Theo một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 04-11-2011] Dưới đây là những gì tôi đã chứng kiến tận mắt tại Trại lao động cưỡng bức nữ Hà Bắc từ năm 2009 đến năm 2010. Dù đó chỉ là vài bức hình, nhưng chúng cũng đủ phản ánh sự tàn ác ở trại lao động cưỡng bức này. Những lính canh ở đây quả thực là những người vô nhân tính.

Có bốn khu ở trong trại trước năm 2010. Tội ác của nhiều lính canh ở Khu số I và II đã bị phơi bày ra dư luận, nhưng lại không có kết luận gì về việc này. Theo như tôi biết, lính canh ở Khu số II đã gây ra nhiều tội ác trong nhiều năm, nhưng tội ác của họ không bị phơi bày và họ vẫn tiếp tục gây tội ác đến ngày hôm nay. Họ gần như chắc chắn có thể che đậy hết được những tội ác mà họ gây ra.

Trại lao động cưỡng bức nữ Hà Bắc được xây dựng vào năm 2007. Nhóm nhân viên ban đầu là đến từ Trại lao động cưỡng bức Cao Dương và đó là những lính canh tà ác nhất ở đó. Họ gồm: Tang Chí Anh (quê ở Hàm Đan, chồng bà ta cũng làm việc tại trại lao động cưỡng bức), Lương Tiểu Huệ, trưởng khu là Lý Duyên Cơ (quê ở Thừa Đức), Phàn Tiêu Lộ (chồng bà ta cũng làm việc tại trại lao động cưỡng bức) ở Khu số II, đội trưởng Vương Hân, Ngưu Lệ, Trương Kỷ Vĩ (đã chuyển đến Khu số II trong tháng 7 năm 2010) thuộc Khu số III.

Tội ác của những lính canh ở Khu số II

Những lính canh phụ trách chính ở Khu số II là Tang Chí Anh, Lương Tiểu Huệ, Lý Duyên Cơ, Phàn Tiểu Lộ, Lý Tiểu Lệ. Mùa đông năm 2009, bà Triệu Tú Phân, một học viên Pháp Luân Công đã bị treo lên ở cửa sổ nhà kho trong 12 giờ vì không làm “100 điểm” (một cách thức tra tấn). Chiếc còng tay đã cắt sâu vào trong da thịt của bà. Bà Triệu đã nói với họ “Đừng làm điều này với tôi. Nó không tốt cho các người. Các người sẽ nhận quả báo vì điều đó”. Tang Chí Anh sau đó đã nói lại là bà Triệu đã lăng mạ bà ta. Bà ta đã tra tấn bà Triệu trong nhiều ngày và kéo dài thời gian giam bà Triệu thêm một tháng, và sau đó hàng tháng lại kéo dài thêm 3 ngày nữa.

Bà Hàn Ngọc Hoành, một học viên làm trong ngành giáo dục thành phố Tần Hoàng Đảo. Bà đã không thỏa hiệp từ bỏ niềm tin của mình, lính canh và những cộng tác viên mà đã phản bội lại niềm tin của họ đã thay phiên nhau “chuyển hóa” bà, nhưng bà Hàn vẫn kiên định. Tang Chí Anh đã yêu cầu chuyển bà Hàn đến “Lớp số 3” mà bà ta quản lý. Nhiều tù nhân khác sẽ được giảm thời hạn giam 3 ngày mỗi tháng nếu họ làm việc, nhưng bà Hàn bị ép phải làm việc, thay vào đó thời hạn giam của bà lại bị kéo dài thêm 3 ngày mỗi tháng. Tuy nhiên, Tang Chí Anh đã nhiều lần lăng mạ bà Hàn trước mặt hàng trăm người. Bà ta ép buộc bà Hàn phải đứng đối mặt với hơn 100 người và bị họ làm bẽ mặt. Bà Hàn còn bị nhiều tù nhân theo dõi và giám sát 24 giờ mỗi ngày.

