Bài viết của Tiêu Qua

[MINH HUỆ 14-04-2023] Trong văn hóa truyền thống Trung Quốc, có câu nói “Động thiên” (Trời trong hang động); “Trong hang động mới một ngày, trên thế gian đã ngàn năm”. Các hang động trong núi và sông lớn yên tĩnh tự nhiên, thường là nơi tu luyện thành Đạo. Loại người nào có thể đến được “Động thiên”? Có người vì tu luyện cầu Đạo, đi muôn núi ngàn sông mà chẳng thấy gì. Có người vô ý vào sâu trong hang động, gặp cao nhân, tiếp nối Đạo duyên.

Sử sách có ghi lại rằng, Thủy tổ nhân văn Hoàng Đế đã từng vấn Đạo Quảng Thành Tử ở núi Không Động, đã đặt nền móng cho văn hóa tu luyện. Trong “Thái Bình quảng ký” do triều đình nhà Tống biên soạn, đã triển hiện toàn diện sự tích tu luyện của “Động thiên”. Trong “Di kiên chí” và các thư tịch khác cũng có ghi chép những sự tích tu luyện.

Trong “Trường Xuân Chân Nhân Tây Du Ký” thời nhà Nguyên có ghi lại những điều tai nghe mắt thấy của Đạo sĩ Khâu Xử Cơ khi đi về phía tây để thuyết phục Thành Cát Tư Hãn ngừng chiến tranh: “Đầu tháng Tám, nhận lời mời của Nguyên soái châu Tuyên Đức là Di Lạt, [Khâu Xử Cơ] liền đến ở Triều Nguyên Quán: Nơi sâu trong Động thiên, bằng hữu hội ngộ, an nhàn vui vẻ vô biên”. Đối với người tu Đạo mà nói, những hang động ở núi sông lớn thì bề ngoài người thường không nhìn thấy nó có gì huyền bí, nhưng những người tu Đạo lại ‘bằng hữu hội ngộ’ ở đó, vừa gặp nhau đã như cố nhân.

“Giáp Thân, nhân ngày mồng Một tháng Hai, cúng tế ở Thu Dương quán núi Tấn. Đạo quán ở phía Nam núi Đại Cách, núi sông tươi sáng tú lệ, địa y trong sương khói và ánh trăng, là đất của Đạo gia.” Ông từng viết một bài thơ:

“Quần sơn nhất đới bích tha nga, thượng hữu quần Tiên nhật dạ quá. Động phủ thâm trầm nhân bất đáo, thời văn nham bích động Tiên ca.”

Tạm dịch: “Một dải núi xanh vút tầng mây, trên núi chư Tiên dạo đêm ngày. Động sâu thăm thẳm không người tới, vách hang chốc chốc vẳng Tiên ca.”

Trên đường đi, Khâu Xử Cơ gặp một ngọn núi Đạo giáo nổi tiếng, và gặp nhiều Tiên nhân. Tuy nhiên, hang động quá sâu nên người bình thường không thể nhìn thấy.

Vậy thế giới trong hang động là như thế nào?

Thế giới trong hang động

“Thái Bình quảng ký” có ghi chép rằng vào năm Nguyên Gia thứ hai mươi sáu, đời Tống Văn Đế thời Nam triều, có một người tên là Văn Quảng Thông ở thôn Đằng, huyện Thần Khê. Một ngày nọ, một con lợn rừng xông vào trang trại của anh ta. Văn Quảng Thông đã dùng cung tên bắn con lợn rừng, con lợn rừng bị thương và chạy trốn thoát, anh ta đuổi theo nó suốt quãng đường và cuối cùng đi vào một hang động. Động sâu, Văn Quảng Thông đi hơn ba trăm bước, còn chưa đi tới cuối cùng, thì đột nhiên trước mặt hiện lên vùng sáng ngời, trước mặt anh xuất hiện mấy trăm ngôi nhà.

Đột nhiên, một ông lão từ ngôi nhà bên bước ra và hỏi: “Có phải anh là người đã bắn con lợn của tôi không?”

Văn Quảng Thông giải thích: “Con lợn đó đã ăn hoa màu của tôi, không phải vì tôi vô cớ làm tổn thương nó.”

Ông lão nói: “Dắt bò đi giẫm nát hoa màu của người khác là sai rồi, nhưng vì điều này mà cướp đi con bò của người ta thì còn tệ hơn.”

Văn Quảng Thông được ông chỉ bảo thức tỉnh, lập tức khom người xin lỗi. Ông lão nói: “Nếu anh biết lỗi mà sửa được thì không tính là có lỗi, con lợn này đáng bị báo ứng lần này, anh không cần phải bồi thường.”

Lão nhân mời Văn Quảng Thông vào trong xem một chút, bên trong có hơn mười vị thư sinh, đều đội mũ Chương Phủ, áo đơn rộng tay. Có một vị quan bác sĩ đang ngồi một mình trên chiếc ghế dài hướng về phía nam, ông ấy đang dạy “Lão Tử”. Một cậu bé mang thức ăn và rượu tới, ông lão liền kéo Văn Quảng Thông lại cùng nhau uống rượu và vui vẻ.

Văn Quảng Thông thấy rằng người qua đường bên ngoài không khác gì thế giới bên ngoài, ngoại trừ hoàn cảnh tươi đẹp và yên tĩnh, và đó thực sự là một thế ngoại đào nguyên của động thiên. Anh ta muốn ở lại đây, nhưng ông lão từ chối và bảo một đứa trẻ đưa anh ta đi.

Văn Quảng Thông hỏi đứa trẻ: “Đây là nơi nào?”

Đứa trẻ trả lời: “Các thư sinh trong phòng đều là những bậc hiền triết. Họ đến đây lúc đầu để thoát khỏi sự cai trị của bạo chúa Hạ Kiệt, do học Đạo nên đã trở thành Thần Tiên. Vị quan bác sĩ đã dạy “Lão Tử” đó là Hà Thượng Công. Còn tôi là Vương Phụ Tự người Sơn Dương thời Hán, đây để hỏi Hà Thượng Cộng một số câu hỏi trong “Lão Tử”, làm môn hạ của Hà Thượng công, tôi đã làm một người hầu quét dọn được 120 năm, bây giờ mới cho tôi làm người gác cổng, vẫn chưa cách nào đắc được yếu lĩnh bí quyết của Đạo kinh.”

Khi hai người đi đến cửa hang, Văn Quảng Thông miễn cưỡng từ biệt Vương Phụ Tự, nghĩ rằng họ sẽ không bao giờ gặp lại nhau nữa.

Sau khi Văn Quảng Thông bước ra khỏi hang, anh phát hiện ra rằng cung tên đã mục nát một cách kỳ lạ. Sau khi trở về làng, cả làng đều kinh ngạc khi nhìn thấy anh ta, hóa ra đã mười hai năm trôi qua kể từ chuyến đi ngắn ngủi đến động Tiên, và gia đình anh ta đã tổ chức tang lễ cho anh rồi.

Ngày hôm sau, Văn Quảng Thông và một số dân làng đã tìm thấy vị trí của động Tiên một lần nữa, nhưng họ thấy một tảng đá lớn chặn lối vào động, dù thế nào cũng không thể đục thông được.

(Còn tiếp)

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/4/14/458775.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/6/10/209817.html

Đăng ngày 11-08-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share