Bài viết của Vũ Kiếm

[MINH HUỆ 13-07-2007] Câu chuyện “Phong Thần diễn nghĩa” ở Trung Quốc nhà nhà đều biết. Khương Tử Nha là nhân vật trung tâm trong câu chuyện, nên tự nhiên mọi người đều quan tâm đến ông. Tuy nhiên, những người xem truyện thì mỗi người có kiến giải riêng, nhưng nếu có liễu giải về văn hóa truyền thống Trung Hoa 5000 năm – văn hóa Thần truyền, thế thì những hành vi xem ra có vẻ thú vị của Khương Tử Nha, đều không phải là chuyện cười đơn giản, thì có thể thể hội được hàm nghĩa trong đó, chứ không phải dùng tâm lý dung tục hiện đại khiên cưỡng lý giải sai lệch. Ở đây, tôi chỉ nói một số kiến giải nông cạn của cá nhân đối với vài câu chuyện của Khương Tử Nha, đồng thời mượn nó để xem một chút về nội hàm tu luyện của văn hóa truyền thống Trung Quốc.

Tại sao có việc Khương Tử Nha phong Thần

Phong Thần là việc đại sự, là việc lớn bằng trời, là do mệnh Trời, vô số nhân duyên tổng hợp mà thành, tuyệt đối không phải là vị Thần Tiên nào hứng lên là có thể làm được. Hồi thứ 15, Phong Thần Diễn Nghĩa nói rằng:

Lúc này Thành Thang hợp diệt, nhà Chu hưng thịnh. Lại có các Thần Tiên phạm giới, Nguyên Thủy Thiên Tôn phong Thần, Khương Tử Nha hưởng phúc khanh tướng, vừa vặn gặp số, không phải là ngẫu nhiên.

Ở đây “Thành Thanh hợp diệt, nhà Chu hưng thịnh” nghĩa là gì? Từ Phong Thần Diễn Nghĩa, mọi người thấy những hành vi tàn bạo vô liêm sỉ của Trụ Vương, có ai còn cho rằng, Hoàng đế như thế này, triều đình như thế này vẫn sẽ tiếp tục tồn tại? Do đó “hợp diệt” là đến từ tự thân Trụ Vương, ông Trời không cho phép Trụ Vương tiếp tục gây họa hại nhân gian như thế này, Trụ Vương hủy hoại cơ nghiệp tổ tiên. Ở đây, “mệnh Trời” và biểu hiện của xã hội người thường hoàn toàn kết hợp lại với nhau, là nhất thể. Do đó, “Thiên – nhân hợp nhất” mà Trung Quốc cổ đại nói, thực sự có rất nhiều sự huyền bí ở trong đó. Văn hóa truyền thống Trung Quốc thực sự là “văn hóa nửa Thần”. Còn “Nhà Chu hưng thịnh”, là nói Chu Văn Vương “đức xứng với Trời”. Sự nhân đức của Chu Văn Vương, trong Phong Thần Diễn Nghĩa nói rất nhiều, tự nhiên cần có Vương cai quản thiên hạ. Đức là một khái niệm cực kỳ quan trọng trong văn hóa truyền thống Trung Quốc. Có đức, lớn thì có thể làm vương cai quản thiên hạ, kém chút thì có thể (như Khương Tử Nha) “có phúc khanh tướng”, nếu vô đức, thì dẫu là đế vương cũng phải mất nước.

Ở đây còn một vấn đề: “Thần Tiên phạm giới”. Thì ra Thần Tiên giữ mình không tốt tì cũng sẽ phạm giới, bị giáng xuống cõi hồng trần. Trong Tây Du Ký cũng có những luận thuật tương tự, như: Sa Tăng, Trư Bát Giới, đều là Thiên tướng, đã phạm lỗi rớt xuống nhân gian.