Học viên Triệu Ngọc Hương ở Lang Phường, hơn 50 tuổi. Lần đầu tiên khi bà bị đưa đến trại lao động cưỡng bức, trông bà rất trẻ trung và khỏe mạnh. Nhưng bà đã hoàn toàn thay đổi sau khi bị tra tấn với đủ loại cách thức cả về thể xác và tinh thần ở Khu số II. Khi lần đầu bà Triệu hô lớn “Pháp Luân Đại Pháp hảo!” ở ngoài hành lang, không một tù nhân nào lưu tâm. Tang Chí Anh đã hét lên với họ, “Các người đang làm gì ở đây thế? Tại sao không có phản ứng gì khi thấy bà Triệu làm như vậy?” Lần tiếp theo khi bà Triệu hô “Pháp Luân Đại Pháp hảo!” thì tất cả những người đó đã chạy đến và đánh bà dã man, tát vào mặt bà. Hai chân và hông của bà đều thâm tím do bị đánh đập. Vì họ lo sợ rằng bà Triệu sẽ la lớn khi đang bị đánh, nên họ đã bịt miệng bà lại. Họ còn vài lần trói người bà lại để ngăn không cho bà tập công.

2004-10-20-heizuizi-13--ss.jpg

Miêu tả lại tra tấn: Bịt miệng

Trưởng lớp, Phàn Tiêu Lộ, và trưởng khu Lý Duyên Cơ đã đến chỗ bà Triệu để tra tấn bà nhiều lần. Phàn Tiêu Lộ nhiều lần dùng còng tay để treo bà Triệu lên thành giường đến mức chỉ để các ngón chân chạm đất. Vào dịp Tết Âm lịch 2010, Phàn Tiêu Lộ lại treo bà Triệu lên theo cách này và không cho thả bà xuống đến ngày thứ tư.

2011-10-24-2006-3-1-msj-kuxin-29--ss.jpg
Miêu tả lại tra tấn: Treo lên vào thành giường

Phàn Tiêu Lộ là một người rất xấu xa nhưng lại rất giỏi che đậy. Bà ta là một người ích kỷ và thích chiếm lấy lợi ích của người khác. Bà ta lấy toàn bộ quần áo và dải giường bẩn từ nhà bà ta rồi bắt các học viên phải giặt chúng. Có nhiều cây cải bắp được trồng tại trại lao động cưỡng bức, và bà ta thường lấy mang về nhà. Khi người ở Khu số II sản xuất màn cửa cho một nhà máy, thì Phàn Tiêu Lộ và nhiều trưởng khu thường lấy mang về nhà.

Cao Mẫn (ở Tứ Xuyên, bị bắt giam vì bán hàng đa cấp) và Thôi Viễn Phượng (ở Đông Bắc Trung Quốc, bị giam vì đánh nhau) đã trở thành những đồng lõa cho công an. Họ đánh bất cứ những người nào được lính canh ra lệnh. Những tù nhân đã giúp lính canh tra tấn các học viên gồm Lý Na (ở Hàm Đan, người đã cùng bạn trai đánh đến chết một người, và gia đình cô ta đã chi hơn 100,000 nhân dân tệ để Lý Na chỉ bị giam một năm lao động cưỡng bức), Lý Húc Dương (ở Bảo Đình, bị giam vì làm nghề mại dâm), và Bạch Xảo Liên (ở Bảo Đình, bị giam vì tội ăn cắp và làm nghề mại dâm).

Một lần khi một học viên mới đến trại lao động cưỡng bức, tối hôm đó học viên này không được phép ngủ và các cộng tác viên âm mưu “chuyển hóa” cô ấy suốt một đêm. Các lính canh thay phiên nhau quát mắng cô, và nếu cô không bỏ cuộc, cô sẽ bị ép phải đứng trong cả đêm và không được ngủ, rửa ráy, hay dùng nhà vệ sinh, ngay cả trong những ngày mùa hè khi nhiệt độ thường là 30 hay 40 độ C. Nếu cô vẫn không từ bỏ, cô sẽ bị còng tay và họ sẽ giữ tay cô để buộc cô in dấu tay vào một “biên bản” được viết lại. Có thông tin rằng họ đã được thưởng hàng chục nghìn nhân dân tệ cho mỗi học viên bị “chuyển hóa”. Tra tấn không kết thúc với cách thức cưỡng ép “chuyển hóa” này. Mỗi tháng cô bị ép phải “đạt 100 điểm” (một hình thức tra tấn tinh thần), và được lệnh phải viết những từ ngữ nói xấu Sư Phụ Lý và Pháp Luân Công. Nếu cô từ chối, tra tấn sẽ tiếp tục. Ở trại lao động có quy định rằng nếu một người đi lao động, thì thời hạn giam của người đó sẽ được giảm đi. Nhưng nếu cô ấy từ chối nói những từ ngữ không tốt về Sư Phụ Lý và Pháp Luân Công, thì thời hạn giam của cô sẽ bị kéo dài trong khi cô phải lao động và cô sẽ bị trừng phạt bằng việc ngăn không cho gia đình đến thăm. Việc liên tục gây ra đau đớn về thể chất và tinh thần này bắt đầu vào mỗi buổi sáng khi cô mở mắt

