Bài viết của một phóng viên Minh Huệ ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 04-03-2023] Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (PLAC) tuyên bố vào năm 2021 rằng nó sẽ điều tra về những tội trạng của các viên chức chính phủ ở nhiều cấp độ tính từ 30 năm trở lại đây và người phạm tội sẽ phải chịu trách nhiệm kể cả khi đã về hưu hoặc không còn tại chức nữa. Kể từ đó, một số lượng lớn những người làm việc ở PLAC, cục công an, viện kiểm sát, tòa án và các tổ chức chính phủ khác đã bị xử phạt hoặc kết án.
Thông tin gần đây cho biết 8 cảnh sát ở 8 khu vực khác nhau đã bị bệnh rất nặng hoặc bị chính phủ xử phạt (một vài người bị điều tra và số khác bị bắt giữ hoặc bỏ tù). Theo thông tin thu thập được bởi Minh Huệ qua nhiều năm, những cảnh sát này đều đã tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công, là một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, không ai trong số đó là ngoại lệ.
Nhiều người tin rằng kiếp nạn của những cảnh sát này là quả báo cho sự bức hại của họ đối với Pháp Luân Công, cũng ứng với một nguyên tắc truyền thống rằng “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”. Ngoài những trường hợp này ra, còn có nhiều thủ phạm khác tham gia vào cuộc bức hại đã chết vì dịch COVID. Bằng chứng cho thấy rằng đây là những hậu quả cho việc hãm hại các học viên Pháp Luân Công vô tội.
Bị bệnh u não và phải ngồi xe lăn vĩnh viễn
Dương Liên Giang, Trưởng Cục An ninh Nội địa Quận Đại Hưng ở Bắc Kinh, đã đàn áp các học viên Pháp Luân Công trong nhiều năm. Dương trực tiếp chịu trách nhiệm cho các vụ bắt giữ, giam giữ và bỏ tù một số lượng lớn các học viên Pháp Luân Công ở quận Đại Hưng.
Nhiều học viên đã nói với Dương rằng Pháp Luân Công tốt ra sao và không nên bị bức hại nhưng ông ta không nghe. Thông tin gần đây cho biết Dương được chẩn đoán mắc bệnh u não. Vì phần bên trái thân thể không thể cử động được nên ông ta phải ngồi xe lăn vĩnh viễn và được hai người chăm sóc.
Không lâu trước đó, Dương đã tham dự một cuộc họp tổ chức ở Cục Công an Đại Hưng. Lúc đó, ông ta không thể nào ngồi trên xe lăn được nữa và trượt ngã xuống dưới bàn. Ông ta phải nhập viện khẩn cấp. Tuy nhiên sau khi khỏe hơn, Dương vẫn không ngừng bức hại Pháp Luân Công nên bệnh u não càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Chính vì điều này, ông ta không dám gặp mặt người khác và từ chối những ai muốn đến thăm. Dương cũng nói những người khác không để lộ thông tin về tình trạng sức khỏe của mình.
Ở thời điểm hiện tại, một vài học viên ở quận Đại Hưng vẫn đang bị giam giữ phi pháp vì đức tin của mình, bao gồm học viên Cận Thư Anh, Lưu Tinh, Lưu Ngọc Hồng, Đổng Tú Vinh, Trương Quế Chi, Trương Ngọc Hoa và một số học viên khác.
Cựu giám đốc Cục Công an Huyện Hải Diêm bị kết án 6,5 năm tù
Ngày 21 tháng 4 năm 2021, Trịnh Cao Hành, cựu giám đốc của Cục Thi hành Pháp luật Nhà nước Toàn diện huyện Hải Diêm, tỉnh Chiết Giang đã bị kết án 6,5 năm tù vì những hoạt động phi pháp.
Trịnh sinh vào tháng 2 năm 1971 và là cư dân gốc ở thành phố Hải Diêm, tỉnh Chiết Giang. Vào khoảng thời gian từ tháng 9 năm 2009 cho đến tháng 6 năm 2015, ông ta là thành viên Đảng Ủy và Phó Giám đốc Cục Công an Huyện Hải Diêm. Từ tháng 12 năm 2019 đến tháng 4 năm 2020, ông ta là thành viên Đảng Ủy và Giám đốc Cục Thi hành Pháp luật Nhà nước Toàn diện.
