Bài viết của Minh Tâm

[MINH HUỆ 14-07-2022] Câu chuyện Nhạc Phi thời Nam Tống “Tinh trung báo quốc” được các thế hệ người Trung Hoa truyền tụng và kính ngưỡng hàng trăm hàng nghìn năm. Về chuyện Nhạc Phi đánh giặc chống quân Kim, nhiều lần lập kỳ công, bảo vệ Trung Nguyên, thì mọi người đã nghe nhiều biết rõ, từ hý kịch đến kể chuyện, từ tiểu thuyết đến điện ảnh, các thời đại khác nhau có nhiều các hình thức biểu hiện khác nhau.

“Lấy thơ tỏ chí hướng”, đó là truyền thống lâu đời ở Trung Quốc. Trong các sách “Nhạc Vũ Mục tập”, “Toàn Tống từ” đã thu thập một phần thơ văn mà Nhạc Phi để lại. Thông qua những bài thơ từ, tấu chương, ký sự này, có thể thấy được tấm lòng siêu nhiên biểu đạt tâm chí, tâm gắn liền với bách tính của thi nhân.

(Tiếp theo Phần 1)

[Năm Thiệu Hưng thứ 3] (năm 1133)

Mãn giang hồng

“Nộ phát xung quan, bằng lan xứ, tiêu tiêu vũ yết.
Đài vọng nhãn, ngưỡng thiên trường khiếu, tráng hoài khích liệt.
Tam thập công danh trần dữ thổ, bát thiên lý lộ vân hòa nguyệt.
Mạc đẳng nhàn, bạch liễu thiếu niên đầu, không bi thiết.

Tĩnh Khang sỉ, do vị tuyết.
Thần tử hận, hà thời diệt!
Giá trường xa, đạp phá Hạ Lan sơn khuyết.
Tráng chí cơ xan Hồ lỗ nhục, tiếu đàm khát ẩm Hung Nô huyết.
Đãi tòng đầu, thu thập cựu sơn hà, triều thiên khuyết.”

Dịch thơ:

“Tóc dựng mái đầu,
Lan can đứng tựa,
Trận mưa vừa dứt.
Ngóng trời xa,
Uất hận kêu dài,
Hùng tâm khích liệt.
Ba mươi tuổi cát bụi công danh,
Tám ngàn dặm dầm sương dãi nguyệt.
Chớ lỏng lơi nữa kẻo bạc đầu,
Ích gì rên xiết.

Mối nhục Tĩnh Khang,
Chưa gội hết.
Hận thù này,
Bao giờ mới diệt.
Cưỡi cỗ binh xa,
Dẫm Hạ Lan nát bét.
Đói, vùng lên ăn thịt giặc Hồ,
Khát, cười chém Hung Nô uống huyết.
Rồi đây dành lại cả giang san,
Về chầu cửa khuyết.” (Bản dịch của Nam Trân)

Năm Thiệu Hưng thứ 3 (năm 1133), Nhạc Phi đã viết bài “Mãn giang hồng” chấn động tỏa sáng ngàn thu. Khí trung nghĩa ào ạt, rung động lòng người, tuy đã trải qua thời gian gần nghìn năm, những vẫn tràn đầy sự chính trực và khí khái, bất kể thời nào cũng đều khiến người ta cảm nhận được “hùng tâm khích liệt” như ở ngay trước mắt.

“Lay chuyển núi dễ, lay chuyển quân đội Nhạc gia khó”. Nhạc Phi có tu dưỡng cao, gặp sự việc vẫn trầm tĩnh, đột nhiên gặp địch, cũng không bị động tâm. Quân địch bắn đá tấn công, tả hữu kinh sợ né tránh, nhưng Nhạc Phi vẫn sừng sững bất động. Mỗi khi lâm trận, một mình một ngựa xông lên trước, đánh sâu vào trong trận địa của quân địch, tiến đến đâu thì quân địch sụp đổ đến đấy.

Nhạc Phi xuất quân, lấy đức trên hết, không làm tổn thương người vô tội. Trong “Tống sử” có ghi chép rằng, trong trận chiến Kiền Châu, ban đầu, Long Hựu Thái hậu, mẫu thân của hoàng đế, đã bị kinh sợ, hoàng đế mật lệnh cho Nhạc Phi sau khi chiếm thành Kiền Châu phải giết sạch dân chúng trong thành. Nhạc Phi thỉnh cầu giết kẻ cầm đầu và xá tội cho những người bị ép buộc đi theo, Cao Tông không đồng ý. Nhạc Phi khẩn cầu mãi, Cao Tông mới hạ lệnh xá tội. Bách tính trong thành cảm kích ân đức của Nhạc Phi, đã vẽ chân dung Nhạc Phi để thờ cúng.

Khẩu hiệu của quân đội Nhạc Phi là “Lạnh chết cũng không dỡ nhà, đói chết cũng không cướp bóc”. Binh sĩ ban đêm ngủ ở lều lán tạm ngoài, bách tính mở cửa nguyện ý để họ vào nhà nghỉ ngơi, không một người nào dám tự tiện vào. Binh sĩ có người bị bệnh, Nhạc Phi đích thân đến bốc thuốc. Khi các tướng lĩnh viễn chinh, ông sai vợ đến nhà họ an ủi. Khi tướng sĩ tử trận, Nhạc Phi đau buồn nhỏ lệ, nuôi dưỡng con cái họ, hoặc để con trai cưới con gái của tướng sĩ tử trận.

Trong sử sách có ghi chép, Nhạc Phi 5 lần từ tạ chức quan “Thiếu bảo” mà triều đình gia phong, chí hướng thu phục là vùng đất Trung Nguyên đã mất. Hễ triều đình phong thưởng, ông đều chia cho thuộc hạ, không lấy làm của riêng bất kỳ chút nào, “Công lao đứng đầu, nhưng Nhạc Phi không nói lời nào”.

Mỗi khi trưng thu quân lương, Nhạc Phi đều lo lắng cho gánh nặng của bách tính: “Tài lực của bách tính ở khu vực đông nam bị tiêu hao đến cực điểm rồi”. Sau khi bình định khu vực Kinh Châu Hồ Châu, ông chiêu mộ bách tính làm ruộng, lại thực hiện chế độ đồn điền quân đội, mỗi năm tiết kiệm được một nửa lượng lương thực trưng thu.

Nhạc Phi lấy trung hiếu làm gốc. Do tiến lên phía bắc bình định Trung Nguyên, Nhạc Phi quanh năm không thể ở bên mẫu thân để tận hiếu, sau khi mẫu thân qua đời, ông thỉnh cầu về nhà chịu tang mẫu thân, và nói: “Chuyển hiếu thành trung, sự việc đều có gốc có ngọn, nếu bên trong không tận đạo hiếu, thì bên ngoài sao có thể có trung thần yêu chúa được”. Hiếu và trung là cùng đạo lý, sự việc của gia đình và sự việc của quốc gia là giống nhau. Nếu một người không làm tròn đạo hiếu cần có, lẽ nào lại có thể nói, người đó có thể tận trung vì quốc gia được?

Tướng lĩnh Trương Tuấn từng hỏi Nhạc Phi về phương pháp dụng binh, Nhạc Phi trả lời rằng: “Nhân nghĩa, trí mưu, thành tín, dũng cảm, nghiêm khắc, không được thiếu bất kỳ một điều nào”.

(Còn tiếp)

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/7/14/446101.html

Đăng ngày 23-09-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share