Bài viết do Tân Sơn chỉnh lý

[MINH HUỆ 20-06-2016] Nhẫn cũng không dễ mà làm được, nhưng khi gặp trở ngại trong đời, khi bị vũ nhục khuất nhục, khi đối mặt với vinh nhục, được mất, mà vẫn bình tĩnh thong dong, khoan nhẫn, độ lượng mà lý trí ứng đối, thì thường sự việc sẽ xuất hiện chuyển biến, sẽ mở ra một cảnh tượng khác.

(Tiếp theo Phần 2)

Lý Thầm âm thầm nhẫn nhục biết lui, cuối cùng thành tựu một thời kỳ thái bình thịnh trị khắp Trung Hoa

Trước khi Đường Tuyên Tông Lý Thầm lên ngôi, ông là Vương Công [người thuộc dòng dõi đế vương], vậy mà buộc phải rời kinh. Tháng 2 năm 820 sau Công nguyên, Lý Hằng (anh trai của Lý Thầm) được hoạn quan nâng đỡ lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Đường Mục Tông. Bốn năm sau, Mục Tông lâm bệnh băng hà, con trai Kính Tông Lý Trạm lên thay nhưng chỉ sống đến 18 tuổi. Sau khi Đường Kính Tông băng hà, em trai Văn Tông Lý Ngang và Vũ Tông Lý Viêm lần lượt kế vị.

Trong suốt 20 năm ấy, Lý Thầm là hoàng thúc của ba triều hoàng đế, vẫn sống ẩn mình, không phô trương, nhưng với thân phận đặc thù là Quang Vương, ông không tránh khỏi vận mệnh bị các cháu gái nghi ngờ, bài xích. Năm 841, Đường Vũ Tông lên ngôi, Lý Thầm vì để tránh tai họa liền xin đi tìm thỉnh tăng nhân, du hành khu vực phía Nam Trường Giang, tránh xa chốn thị phi. Trong thời gian này, ông là bậc đại trí giả ngu, ngôn hành cẩn thận, không để lộ thân phận.

Năm 846, Lý Thầm, sau bao nhẫn nhục, cuối cùng lại trở về cung, đăng ngôi hoàng đế, trở thành hoàng đế có đóng góp lớn trong lịch sử. Sau bao năm lưu lạc trong dân gian, gặp cảnh đối xử phi nhân tính, Lý Thầm hiểu rõ nhân tình thế thái, biết nhìn người, biết rõ những khó khăn khổ đau của bách tính, ông cung kính, cẩn trọng, tiết kiệm, thương dân tiếc vật, trị nước bằng pháp luật vô tư không thiên vị, thường xuyên lắng nghe lời can gián. Bởi vậy, đến khi triều đại nhà Đường diệt vong, bách tính vẫn tưởng nhớ và ca ngợi Đường Tuyên Tông, gọi ông là “Tiểu Thái Tông” [để sánh với Đường Thái Tông Lý Thế Dân].

Lý Thầm rất siêng năng trong việc chính sự, cần mẫn tìm cầu cách trị quốc, thích đọc “Trinh Quán Chính Yếu”, chấn chỉnh tác phong và việc quản trị quan lại. Lý Thầm nỗ lực noi gương Đường Thái Tông, lấy phương châm “Chí loạn vị thường bất nhâm bất tiếu, chí trì vị thường bất nhâm trung hiền” (Thời loạn không thể dùng kẻ bất tài, thời thịnh trị không thể bỏ mặc người trung hiền). Thời kỳ Lý Thầm tại vị là thời kỳ an định, phồn vinh cuối cùng của triều đại nhà Đường, lịch sử gọi là thời kỳ này là “Đại Trung chi trì” (thời kỳ thái bình thịnh trị khắp Trung Hoa).

Trước khi Lý Thầm đăng ngôi hoàng đế, sống trong hoàn cảnh rối ren, phức tạp, ông có thể chịu đựng nhẫn nhục, tránh họa tu thân, dưỡng tinh thần bồi bổ trí tuệ, nhẫn nại khắc chế bản thân, mà thoát khỏi họa sát thân. Nhờ đó, Lý Thầm cuối cùng mới có cơ hội lên ngôi cao, thành tựu công danh sự nghiệp. Nếu Lý Thầm không nhẫn nhịn và biết lùi, thì không thể nào có “Đại Trung chi trì” sau này. Có thể thấy sự nhẫn nại và nhượng bộ quan trọng đến thế nào đối với việc tu thân.

(Còn nữa)

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2016/6/20/330217.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/6/28/210093.html

Đăng ngày 21-08-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share