Trong suốt nhiệm kỳ làm phó giám đốc ở cục công an, Trịnh đã chịu trách nhiệm cho việc bắt giữ và lục soát nhà các học viên Pháp Luân Công trong khu vực. Dưới đây là một số ví dụ.
Lấy danh nghĩa khám xét Thẻ Căn cước Công dân Thế hệ Thứ ba, Công an Hải Diêm đã thu thập dấu vân tay, dấu bàn tay và mẫu nước bọt của các học viên Pháp Luân Công vào năm 2013. Thông tin cho thấy rằng chính quyền đã lên kế hoạch thành lập một cơ sở dữ liệu nhận dạng danh tính của các học viên Pháp Luân Công ở huyện. Nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị lừa tiếp tay cho hành vi này.
Giám đốc Cục Công an Thành phố An Sơn bị bắt giữ
Tháng 1 năm 2023, Trần Chí Cương, cựu Phó thị trưởng Thành phố An Sơn, tỉnh Liêu Ninh, bị bắt giữ. Trần cũng là cựu Giám đốc Cục Công an Thành phố An Sơn và vụ án của ông ta vẫn đang bị điều tra.
Sinh ra vào tháng 10 năm 1968 ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trần là phó thị trưởng và cảnh sát trưởng Ngõa Phòng Điếm từ tháng 4 năm 2016 cho đến tháng 1 năm 2018. Từ giữa tháng 1 năm 2018 đến tháng 12 năm 2018, ông ta làm việc dưới tư cách là đội trưởng Đoàn Công an của Cục Công an Liêu Ninh. Từ tháng 12 năm 2018 đến tháng 8 năm 2022, ông ta là phó Thị trưởng Thành phố An Sơn và Giám đốc Cục Công an An Sơn.
Theo thông tin thu thập được từ Minh Huệ, có ít nhất 41 học viên Pháp Luân Công đã bị bắt trong hơn 3 năm Trần làm Giám đốc Cục Công an An Sơn.
Giám đốc công an Củng Nghĩa bị sa thải
Tháng 1 năm 2023, Trần Triệu Giáp, cựu cảnh sát trưởng và Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật tại Thành phố Củng Nghĩa, tỉnh Hà Nam đã bị sa thải.
Trần sinh ra vào tháng 12 năm 1965 ở thành phố Đăng Phong, tỉnh Hà Nam, là một ủy viên chính trị và giám đốc của Cục Công an Củng Nghĩa từ tháng 7 năm 2012 đến tháng 9 năm 2018. Ông ta cũng là Phó Bí thư đầu tiên và Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Củng Nghĩa trong thời gian đó. Vào khoảng thời gian giữa tháng 9 năm 2018 đến tháng 7 năm 2021, ông ta đảm nhận chức vụ Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Củng Nghĩa, giám đốc kiêm tổng thanh tra Cục Công an Củng Nghĩa. Vào tháng 6 năm 2022, Trần được bổ nhiệm làm cảnh sát trưởng cao cấp mức độ 3 của Cục Công an Trịnh Châu.
Sau đây là một vài trường hợp bức hại diễn ra trong nhiệm kỳ của Trần. Vào ngày 15 tháng 8 năm 2013, bà Mục Tố Hà bị cảnh sát Củng Nghĩa bắt giữ và giam ở trong Trại tạm giam Trịnh Châu. Vào ngày 11 tháng 3 năm 2014, bà phải hầu tòa ở Tòa án Củng Nghĩa và bị kết án 3,5 năm tù. Bà Mục sau đó đã được tại ngoại điều trị y tế do tình trạng suy nhược trầm trọng và được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú. Bà đã qua đời vào lúc 4 giờ 45 phút buổi chiều ngày 22 tháng 12 năm 2014.