Đối với việc tu Đạo thành Tiên, là có yêu cầu nghiêm ngặt. Nếu tu không thành chính quả, cuối cùng vẫn luân hồi ở nhân gian. Trong hồi thứ 99 Phong Thần Diễn Nghĩa, trước khi Khương Tử Nha bắt đầu phong Thần, trong cáo sắc của Nguyên Thủy Thiên Tôn ở Ngọc Hư Cung có nói như sau:

Ôi, Tiên phàm đường trắc trở, nếu không bồi đắp căn hạnh dày, thì sao có thể đi được. Đường Thần – quỷ phân biệt, kẻ siểm nịnh gian tà sao có thể thấy được. Dẫu phục khí luyện hình nơi hoang đảo, chưa từng trừ dứt tam thi (đại biểu ác dục trong Đạo giáo), cuối cùng trở về kiếp sau 500 năm. Luôn bão chân thủ nhất ở huyền quan, nếu chưa siêu thoát dương Thần, khó được dự hội Dao Trì (nơi cư trú của Tây Vương Mẫu). Do đó các ngươi tuy được nghe Đạo, chưa chứng Bồ Đề. Có tâm tự tu trì, tham si chưa thoát. Có thân đã nhập Thánh, sân nộ khó trừ. Nhất định tội lỗi xưa tích tụ, kiếp vận tìm đến.

Tại sao Khương Tử Nha xuống núi phong Thần

Khương Tử Nha vốn là đệ tử của Nguyên Thủy Thiên Tôn, năm 32 tuổi lên núi, tu 40 năm, phú quý nhân gian đối với ông từ lâu đã như phù vân trôi qua rồi, ông hoàn toàn không muốn xuống núi phong Thần (không giống như Thân Công Báo). Ông nhất tâm muốn đắc Đạo thành Tiên. Chỉ đáng tiếc là căn cơ còn nông, Tiên Đạo khó thành, chỉ có thể dùng công phu tu Đạo mấy chục năm này đổi thành công danh hiển hách ở nhân gian, chỉ thế mà thôi. Ông xuống núi thực ra là sư phụ của ông, Nguyên Thủy Thiên Tôn an bài. Nguyên do trong đó thì hồi thứ 15 Phong Thần Diễn Nghĩa đã nói rõ ràng, hãy xem:

… Thiên Tôn nói: “Con sinh ra mệnh mỏng, Tiên Đạo khó thành, chỉ có thể được phúc nhân gian. Thành Thang số đã hết, nhà Chu sẽ hưng thịnh. Con hãy đi làm giúp ta, phong Thần xuống núi, trợ giúp minh chủ, thân làm khanh tướng, cũng không uổng công phu con lên núi tu hành 40 năm. Nơi này cũng không phải là nơi con có thể ở lâu dài, hãy mau chóng thu xếp sớm xuống núi”. Khương Tử Nha buồn rầu nói: “Đệ tử chân tâm xuất gia, khổ tu qua những năm tháng, nay tuổi đã cao. Tu hành tuy tiến chậm, mong thầy phát từ bi, chỉ bến mê về bến giác, đệ tử tình nguyện ở trên núi khổ hạnh, ắt không dám tham luyến phú quý hồng trần, mong tôi sư thu nhận”. Thiên Tôn nói: “Mệnh của con duyên chỉ như thế thôi, phải nghe theo mệnh Trời, sao có thể trái lại được?” Khương Tử Nha lưu luyến không nỡ rời đi…

Như thế có thể thấy, trong lịch sử, một người có thể tu thành đắc Đạo, thực sự không phải là việc dễ. Cho dù các điều kiện khác đều đầy đủ, nếu thiếu căn cơ thượng hảo, thì cũng khó thành công.

Con người trên thế giới ngày nay, ngàn vạn năm luôn hồi khó mà tính hết, đã hun đúc thành căn cơ tốt nhất mà con người có thể có được từ khi khai thiên tịch địa đến nay. Trong khi Đại Pháp vũ trụ – Pháp Luân Phật Pháp hồng truyền thế giới thập phương, quy chính gốc, thanh khiết nguồn, nếu bị lời dối trá làm cho tê dại, hoặc giữ thiên kiến, không thể nhận thức Đại Pháp một cách chính diện, bước vào Đại Pháp, thì thực sự không còn gì để nói. Cho dù người đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, nếu không thể tinh tấn tu trì, thì tổn thất cũng khó mà nói hết.

