Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 09-01-2023] Năm 2022 là một năm bất thường của Trung Quốc. Ngoài sự kiện đại dịch COVID bùng phát trở lại, Trung Quốc còn khép lại năm 2022 với cái chết của Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), thủ phạm phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999. Cuộc bức hại này vẫn đang tiếp diễn khi chúng ta đã bước sang năm 2023 và nó không chỉ gây ra những thống khổ to lớn cho các học viên Pháp Luân Công mà còn khiến nhiều người vì bị dụ dỗ hoặc lợi ích làm mờ mắt mà đi theo ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công, dẫn đến bản thân đối mặt với sự hủy diệt.

Pháp Luân Công là một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân dựa trên tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn và mang lại lợi ích cho người dân trên toàn thế giới với sự cải biến cả về sức khỏe thể chất và tinh thần. Thế nhưng tại quê nhà Trung Quốc, pháp môn này lại bị bức hại tàn bạo trong suốt 23 năm qua. Tính đến ngày 9 tháng 1 năm 2023, 4.904 học viên Pháp Luân Công được xác nhận đã qua đời vì cuộc bức hại, trong đó 172 trường hợp đã được báo cáo trong năm 2022.

Bà Quý Vân Chi ở thị trấn Lâm Đông, Ba Lâm Tả Kỳ, thành phố Xích Phong, Nội Mông Cổ đã qua đời tại Bệnh viện Ba Lâm vào ngày 21 tháng 3 năm 2022, chỉ 7 tuần sau khi bà bị bắt giữ đúng vào ngày mùng 1 Tết Nguyên đán (tức ngày 1 tháng 2 Dương lịch), ở tuổi 66. Trong khi ở trong trại tạm giam, bà bị lính canh và tù nhân đánh đập tàn nhẫn cho đến khi cận kề cái chết. Bà Quý từng có lần nói với những người cùng buồng giam rằng: “Nếu tôi chết, thì đó là vì tôi bị tra tấn đến chết.”

Một trường hợp bị bức hại đến chết khác là cụ bà Thôi Kim Thật, 88 tuổi, ở thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang. Bà cụ đã qua đời sau 2 giờ bị bắt vào ngày 13 tháng 4 năm 2022.

Ông Lý Quốc Huân, giám đốc nhân sự về hưu 70 tuổi ở thành phố Chu Khẩu, tỉnh Hà Nam đã qua đời vào ngày 19 tháng 7 năm 2022, sau 1 ngày bị bắt giữ.

Ngoài những học viên đã qua đời nói trên, Minghui.org đã báo cáo 3.488 trường hợp bị bắt giữ và 3.843 trường hợp sách nhiễu trong năm 2022. Trong số đó có bà Khương Vĩnh Cần, một giảng viên đại học ở tỉnh Cát Lâm đã bị một nhóm cảnh sát tấn công tình dục trong khi đang bị giam giữ. Ngoài những người trưởng thành (gồm cả người cao tuổi), trẻ em cũng bị chính quyền ngược đãi với các hình thức khác nhau. Một bé trai 2 tuổi bị cảnh sát thẩm vấn, một cô bé 9 tuổi chứng kiến cảnh sát lục soát nhà mình và cũng bị thẩm vấn sau khi bà của cô bé bị bắt giữ.

Mặc dù các học viên Pháp Luân Công phải chịu đựng rất nhiều thống khổ trong suốt 23 năm qua, nhưng họ không phải là nạn nhân duy nhất. Nhiều thủ phạm đã tự làm hại chính mình vì bức hại các học viên vô tội. Người Trung Quốc có câu “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”. Trong năm 2022, Minh Huệ đã xác nhận được 555 thủ phạm tham gia bức hại Pháp Luân Công bị quả báo vì những việc làm ác độc và xấu xa của họ.

Những trường hợp nhận quả báo phân bố rải rác ở khắp các địa phương trong cả nước và các cơ quan chính quyền

d795117ed73742aeb1b7981951cb05d5.jpg

Biểu đồ 1 cho thấy 193 trong số 555 trường hợp bị quả báo (35%) làm việc trong hệ thống thực thi pháp luật và cơ sở giam giữ; 104 (19%) trường hợp làm việc trong các viện kiểm sát, tòa án và cục tư pháp; 71 (13%) là nhân viên của Ủy ban Chính trị và Pháp luật (UBCTPL) và Phòng 610 (hai cơ quan nằm ngoài hệ thống tư pháp được ĐCSTQ lập ra để thực hiện chính sách bức hại); 160 (29%) thủ phạm hiện đang làm việc trong các cơ quan chính quyền khác nhau và 27 (5%) trường hợp còn lại làm việc trong các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước.