Bà Nhan Thục Hoa, một học viên khác ở Củng Nghĩa đã bị bắt giữ vào ngày 1 tháng 4 năm 2014 và bị kết án 3,5 năm tù. Vào thời gian mãn hạn tù năm 2017, bà trở nên mê sảng và suy nhược thân thể. Vào ngày 23 tháng 1 năm 2020, bà đã qua đời ở độ tuổi 67.
Bà Bạch Xuân Hoa bị cảnh sát Đồn Công an Tử Kinh Lộ bắt giữ vào ngày 8 tháng 12 năm 2019. Vào 3 giờ 34 phút chiều ngày hôm sau, gia đình bà được thông báo khẩn trương đến phòng cấp cứu Bệnh viện Thụy Khang nơi bà Bạch đang điều trị. Cảnh sát nói bà Bạch đã hôn mê vào lúc 2 giờ 33 phút chiều cùng ngày. Cảnh sát đã gọi 120 (tương đương với 113, 114 hoặc 115 ở Việt Nam) vào lúc 2 giờ 40 phút. Khi xe cấp cứu đến vào lúc 2 giờ 48 phút chiều, bà Bạch đã không còn thở, tim ngừng đập và con ngươi mở rộng.
Bà qua đời tại bệnh viện vào lúc 8 giờ 4 phút buổi sáng ngày 14 tháng 12 năm 2019.
Ngoài ra, Trần cũng tham gia vào việc bức hại các học viên khác, bao gồm bà Lý Nguyệt Cầm, bà Trần Thục Xảo, bà Lưu Khiêm Hồng, bà Hàn Thu Phân, ông Vương Văn Xương, ông Hạ Truyện Long, bà Cao Phượng Vũ, bà Bạch Tân Oánh, bà Thôi Tố Bình, ông Tống Hiện Mân và các học viên Pháp Luân Công khác.
Cảnh sát trưởng Cục Công an Vũ Hồ bị điều tra
Hà Kiến Quân là cựu phó đội trưởng Cục Công an Vũ Hồ ở thành phố Tương Đàm, tỉnh Hồ Nam. Ông ta cũng là giám đốc Cục Công an Vũ Hồ. Vào tháng 2 năm 2023, ông ta bị điều tra.
Dưới đây là một số hành vi xấu của Hà đối với Pháp Luân Công.
Vào ngày 14 tháng 8 năm 2017, cảnh sát Tương Đàm đã tiến hành bắt giữ tập thể các học viên Pháp Luân Công địa phương. Hơn 10 cảnh sát đã tham dự vào sự việc này. Họ đến từ Phòng 610 Cục Công an Tương Đàm và cục công an các quận khác (quận Vũ Hồ, quận Nhạc Đường, quận Cao Tân) và Đồn Công an Diêu Loan.
Nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị bắt giữ, bao gồm ông Bành Thạch Thanh, bà Hùng Xuân Hà, ông Tằng Cố, ông Lý Quần, bà Nhan Bích Liên, bà Bành Hiểu Hồng, ông Trầm Tân Hoa và bà Đàm Thành Tú. Nhà của họ cũng đã bị lục soát và nhiều tài sản cá nhân đã bị tịch thu, bao gồm các sách Pháp Luân Công, máy tính, máy in và tiền giấy có in thông tin liên quan đến Pháp Luân Công. Vào ngày hôm đó, hàng loạt các học viên đã mất tích, bao gồm bà Trương Thọ Nguyên, bà Sách Diễm, ông Vương Khánh Sinh và bà Lưu Mạn Viêm. Một vài học viên đã bị kết án tù vì đức tin của mình, bao gồm ông Bành Thì Thanh, ông Tằng Cố, ông Vương Khánh Sinh, bà Lâm Giai, bà Sách Kỉ Diễm và bà Lưu Mạn Viêm.
Giám đốc Trung tâm Cai nghiện Hàm Đan bị điều tra
Đoàn Tăng Huy là cựu Phó Bí thư Đảng ủy và Giám đốc Trung tâm Cai nghiện Hàm Đan ở tỉnh Hà Bắc. Vào tháng 2 năm 2023, ông ta bị kỷ luật kiểm tra và giám sát điều tra.