Tại sao Thân Công Báo muốn phá Khương Tử Nha

Thân Công Báo là sư huynh của Khương Tử Nha, được làm đệ tử của Nguyên Thủy Thiên Tôn thì căn cơ cũng không phải kém lắm. Nếu bền lòng tu luyện, cho dù không thể thành Tiên, thì cũng tích được đại đức, tự có chỗ tốt. Nhưng Thân Công Báo khó quên được phú quý hồng trần, đố kỵ ghen ghét việc Khương Tử Nha xuống núi phong Thần, nên đã bước vào tà Đạo. Tà niệm hoành hành, Thân Công Báo tự nhiên cũng mất đi trí huệ của một người tu Đạo. Đương nhiên khó mà biết được nguyên do an bài như thế này của Nguyên Thủy Thiên Tôn, nhưng chỉ riêng cái tâm oán trách sư phụ, thì Thân Công Báo thực sự đã là cực kỳ ngu muội rồi. Cuối cùng, Thân Công Báo điên cuồng đánh mất cái tâm, làm trái lời cam kết của mình, bị chết, thân bị lấp mắt biển Bắc Hải.

Tâm đố kỵ đối với người tu luyện thì nguy hại cực lớn, ắt phải trừ bỏ. Trong Phong Thần Diễn Nghĩa, tâm đố kỵ của Thân Công Báo cực kỳ mạnh mẽ.

Ví như, Thân Công Báo nói với Khương Tử Nha rằng: “Ngươi nói Thành Thanh vượng khí đã hết, hôm nay ta xuống núi, trợ giúp Thành Thanh, giúp Trụ Vương. Tử Nha, người muốn giúp nhà Chu, ta sẽ phá ngươi”… Thân Công Báo tức giận nói: “Khương Tử Nha, xem người giúp nhà Chu, ngươi có bản lĩnh bao nhiêu, Đạo hạnh chẳng qua là 40 năm mà thôi. Ngươi hãy nghe ta nói…”

Bài học của Thân Công Báo thực sự thảm hại. Một người tu luyện, nếu không thể giữ được chính niệm, đi theo đường tà, thì sẽ hại người hại mình. Thế giới ngày nay còn lớn, nếu không thanh tỉnh ra, bù đắp những tổn thất mình tạo thành, thì kết cục còn bi thảm hơn cả Thân Công Báo, không thể không suy xét.

Tại sao Khương Tử Nha có nhiều tai họa như vậy

Những tai họa của Khương Tử Nha, có cái là được an bài sẵn, nhưng cũng có nhiều tai họa là do bản thân không giữ mình tốt gây ra. Trong hồi thứ 15 Phong Thần Diễn Nghĩa, Nguyên Thủy Thiên Tôn nói với Khương Tử Nha rằng: “Lần đi này, hễ có người gọi con, thì không được đáp lời. Nếu đáp lời, thì sẽ có 36 lộ chinh phạt con. Đông Hải còn có một người đợi con, phải cẩn thận. Con đi đi”.

Đạo Huynh Nam Cực Tiên Ông cũng căn dặn Khương Tử Nha. Nhưng nhân tâm của Khương Tử Nha vẫn nặng, không hoàn toàn nghe theo lời sư phụ, kết quả là đã đáp lời người gọi, quả thực đã gây ra việc 36 lộ chinh phạt. Hãy xem miêu tả:

Khương Tử Nha cầm “Bảng phong Thần”, đi về phía trước đến vách núi Kỳ Lân, rồi mới độn thổ, phía sau có người gọi: “Khương Tử Nha”. Tử Nha nói: “Đúng là có người gọi. Không được trả lời người ta”. Phía sau lại gọi: “Tử Nha công”, cũng không đáp lời. Lại gọi: “Khương thừa tướng”, cũng không đáp lời. Liên tiếp gọi dăm ba lần, thấy Tử Nha không đáp, người đó gọi lớn: “Khương Thượng, ngươi bạc tình quên nghĩa cũ. Ngày nay, người làm thừa tướng, vị cao tột bậc, nhưng chẳng nghĩa ở cung Ngọc Hư học Đạo với người 40 năm, ngày nay gọi ngươi liền mấy lần, đáp lại cũng không”. Khương Tử Nha nghe những lời này, đành quay đầu lại nhìn, thấy một Đạo nhân…

Tại sao Khương Tử Nha ban đầu không đáp lời sau lại đáp lời? Là vì câu cuối cùng đó đã động đến ông, ông đã động tình cảm cố nhân, một Đạo hữu cùng tu luyện 40 năm gọi, bạn có trả lời không? Về vấn đề này, Khương Tử Nha đã không giữ được tốt, kết quả gây ra đại họa.

