta thực sự nên hướng thế hệ trẻ trở lại con đường truyền thống.

Đúng vậy, chúng ta là người tu luyện Đại Pháp, sự việc của con người hiện nay là như thế nào thì là thế nấy, chúng ta không có trách nhiệm chính lại. Những điều này sẽ được giải quyết khi Pháp chính nhân gian. Nhưng là cha mẹ, chúng ta vẫn có trách nhiệm và nghĩa vụ dẫn dắt thế hệ trẻ, giúp chúng hiểu thế nào là “hiếu”, “lễ”, thế nào là đúng, thế nào là sai, nên nói và làm gì, không nên làm gì. Mặt khác, việc họ có thể hành xử đúng đắn hay không và họ có thể đạt được bao nhiêu là tùy thuộc vào chính họ, và chúng ta không nên chấp trước vào họ.

Trên đây là thể ngộ của cá nhân tôi. Xin từ bi chỉ ra nếu có bất cứ điều gì không đúng.

Lưu ý của biên tập viên: Bài viết này chỉ thể hiện sự hiểu biết của tác giả trong tầng thứ tu luyện hiện tại nhằm mục đích chia sẻ giữa các đồng tu để chúng ta “Tỉ học tỉ tu”. (“Thực tu,” Hồng Ngâm)

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/11/23/451848.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/1/4/206028.html

Đăng ngày 12-01-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share