Cũng giống như các cảnh sát được nêu trên, Đoàn cũng tham gia rất nhiều vào cuộc bức hại Pháp Luân Công. Để đạt được 100% “tỷ lệ chuyển hóa” (cưỡng ép các học viên từ bỏ đức tin), trại lao động cưỡng bức đã thiết lập một “đội ngũ quản lý đặc biệt”. Sau đó, ông ta tuyển Cao Phi để tra tấn các học viên Pháp Luân Công một cách không nương tay.
Cao đã công khai hô lớn rằng: “Quân đội là dùng để giết người và trại lao động cưỡng bức là để đánh người!” “Các vị đằng nào cũng phải bị chuyển hóa thôi – chúng tôi có đủ tất cả mọi công cụ tra tấn như dây thừng, ghế cọp và nhiều thứ khác nữa.”
Một học viên tên là Ngô Thụy Tường cũng đã bị cưỡng ép phải uống thuốc và tiêm thuốc trong hơn 10 ngày ở trại lao động cưỡng bức khiến cho sức khỏe ông ngày càng trở nên tệ hơn. Sau đó, trại lao động gọi điện cho gia đình ông nhiều lần trong ngày để thúc giục họ nhanh chóng đón ông về nhà. Vẫn chưa có thông tin về loại thuốc mà trại lao động cho ông Ngô uống cũng như thứ được tiêm vào thân thể ông ấy là gì. Ngày 5 tháng 9 năm 2012, ông Ngô được thả. Ngày 18 tháng 1 năm 2013, ông ấy đã qua đời khi chỉ mới hơn 50 tuổi.
Cựu phó giám đốc Cục Công an Tỉnh Quý Châu bị điều tra
Ngày 17 tháng 11 năm 2020, Triệu Tường, cựu phó giám đốc Ủy ban Xã hội và Pháp Luật của Hội nghị Hiệp Thương Chính trị Tỉnh Quý Châu, đã bị điều tra vì những tội danh vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Tháng 5 năm 2021, ông ta bị điều tra vì vi phạm pháp luật.
Triệu sinh vào tháng 8 năm 1955 ở huyện Vi Tràng. Từ tháng 4 năm 2006 đến tháng 1 năm 2016, ông ta là phó giám đốc của Cục Công an Tỉnh Quý Châu. Từ tháng 1 năm 2016 đến tháng 1 năm 2018, ông ta là phó giám đốc Ủy ban Xã hội và Pháp Luật của Hội nghị Hiệp Thương Chính trị tỉnh Quý Châu.
Trong suốt nhiệm kỳ của Triệu dưới tư cách là giám đốc Cục Công an Tỉnh Quý Châu, nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị bắt giữ, giam giữ và kết án tù.
Cảnh sát trưởng quận Thanh Nguyên bị điều tra
Ngày 18 tháng 2 năm 2023, Hoàng Đảo, cựu thành viên Đảng ủy và Phó giám đốc Cục Công an Cát An ở tỉnh Giang Tây, đã bị điều tra.
Hoàng sinh vào tháng 12 năm 1965 ở huyện Cát Thủy, tỉnh Giang Tây. Từ tháng 6 năm 1994 đến tháng 6 năm 2006, ông ta đảm nhận nhiều vai trò ở huyện An Phúc, từ Bí thư huyện, Đội trưởng Đoàn Công an Giao thông huyện cho đến Phó Bí thư Cục Công an huyện. Từ tháng 6 năm 2006 đến tháng 7 năm 2011, ông ta là thành viên của Ủy ban Thường trực thuộc Ủy ban Huyện Vĩnh Phong, Bí thư và giám đốc cục công an huyện. Từ tháng 7 năm 2011 đến tháng 8 năm 2016, ông ta là Bí thư kiêm giám đốc Cục Công an Thanh Nguyên. Từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 1 năm 2021, ông ta là Phó Giám đốc Cục Công an Cát An.
Dưới tư cách là người đứng đầu Cục Công an Cát An, Hoàng chịu trách nhiệm cho việc bức hại xảy ra trong khu vực này.
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/3/4/457377.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/3/5/207552.html
Đăng ngày 03-05-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.