Lý Duyên Cơ, đội trưởng Khu số II thường nói trong những lần “bình luận” của ông ta: “Ngày nay những cơ hội được giảm thời hạn giam đang trở nên dần ít hơn, nhưng cơ hội bị kéo dài thêm thời hạn giam lại trở nên nhiều hơn”. Theo cách nói của công an, Khu số II làm tốt trong “công tác tư tưởng” và Khu số III làm tốt trong công tác sản xuất… nó hoàn thành hầu hết các sản phẩm của lao động cưỡng bức và làm ra tiền nhiều nhất.

Một học viên bị giam mới nhất thường bị bắt gặp khi lính canh kéo đi trong lúc bị đánh. Những học viên mà hô “Pháp Luân Đại Pháp Hảo” đều bị bịt miệng và bị còng tay, rồi bị đưa thẳng đến những phòng nhỏ để tra tấn. Một học viên ở Đường Sơn, cô Lục Tố Hoa, đã bị gãy tay ở Khu số I vì cô cự tuyệt từ bỏ niềm tin của mình.

Tội ác của những lính canh ở Khu số III

Lính canh ở Khu số III gồm Ngưu Lệ, Lữ Á Cầm, Vương Hân, Vương Hải Yến, Trương Tinh Tinh, Triệu Tiểu Manh, Trương Kỷ Vĩ, và Đinh Giai Giai. Ngưu Lệ thường hay lăng mạ các học viên. Bất cứ khi nào bà ta và Lữ Á Cầm trực ban, họ sẽ tập hợp các tù nhân giám sát lại để họp, để thảo luận các kế hoạch giám sát và tra tấn học viên như thế nào. Lý Mộng Vân (ở Tân Tập, bị giam vì làm nghề mại dâm) nói: “Để tôi nói cho các người biết, tất cả những cách thức tra tấn này là dành cho các người, Pháp Luân Công, và không có cái nào là cho chúng tôi, những tù nhân bình thường”.

Lính canh thường tìm những lý do để tra tấn các học viên. Lữ Á Cầm thay đổi nhiều cách thức để tra tấn các học viên. Học viên Quách Thụy Vân đã bị giam trong một năm chín tháng. Khu số I không thể “chuyển hóa” cô và do đó cô bị chuyển đến Khu số III. Lữ Á Cầm đã dùng đủ mọi cách để tra tấn cô Quách, một lần bà ta đã ngăn không cho cô Quách ngủ trong hơn năm tháng. Cô Quách là người dẫn đầu trong việc không làm “100 điểm” và điều đó đã tạo một môi trường ở Khu số III. Hầu hết những học viên đến sau đó đều không hợp tác với lính canh và không chấp nhận “100 điểm”.

Tháng 7 năm 2010, bà Triệu Lệ Mai ở Bảo Đình đã bị giam ở phòng biệt giam trong 13 ngày bởi Lữ Á Cầm vì bà không ngồi xổm và đọc số hiệu của bà lúc điểm danh. Lúc đó là trời mùa hè nóng bức. Cửa ra vào và cửa sổ phòng biệt giam đều bị bịt lại bằng xốp. Có một lỗ nhỏ ở trên cửa chỉ để dùng cho thông gió. Điều đó gây khó khăn cho việc hít thở trong mùa hè. Bà Triệu bị đưa về khu tập thể sau 10 giờ tối mỗi đêm và bị đưa đến phòng biệt giam trước 4 giờ sáng hàng ngày. Bà chỉ được cung cấp một bữa ăn hàng ngày. Có một cái xô ở trong phòng được dùng như chậu đựng nước tiểu. Và cái xô này không được đổ đi khi đã đầy. Lính canh muốn bà ngửi mùi hôi. Khi lính canh đưa bà quay về khu tập thể, họ đánh và đá bà. Hơn 10 ngày sau, bà Triệu rất yếu và gần như đã chết tại phòng biệt giam. Lính canh đã thả bà khỏi phòng giam sau khi phát hiện ra bà đang ở trong cơn nguy kịch.

