Bài viết của Ngọc Khiết

[MINH HUỆ 14-01-2023] Chữ “Hiếu” (孝) trong chữ Hán bao gồm chữ “Lão” (老: lão nghĩa là người già, người lớn tuổi) ở trên và chữ “Tử” (子: tử nghĩa là con) ở dưới, có nghĩa là con cái có thể kế thừa cha mẹ, và thuận theo ý muốn của cha mẹ. Quan niệm về chữ Hiếu có một lịch sử lâu dài. Chữ “Hiếu” đã xuất hiện trong các bản khắc giáp cốt văn triều Ân Thương. “Hiếu đễ” là hành vi đạo đức hiếu kính cha mẹ, kính trọng người lớn tuổi, thương yêu anh em và chăm sóc em nhỏ, thể hiện lòng biết ơn, báo đáp và cung kính. Mở rộng mọi thứ với sự tôn trọng và tử tế với người khác, đó được gọi là thực hành chữ “Nhân”. Đó là nền tảng tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ của người xưa.

Trong các chuẩn mực đạo đức truyền thống của Trung Quốc, chữ Hiếu có một vị trí và vai trò đặc biệt. Chữ “Giáo” (教) trong từ giáo dục của chữ Hán được cấu tạo từ chữ “Hiếu” (孝: hiếu kính) và chữ “Văn” (文: văn hóa), cho nên nền tảng của giáo dục được xây dựng trên nền tảng từ đạo Hiếu trong luân thường, mọi giáo dục đều được mở rộng theo đó, có tác dụng giáo hóa nhân dân.

Trong “Nhị thập tứ sử” của chính sử, các triều đại đều có các chương ghi chép đức hạnh của “người vợ hiếu thảo”. Khổng Tử nói: “Đạo hiếu là gốc của đức”. Ông lưu lại học thuyết “Đạo hiếu là kinh của Trời, là nghĩa của Đất, là chuẩn mực hành vi của con người”, và cho rằng “Đạo hiếu” là chuẩn mực do Trời định.

Hoàng hậu Trưởng Tôn hiền thục vị tha

Hoàng hậu Trưởng Tôn sinh trưởng trong một gia đình nhiều đời làm quan, bà được giáo dục chính thống từ nhỏ, là người hiểu biết, hiền thục, ôn nhu, chính trực và thiện lương. Khi bà còn trẻ, một thầy bói đã bói chữ cho bà, và nói rằng bà “đức khôn mang vạn vật, đức hòa hợp vô biên, sống trung dung và sống hòa thuận, cao quý không thể tả”.

Hoàng hậu Trưởng Tôn mồ côi cha từ năm 8 tuổi. Bà được người cậu là danh thần Cao Sĩ Liêm nuôi nấng. Khi Trưởng Tôn 13 tuổi, bà kết hôn với Lý Thế Dân, con trai thứ hai của Lý Uyên, người đang trấn thủ Thái Nguyên vào thời điểm đó, và chỉ mới 17 tuổi. Tuy còn trẻ nhưng cô đã làm tròn bổn phận của một người phụ nữ, hết lòng phụng dưỡng bố mẹ chồng, trợ giúp chồng và dạy dỗ con cái.

Vào tháng 8 năm Vũ Đức thứ 9 đời Đường Cao Tổ, Lý Thế Dân lên ngôi, 13 ngày sau, ông đã phong Vương phi Trưởng Tôn làm Hoàng hậu Trưởng Tông – mẫu nghi thiên hạ, đã ứng nghiệm với lời tiên tri “đức khôn mang vạn vật”. Hoàng hậu Trưởng Tôn không vì điều này mà kiêu ngạo, bà vẫn duy trì đức tính đoan chính, lễ nghĩa và tiết kiệm như xưa. Đối với Thái Thượng hoàng già nua nhàn rỗi Lý Uyên, bà hầu hạ ông rất cung kính và chu đáo, sáng tối đều đến thỉnh an, đồng thời luôn nhắc nhở những cung nữ bên cạnh Thái Thượng hoàng phải quan tâm đến cuộc sống hàng ngày của ông. Bà cố gắng hết sức tận hiếu giống như một người con dâu bình thường. Đối với các phi tần trong hậu cung, Hoàng hậu Trưởng Tôn cũng rất khoan dung và hòa thuận. Với phẩm đức đoan trang của mình, bà đã ảnh hưởng và cảm hóa đến bầu không khí của cả hậu cung, nhờ đó Đường Thái Tông có thể chuyên tâm lo việc quốc sự mà không bị chuyện thị phi của hậu cung quấy rầy.