Vẫn chưa hết. Khương Tử Nha sau đó lại bị “ảo thuật nhỏ” mê hoặc, suýt nữa đã đốt bảng phong Thần, gây ra đại họa cho thiên hạ. Hãy xem đoạn miêu tả:

Thân Công Báo nói: “Khương Tử Nha, ngươi chẳng qua là thuật ngũ hành, dời núi lấp biển mà thôi, ngươi sao có thể so được với ta. Như ta, cắt đầu ném lên không trung, du ngoạn ngàn vạn dặm, mây hồng tiếp đưa, rồi lại đặt lên cổ, vẫn hồi phục y như cũ, vẫn nói năng như cũ. Đạo thuật như thế này, mới không uổng học Đạo. Ngươi có khả năng gì mà dám giúp nhà Chu diệt Trụ Vương. Ngươi hãy nghe ta đốt Bảng phong Thần, cùng ta đến Triều Ca, thì cũng không bị mất chức thừa tướng”. Tử Nha bị Thân Công Báo mê hoặc, thầm nghĩ: “Đầu người là đứng đầu của lục dương, cắt xuống du ngoạn ngàn vạn dặm, lại đặt lên cổ, vẫn sống lại như cũ, có Đạo thuật như thế này, quả là hiếm”. Bèn nói: “Huynh đệ, huynh lấy đầu xuống. Nếu có thể bay lên không trung, rồi lại như cũ, đệ sẽ đốt Bảng phong Thần, rồi cùng huynh đi Triều Ca”. Thân Công Báo nói: “Không được thất tín”. Tử Nha nói: “Đại trượng phu một lời nói ra nặng như Thái Sơn, sao có thể thất tín”…

Nếu không phải là Nam Cực Tiên Ông giúp, thì Khương Tử Nha đã thực sự bị Thân Công Báo mê hoặc, thế thì “sẽ ra sao”?

Vẫn chưa hết. Sau khi Đạo huynh Nam Cực Tiên Ông chỉ ra họa tâm của Thân Công Báo, Khương Tử Nha lại dùng cái nhân của tiểu nhân thỉnh cầu Đạo huynh Nam Cực Tiên Ông tha cho Thân Công Báo. Khương Tử Nha vẫn chưa nhìn thấu Thân Công Báo. Tại sao không nhìn rõ? Vẫn là nhân tâm. Hãy xem đoạn miêu tả:

Tiên Ông chỉ Tử Nha nói: “… Ta sẽ gọi Bạch Hạc Đồng hóa thành một con Tiên hạc, ngậm đầu hắn bay về Nam Hải, sau một giờ 3 khắc, tên nghiệt chướng này sẽ chết, ngươi mới không còn họa hại”. Tử Nha nói: “Đạo huynh, huynh đã biết rồi, có thể tha cho anh ta. Đạo tâm không nơi nào là không từ bi, thương xót anh ta Đạo hạnh nhiều năm, công phu bao năm, đan thành cửu chuyển, long giao hổ thành, quả là đáng tiếc”. Nam Cực Tiên Ông nói: “Ngươi tha cho hắn, hắn không tha cho ngươi. Khi đó, quân 36 lộ đến chinh phạt ngươi, chớ có hối hận”. Tử Nha nói: “Sau này có quân đến chinh phạt đệ, đệ sao dám quên từ bi, làm việc bất nhân bất nghĩa”… Thân Công Báo xấu hổ, không dám trả lời, cưỡi lên hổ trán trắng, chỉ Tử Nha nói: “Ngươi đi đi. Ta sẽ khiến Tây Kỳ của ngươi trong khoảnh khắc thành bể máu, xương trắng chất như núi”. Thân Công Báo hậm hực bỏ đi.

Do đó, đối với người tu luyện, bất kể một nhân tâm nào chưa dứt bỏ, đều nguy hiểm, nếu vai mang sứ mệnh trọng đại, thì những tổn thất có thể dẫn đến sẽ không thể nào tính nổi.

Khương Tử Nha câu cá như thế nào

Hôm đó, Khương Tử Nha đi về phía tây, đến 40 dặm phía nam Kỳ Châu, 10 dặm phía nam huyện Quắc, có sông Vị Thủy, có sông Bàn Khê. Khương Thượng theo mệnh, thủ thời, dùng lưỡi câu thẳng câu cá sông Vị Thủy, không dùng mồi thơm, cách mặt nước 3 thước, ông tự nói rằng “kẻ mang mệnh thì cắn câu”. (Vũ Vương phạt Trụ bình thoại).