Bà Trương Hạnh Chuyển làm việc ban ngày và bị ép phải đứng vào buổi trưa và ban đêm. Thời tiết vài lần vào khoảng 40 độ C vào ban ngày và 27 độ vào ban đêm. Lính canh không cho bà Trương Hạnh Chuyển hay bà Triệu Lý Mai rửa mặt hoặc đánh răng. Tắm rửa hay giặt quần áo cũng không được phép. Mồ hôi thấm đầy trên quần áo của họ và tóc của họ thì trở nên rối bù. Khi Lữ Á Cầm đánh bà Trương, thì Lý Mộng Vân ở thành phố Tân Tập, Chu Á Lan ở Bá Châu, và Võ Sĩ Anh ở huyện Chính Định, Thạch Gia Trang, cũng giúp Lữ Á Cầm đánh bà Trương. Khi bà Hoàng Lan Anh đã hô to không được đánh học viên, Lữ Á Cầm cũng đánh cả bà, và treo bà lên cửa sổ. Bà Hoàng không được thả xuống đến tận hơn mười tiếng sau.

Trại lao động cưỡng bức yêu cầu những người bị giam hát một bài hát ca ngợi ĐCSTQ trước mỗi bữa ăn. Vào mùa hè, người bị giam phải tập thể dục buổi sáng. Những người không hát và không tập thể dục đều bị cấm không được ăn. Để được thăng chức, đội trưởng Vương Hân đã hối thúc tù nhân làm việc. Theo quy định của lao động cưỡng bức, tù nhân chỉ làm việc sáu tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên, Vương Hân đã ép các học viên bị giam làm việc hơn mười tiếng mỗi ngày. Khi nào bà ta làm nhiệm vụ, bà ta luôn ép các học viên làm quá giờ. Bà ta còn có ý định hủy bỏ thời gian nghỉ. Tuy nhiên, thời gian làm việc không được giảm dù chỉ một phút. Đôi lúc có xe tải chở hàng đến trong bữa ăn, và mọi người phải đặt bát đũa xuống để tháo dỡ hàng khỏi xe tải. Nhiều phụ nữ ở độ tuổi 50 và 60 bị ép phải làm việc như những thanh niên khỏe mạnh. Họ chỉ có một ít phút để tắm rửa vào buổi đêm. Sau một ngày làm việc, ngay cả khi không cần làm việc thêm giờ, các học viên cũng phải nghe“những thảo luận vào buổi đêm” lúc 10 giờ tối trước khi đi ngủ. “Những thảo luận vào buổi đêm” là một cách thức để mắng nhiếc và lăng mạ học viên. Sau khi làm việc hơn mười tiếng để mang hàng và dỡ hàng cho hai hoặc ba xe tải, các học viên bị đau nhức khắp người và không thể trở mình khi họ nằm xuống.

Lính canh Vương Hải Yến đã ra lệnh cho các học viên phải học thuộc nội quy của trại“Năm điều cần và Mười điều không cần” hay “Hành vi kiểu mẫu”. Những ai không ghi nhớ hay học thuộc đều bị bắt đứng cho đến khi lính canh Vương hết ca trực lúc 2 giờ sáng. Những ai không từ bỏ niềm tin đều bị cấm nói. Nếu một người nói một từ trong lúc đi bộ, thì lính canh Vương sẽ phạt tất cả học viên bằng cách bắt họ đứng trong cả buổi trưa.