Con trai cả của Hoàng hậu Trưởng Tôn Đường Thái Tông là Lý Thừa Càn từ khi còn nhỏ đã được lập làm Thái tử, và vú nuôi của Thái tử là Toại An phu nhân phụ trách chi tiêu hàng ngày cho Thái tử và Đông Cung. Vào thời điểm đó, trong cung thực hành chế độ chi tiêu tiết kiệm, và trong cung của Thái tử cũng không ngoại lệ, các khoản chi tiêu rất chặt chẽ. Toại An phu nhân thường nói trước mặt Hoàng hậu Trưởng Tôn rằng: “Thái tử là một vị quân vương tương lai, về lý nên được thiên hạ cung cấp nuôi dưỡng, nhưng hiện tại chi phí giật gấu vá vai, và mọi đồ dùng đều rất xấu xí”, vì vậy bà đã nhiều lần yêu cầu tăng chi phí. Nhưng Hoàng hậu Trưởng Tôn không vì con trai yêu của bà mà mở cho một lối riêng, bà nói: “Làm Thái tử, tương lai còn dài, điều đáng lo là đức không lập, danh không nổi, sao phải lo về việc thiếu đồ dùng và không đủ chi tiêu!“. Sự công bằng và trí tuệ của bà đã giành được sự ngưỡng mộ của tất cả mọi người trong cung, mọi người đều nguyện ý tuân theo sự sắp xếp của bà.

Vào năm Trinh Quán thứ tám, Hoàng hậu Trưởng Tôn tháp tùng Đường Thái Tông đến thăm Cung Cửu Thành, trên đường đi, bà bị trúng gió và cảm lạnh, bệnh cũ tái phát, tình trạng ngày càng trầm trọng. Vào mùa hè nóng nực năm Trinh Quán thứ mười, khi Hoàng hậu Trưởng Tôn hấp hối, bà vẫn ân cần căn dặn Đường Thái Tông phải đối xử tử tế với các đại thần tài đức, và không để người thân của bà ở địa vị cao hiển quý. Đồng thời bà thỉnh cầu rằng sau khi bà chết, hãy làm tang lễ đơn giản, tất cả đều đơn giản. Về việc này, Đường Thái Tông đã không nghe theo nguyện vọng của Hoàng hậu Trưởng Tôn để lo việc tang lễ, ông đã hạ lệnh xây dựng Lăng Chiêu, và đặc biệt xây dựng một tòa lầu trong nghĩa trang để linh hồn của hoàng hậu có thể bất cứ lúc nào lên cao ngắm trông. Vị hoàng đế thánh minh này muốn bày tỏ sự ngưỡng mộ và nhớ nhung người vợ đức hạnh của mình bằng cách này.

Hoàng hậu Trưởng Tôn sống ba mươi sáu năm ngắn ngủi, với tính cách đoan chính, nhân hậu và vị tha, không chỉ được thiên hạ thời đó ngưỡng mộ, mà còn là tấm gương mẫu mực về người vợ đảm, người mẹ hiền cho các thế hệ sau.

Tu nhẫn nhục cổ phong tái hiện, con dâu hiếu hóa giải duyên oan

2022-7-6-195327-0--ss.jpg
Liệu Tú Trinh (phải) và em gái song sinh Tú Ngâm (trái)

Cô Liệu Tú Trinh ở thành phố Tân Bắc, Đài Loan sống cùng căn hộ với nhà chồng sau khi kết hôn. Mẹ chồng của cô Tú Trinh tính tình nóng nảy, phong cách rất độc đoán, chuyện gì cũng phải theo ý kiến ​​của bà, không có chỗ cho giao tiếp, cộng với tâm hiếu thắng thích thể diện, khiến chứng trầm cảm của mẹ chồng cô càng có xu hướng nghiêm trọng hơn, và sau này bà phải dựa vào thuốc để kiểm soát nó. Cô Tú Trinh từ nhỏ đã quen làm lụng vất vả, chưa bao giờ thổ lộ với chồng một lời, nhưng sâu thẳm trong lòng, lòng căm hận mẹ chồng cứ vô thức lớn dần và ngày càng sâu, ngày càng lớn dần.