Người đời sau đều biết câu thành ngữ “Khương Thái Công câu cá – muốn thì cắn câu”, nhưng lại bỏ qua phương thức câu cá của Khương Tử Nha, cho rằng là lời nói đùa vui. Kỳ thực, trong phương thức câu cá này có huyền bí: Khương Tử Nha là người tu Đạo. Người tu Đạo không sát sinh, do đó Khương Tử Nha dùng lưỡi câu thẳng, không dùng mồi thơm, còn để cách mặt nước 3 thước là để cho người xem, muốn mọi người biết ông khác với mọi người, để dẫn dụ Văn Vương đến.

Khương Tử Nha tuy được sư phụ an bài xuống núi phong Thần, nhung ông vẫn luôn không quên chuyện tu Đạo, do đó từng giờ từng phút vẫn dùng tiêu chuẩn của người tu Đạo để yêu cầu bản thân, trong sách có nhiều chỗ miêu tả. Ví như đối với chuyện vợ chồng, trong hồi thứ 15 Phong Thần Diễn Nghĩa có viết rằng:

Nói chuyện sau khi Khương Tử Nha thành thân, cả ngày nghĩ đến Côn Luân, chỉ lo Đại Đạo không thành, trong lòng không vui, đâu có tâm tình vui vẻ với Mã thị.

Một người tu luyện, trong xã hội người thường, nếu một khi buông lỏng bản thân, thỏa sức hưởng thụ, thế thì sẽ bị hủy trong sớm tối, không thể không thận trọng.

Người tu luyện được xã hội người thường kính ngưỡng

Trung Quốc từ thời cận đại trở về trước, trong xã hội đều rất tôn sùng người tu luyện. Ví như trong Thủy Hử, Lỗ Đề hạt sát nhân, để tránh hình phạt, bèn xuất gia làm hòa thượng, quan phủ cũng không truy cứu nữa, bởi vì người đã xuất gia rồi, quan phủ chỉ có thể quản việc của người thường. Hồi cuối cùng trong Phong Thần Diễn Nghĩa, khi đại công cáo thành, Vũ Vương phân phong thiên hạ, Lý Tĩnh và người tu Đạo, tuy đã lập nhiều công lao, chiến công, nhưng lại không muốn phú quý, nói với Vũ Vương rằng:

“Chúng thần vốn là người trong núi rừng, phụng chỉ sư phụ xuống núi, trị kiếp nạn, dẹp họa loạn. Nay đã thái bình, chúng thần cần trở về núi, để đợi mệnh sư phụ. Phú quý, công danh, tước lộc hồng trần, đều không phải tâm nguyện của chúng thần. Ngày nay bái từ hoàng thượng. Mong bệ hạ sắc chỉ cho chúng thần về núi, quả là hồng ân không gì lớn bằng”.

Vũ Vương không biết làm thế nào, thế là dẫn bá quan đích thân đến Nam giao tiễn biệt. Hãy xem chi tiết này:

Nhóm Lý Tĩnh lại bước tới khấu tạ rằng: “Chúng thần có tài đức gì đâu, sao dám làm nhọc sức bệ hạ ngự giá đích thân ban yến tiệc, khiến chúng thần vô cùng cảm kích”. Vũ Vương dùng tay kéo lại, úy lại rằng: “Hôm nay các khanh trở về núi, là Thần Tiên ngoài cõi trần, trẫm và các khanh đã không còn quan hệ quân thần nữa, các khanh chớ quá khiêm nhường…”

Vũ Vương với ngôi cao thiên tử, cùng với những người tu Đạo như Lý Tĩnh đối xử bình đẳng, mối quan hệ quân thần xưa cũng đã qua rồi. Chi tiết này thực sự đã phản ánh một sự thực của xã hội truyền thống Trung Quốc: Người tu luyện không chịu sự cai quản của xã hội người thường (đương nhiên không phải nói là người tu luyện có thể phá hoại đạo đức và sự quản lý của xã hội người thường), từ thiên tử đến thứ dân, đều vô cùng kính ngưỡng đối với người tu luyện.

Ngày nay, Trung Cộng bức hại dã man đối với người tu luyện Pháp Luân Công, thực sự là con người và Thần đều phẫn nộ.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2007/7/13/158692.html

Đăng ngày 11-10-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share