Lính canh Vương Hân, Ngưu Lệ, Lữ Á Cầm, và Trương Kỷ Vĩ chỉ cho các học viên gần mười phút để ăn. Các học viên trẻ có thể ăn xong bữa ăn của họ. Các học viên lớn tuổi và những người có răng không tốt thì không thể hoàn thành bữa ăn. Lính canh sẽ bắt họ đứng dậy khi họ chỉ ăn được một nửa suất ăn. Một ngày, bà Sài Văn Tố cố ăn nốt nửa cái bánh bao khi bà đang đi bộ, thì Ngưu Lệ đã bắt bà phải nhổ ra. Triệu Tiểu Manh thường tìm những lý do để lăng mạ các học viên. Đôi khi bà ta còn lẻn vào phòng vệ sinh để canh chừng các học viên.

Lính canh phạt các học viên bằng đủ loại cách thức. Lấy ví dụ, Khu số III đã ra lệnh cho mỗi học viên điểm danh hơn 40 lần mỗi ngày. Nếu một người không điểm danh đúng, lính canh sẽ ép các học viên ngồi xổm từng người một khi điểm danh đến số của họ với mục đích là tra tấn họ.

Trại lao động cưỡng bức hầu như không mua bất kỳ loại rau nào. Họ dự trữ cải bắp, được thu hoạch vào mùa thu, dưới lòng đất, và bảo quản đông lạnh trong mùa đông đến tận tháng 4 hay tháng 5 năm sau. Thỉnh thoảng trại mới mua một ít rau, nhưng chỉ chọn những loại rẻ tiền nhất. Trại lao động cũng trồng một loại rau có tên là “cây lai”, thường được nông dân dùng làm thức ăn cho lợn. Người bị giam ở đây phải ăn cây lai trong cả mùa hè. Khi cà tím được thu hoạch, trại lao động hàng ngày chỉ nấu cà tím cho bữa trưa. Khi có đoàn kiểm tra, trại sẽ thay đổi thực đơn để phô trương. Có một màn hình lớn ở quầy ăn uống. Khi có đoàn thanh tra, nó sẽ hiện lên thực đơn hàng tuần. Ở trong thực đơn đều có thịt trong mỗi bữa ăn. Trại lao động đã lừa dối những người bên ngoài với sự bịa đặt lộ liễu này. Quy định ở trại lao động cưỡng bức chỉ ra rằng mỗi tù nhân được ăn từ 1.3 đến 2.2 kg thịt mỗi tuần. Thực ra, mỗi người còn không được ăn 1.3 đến 2.2 kg thịt mỗi năm.

Luật pháp quy định rằng những người già hơn 70 tuổi không bị đưa đến trại lao động cưỡng bức. Tuy nhiên Trại lao động cưỡng bức nữ Hà Bắc đã chấp nhận bất cứ ai, bất kể người đó già thế nào hoặc người đó mắc bệnh gì. Để nhận bà Hàn Phượng, trại đã thay đổi tuổi của bà trong bản ghi chép từ 72 tuổi xuống còn 62 tuổi.

Theo quy định, trại lao động không được nhận những người bị bệnh nặng hoặc bệnh truyền nhiễm như bệnh lao, bệnh viêm gan, bệnh truyền nhiễm ngoài da hay ung thư. Ở Khu số 4, có nhiều người (không phải học viên) bị bệnh truyền nhiễm. Bát và đũa đều được dùng chung. Và không có diệt khuẩn. Chỉ có trong tưởng tượng mới hình dung được điều kiện vệ sinh tồi tệ thế nào.

Lợi nhuận của trại là do sức lao động của tù nhân mà không có đền bù. Nhiều nhà máy đã liên kết với trại lao động.

Có hai công ty liên kết chặt chẽ với Khu số III. Một là Công ty TNHH Dệt kim Tần Thái (www.qinlaoda.cn). Công ty này sản xuất khăn tắm. Quản lý là Tần Húc. Một công ty khác là Công ty TNHH Dệt kim và vải sợi bông Ích Khang (Điện thoại: 86-0311-82527844,0311-82962619). Nó chủ yếu sản xuất khăn tắm ba mầu, mũ đội đầu khi tắm, khăn vệ sinh… Sản phẩm này đã xuất khẩu hơn 40 nước, trong đó có Nhật Bản, Malaysia, Australia, Mỹ và Đức. Khu số II chủ yếu là đóng gói màn tắm..


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/11/4/目睹河北省女子劳教所恶警暴行-248613.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/12/9/129995.html
Đăng ngày 26-12-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share