Đặc biệt là khi mẹ chồng bị trầm cảm nặng, lúc nào bà cũng dọa nhảy lầu tự tử, cô Tú Trinh vô cùng sợ hãi, áp lực ẩn chứa trong lòng càng nặng nề. Sáu năm đã trôi qua, cô Tú Trinh vẫn chưa có thai. Hai vợ chồng tạm thời chuyển đến Tân Cảng, Đài Đông trong khoảng bảy tháng, và cô Tú Trinh đã mang thai. Trong thời gian này, cô Tú Trinh đã may mắn bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Tháng 1 năm 2004, cô Tú Trinh, người đang mang thai đứa con gái thứ hai, đã chuyển về nơi ở ban đầu của cô ở Thành phố Tân Bắc cùng với chồng và cô con gái lớn. Cú sốc và áp lực từ mẹ chồng không hề thuyên giảm, thậm chí có lúc còn nặng nề hơn. Đối với cô Tú Trinh, người đã tu luyện Pháp Luân Công, suy nghĩ và thái độ của cô hoàn toàn khác, cô không còn âm thầm khổ não nữa, cô Tú Trinh đã có một vũ khí kỳ diệu để hòa thuận với mẹ chồng: hướng nội tìm những thiếu sót của bản thân và loại bỏ suy nghĩ xấu.

Mẹ chồng luôn ưu ái con gái nhà chú út. Một lần có rất nhiều họ hàng đến nhà, mẹ chồng chỉ bế cô con gái của người chú út và yêu thương, mà hoàn toàn không để ý đến ánh mắt háo hức của cô con gái Tú Trinh đang đứng ở bên mong ngóng bà nội bế. Họ hàng trông thấy, không nén nổi nói với mẹ chồng cô: “Bà nội sao mà thiên vị thế, chỉ bế đứa này mà không bế hai đứa kia, bà đúng là thật sự thiên vị”. Nhìn con gái nước mắt thất vọng sắp rơi xuống, cô Tú Trinh đau lòng, từ một góc nào đó sâu thẳm, rất khó phát hiện ra trong lòng cô cũng cực kỳ hận, từ trong góc đó thỉnh thoảng lại truyền ra một giọng nói: “Dù thế nào mình cũng không thể tha thứ” lại vang lên. Cô Tú Trinh giật mình muốn kìm nén lại, nhưng không gì có thể ngăn cản được ý nghĩ đó.

Cô Tú Trinh phát hiện ra mình có “tâm tật đố” đang phát tác. Sau khi cô buông xuống, những tình huống tác động tương tự không còn ảnh hưởng đến cảm xúc của cô nữa, những tình huống như vậy cũng tương đối giảm bớt.

Một ngày nọ, chú út một mình trở lại thăm mẹ. Mẹ chồng cô Tú Trinh mang theo một ít nước trái cây mới vắt để chú út mang về, tình cờ đúng lúc cô Tú Trinh đi xuống lầu. Mẹ chồng trông thấy cô liền nổi trận lôi đình: “Nhìn kìa, nhìn mặt chị dâu kìa. Mẹ không cho nó uống nước trái cây nên nó mới bày ra bộ mặt xấu xí đó!” Cô Tú Trinh và chú út sững sờ tại chỗ, không biết phải làm sao.

Dù sao cô cũng là một người tu luyện, và cô Tú Trinh lập tức tìm kiếm xem liệu cô có còn “tâm tật đố” và nỗi oán hận đối với mẹ chồng hay không. Nội tâm cô thường mâu thuẫn, vùng vẫy, cô thành tâm thành ý muốn loại bỏ những cái tâm không thích mẹ chồng, nhưng mối hận không biết từ đâu, dường như được bao phủ trong một lớp lụa, như khoét tim thấu xương để loại bỏ một lớp, thì từ nơi sâu thẳm của sinh mệnh, một lớp khác lại nổi lên, không thể mở ra hoặc làm sạch hoàn toàn. Cô Tú Trinh rất đau khổ tại sao cô không thể nhổ nó lên được, cũng không thể buông nó xuống được.

Có một lần, không biết vì lý do gì, mẹ chồng đột nhiên mắng Tú Trinh, chỉ vào mặt cô và mắng: “Thật ra là cô muốn tôi chết nhất!” Cô Tú Trinh tĩnh tâm lại, hướng nội tìm những tâm tư của mình, tuy cô chưa từng hy vọng mẹ chồng sẽ chết, nhưng khát vọng rời xa mẹ chồng là một sự thật không thể chối cãi. Bề ngoài cô chỉ làm tròn bổn phận của một người con dâu, nhưng cô không thành tâm thành ý đối xử với với mẹ chồng.

Cô tiếp tục đọc các sách của Pháp Luân Công, không ngừng đề cao bản thân, dần dần không còn hận thù trong lòng, cô đã có thể rất hòa thuận với mẹ chồng. Cô chân thành trò chuyện với mẹ chồng, quan tâm đến cuộc sống hàng ngày và sức khỏe của bà như thể bà là mẹ ruột của mình, và dạy bà niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo”.

Dưới sự chăm sóc của Liệu Tú Trinh và gia đình, căn bệnh trầm cảm của mẹ chồng cô đã nhẹ đi rất nhiều. Trong một lần trò chuyện, mẹ chồng nước mắt lưng tròng nắm chặt tay cô Tú Trinh nói: “Con biết sao không? Không ai đối xử chân thành với mẹ, chỉ có con dâu lớn mới đối xử chân thành với mẹ!”

Mẹ chồng nàng dâu nói đủ thứ chuyện, từ bề ngoài hòa thuận nhưng bằng mặt mà không bằng lòng, đến dốc bầu tâm sự, không chuyện gì là không nói với nhau, từ đáy lòng, hai người đã trở thành mẹ con thực sự. Tú Trinh nói: “Nếu tôi không tu luyện Pháp Luân Công, tôi sẽ không bao giờ có thể làm được điều đó. Nó có thể còn tệ hơn cả bệnh trầm cảm của mẹ chồng tôi.”

Trong nạn đắc sách quý, từ bi hóa giải ân oán

Phùng Thục Mai là một học viên Pháp Luân Công ở thành phố Lâm Giang, tỉnh Cát Lâm, sống ở tiểu khu Đông Thịnh, Lâm Giang. Sau khi Phùng Thục Mai kết hôn, cô sống với mẹ chồng, nhưng mẹ chồng cô khó chịu vì cô sinh con gái. Bà làm khó cô ở mọi nơi, nói xấu cô khắp nơi, xúi giục con trai chống lại cô, đánh đập cô và ly hôn với cô. Cô chưa bao giờ cãi lại mẹ chồng, và vô cùng sợ bà.

Năm 1986, sau khi Phùng Thục Mai sinh thêm một cậu con trai, cô bắt đầu nói lý với mẹ chồng, mẹ chồng thấy con dâu dám cãi lời liền mắng mỏ, thậm chí đánh đập. Cuộc chiến giữa cô và mẹ chồng bắt đầu như thế. Mẹ chồng mắng cô thì mắng lại mẹ chồng. Có nước bẩn đổ ra sân, cô nghĩ mẹ chồng bị cao huyết áp, ngã lăn ra chết thì chết. Chồng cô lúc đó là trưởng đồn công an Náo Chi ở Lâm Giang, mẹ chồng nàng dâu tranh đấu khiến anh khó xử, nên đã mua một căn nhà bên ngoài cho mẹ ở một mình.

Vào mùa xuân năm 1999, Phùng Thục Mai bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Cô đã hiểu ra nhiều vấn đề mà cô muốn hiểu nhưng không thể hiểu nổi. Thân tâm của cô đã được tịnh hóa và cô đã hiểu được ý nghĩa thực sự của cuộc sống. Từ đó, cô thay đổi tiêu chuẩn làm người, cô thường xuyên đem đồ ăn ngon đến thăm mẹ chồng. Sau khi nhà có nhà riêng, cô đón mẹ chồng về, mẹ chồng cảm động lắm.

Sau đó, mẹ chồng tôi bị teo tiểu não nên đi lại khó khăn, thường xuyên đi tiểu không tự chủ. Khu nhà cô không có hệ thống sưởi nên cô đưa mẹ chồng đi thuê nhà. Có bếp sưởi, mẹ chồng cô cảm thấy dễ chịu hơn nhiều, nhưng bà không thể đi ra ngoài để đi vệ sinh, đại tiểu tiện đều ở trong nhà. Một lần, một người bạn của chồng cô mua rất nhiều trái cây, đến chỗ cô chăm sóc mẹ chồng, thấy nhà cửa rất sạch sẽ và không có mùi vị, cô ấy nói: “Tiểu Phùng tốt thật đấy. Kỳ thật, hôm nay chúng tôi trên danh nghĩa là đi thăm bà cụ, thật ra là tới để xem cô, Pháp Luân Công này thật sự là quá tuyệt vời”.

Mùa thu năm sau, nhà cô chuyển đến khu nhà mới, mẹ chồng cô đầu óc không minh mẫn, bôi phân bừa bãi. Sau này bà đi đại tiện cũng không đi được nữa, thuốc cũng không có tác dụng. Vì vậy cô chỉ sử dụng một cái thìa nhỏ để lấy ra từng chút một. Hầu như ngày nào cô cũng phải ra sông để giặt đệm nước tiểu.

Do ban đầu quan hệ mẹ chồng nàng dâu của Thục Mai bất hòa, nên chị chồng và anh rể đã hơn 20 năm không đến thăm mẹ vợ, thì năm 2008 vợ chồng anh rể đã đến chúc mừng sinh nhật mẹ vợ. Trước khi ra về, chị chồng và anh rể giơ ngón tay cái lên và nói: “Hai em thật tốt”. Phùng Thục Mai mỉm cười và nói: “Là Đại Pháp tốt, và Đại Pháp đã thay đổi em”.

Ngày 23 tháng 12 âm lịch năm 2008, mẹ chồng của Phùng Thục Mai đã hoàn thành hành trình cuối cùng của cuộc đời bà, bà đã qua đời một cách thanh thản. Họ hàng chạy đến giúp đỡ, nhìn một đống lớn chiếu được giặt sạch sẽ và tẩy trắng, họ không khỏi thán phục, bà cụ thật có phúc khi có được cô con dâu tốt như vậy. Trong bữa tiệc sau đám tang, người chồng nâng ly rượu và nói với Thục Mai trong nước mắt: “Cảm ơn em rất nhiều. Tất cả những năm này đều nhờ vào em. Em đã làm tất cả những gì người làm con chúng ta không thể làm được”.

Có hơn một nghìn bài viết trên trang Minh Huệ nói rằng mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu được cải thiện nhờ tu luyện Pháp Luân Công, đây chỉ là một số ví dụ về những gia đình được Pháp Luân Đại Pháp ban phúc. Trong số các học viên Pháp Luân Công, cha hiền và con hiếu là một hiện tượng phổ biến. Lý do then chốt tại sao các học viên Pháp Luân Công có thể thay đổi bầu không khí gia đình, và làm cho mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và họ hàng trở nên hài hòa và hòa thuận, mấu chốt là nhờ Chân Thiện Nhẫn mà họ tín phụng có tác dụng từ bi và chuyển hóa tâm người rất lớn. Chân-Thiện-Nhẫn không chỉ thay đổi họ, mà còn khiến những người xung quanh họ nhìn thấy vẻ đẹp của Đại Pháp, và cũng thay đổi những người thân của họ.

Pháp Luân Đại Pháp không chỉ có thể mang đến cho thế nhân một hiện tại hạnh phúc, mà còn tạo ra một tương lai tươi sáng cho thế nhân. Hãy hiểu rõ chân tướng của Đại Pháp, có thể bạn sẽ có những lợi ích bất ngờ.

Bản quyền các tác phẩm đăng trên Minh Huệ Net thuộc sở hữu của Minh Huệ Net. Nếu đăng lại phi lợi nhuận, vui lòng ghi rõ nguồn ở phía trước tác phẩm (“Theo Minh Huệ Net đưa tin, …”), sau đó ghi chú đường dẫn đến bản gốc của Minh Huệ Net. Nếu đăng lại cho mục đích thương mại, vui lòng trao đổi với Ban Biên tập về thủ tục ủy quyền.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/1/14/445895.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/3/20/207741.html

Đăng ngày 06-06-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share