Dữ liệu cập nhật năm 2022 này đã nâng tổng số thủ phạm nhận quả báo kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999 lên con số 22.813 [=2.0784 (1999-2018) + 529 (2019) + 392 (2020) + 553 (2021) + 555 (2022)]. Trong hầu hết các năm, những người làm việc trong cơ quan thực thi pháp luật và cơ sở giam giữ đều chiếm tỷ lệ cao nhất. Từ năm 1999 đến 2022, ghi nhận tổng cộng 5.229 cảnh sát và lính canh tù trong các trại tạm giam (chiếm 23% của 22.813) bị quả báo.

6449c97a94cc2fb13b6425fdc2d97bc8.jpg

Theo thống kê chưa đầy đủ, các trường hợp bị quả báo được ghi nhận trong năm 2022 phân bố ở tất cả các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương, ngoại trừ Tây Tạng. Liêu Ninh là tỉnh có nhiều trường hợp nhất (71), tiếp đó là Hắc Long Giang (48) và Hà Bắc (42); 14 tỉnh có số trường hợp bị quả báo ghi nhận ở 2 con số và các khu vực còn lại ghi nhận ở mức 1 con số.

Trong 555 thủ phạm bị quả báo, 99 (19%) người đã chết và 409 (74%) người bị điều tra về tội nhận hối lộ.

Một số trường hợp điển hình

Danh sách đầy đủ của 555 thủ phạm có trong bản tiếng Trung của báo cáo này. Sau đây là một số trường hợp chọn lọc.

Từ Khả Ái, một nhân viên của Phòng 610 Tức Mặc ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông đã tích cực thực thi chính sách bức hại kể từ năm 1999. Dưới sự chỉ đạo của Từ, nhiều học viên địa phương đã bị bắt đến các trung tâm tẩy não, trại lao động hoặc nhà tù. Ngoài ra, ông ta còn tổ chức các doanh nghiệp địa phương và cơ quan chính phủ tiến hành nhiều hoạt động vu khống Pháp Luân Công, tống tiền và tịch thu tài sản cá nhân của người thân các học viên bị giam giữ. Vào tháng 3 năm 2022, Từ đã bị chẩn đoán mắc ung thư ruột kết và rơi vào tình trạng nguy kịch.

Trương Trung Thắng là một cảnh sát của Đồn Công an Lôi Phong ở thành phố Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh. Trong 26 năm làm cảnh sát, Trương đã tham gia rất nhiều vụ bắt giữ các học viên địa phương. Ông ta còn sách nhiễu, đe dọa và tịch thu số lượng lớn tiền và tài sản cá nhân của các học viên. Vào ngày 13 tháng 3 năm 2022, ông ta bất ngờ bị té ngã ở gần cầu thang của nơi làm việc và chết ở tuổi 54.

Ngưu Tư Quần, đội trưởng của Tổng đội Quản lý Trị an của Công an tỉnh Liêu Ninh, nắm các vị trí chủ chốt trong hệ thống Công an thành phố Dinh Khẩu suốt nhiều năm. Ông ta chịu trách nhiệm cho nhiều vụ sách nhiễu và bắt giữ các học viên Pháp Luân Công ở Dinh Khẩu từ tháng 7 năm 1999 đến năm 2019. Tháng 5 năm 2022, Ủy ban Điều tra Kỷ luật tỉnh Liêu Ninh đã công bố cách chức Ngưu và điều tra về các tội trạng của ông ta.

Tiêu Chấn Mãnh nguyên là phó viện trưởng của Viện Kiểm sát tỉnh Quý Châu. Theo thông tin Minh Huệ thu thập, 96 học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Quý Châu đã bị kết án lên tới 12 năm tù trong khoảng thời gian từ năm 2013 tới năm 2019. Một số học viên còn mất đi sinh mạng sau khi bị kết án tù. Với tư cách là phó viện trưởng, Tiêu phải chịu trách nhiệm cho những bi kịch này. Ngày 8 tháng 7 năm 2022, Tòa án Trung cấp Kiềm Đông Nam đã kết án Tiêu 10 năm tù và phạt tiền 1 triệu nhân dân tệ vì tội nhận hối lộ.

Chu Dung, phó chánh án của Tòa án Cấp cao tỉnh An Huy đã khép tội một cách phi pháp rất nhiều học viên và tống họ vào tù. Tháng 11 năm 2022, ông ta bị kết án 8 năm tù với cáo buộc nhận hối lộ và bẻ cong luật pháp để trục lợi cá nhân và còn bị phạt tiền 300.000 nhân dân tệ.

Thạch Anh giữ chức phó bí thư của Cục Quản lý Nhà tù tỉnh Hà Nam từ tháng 12 năm 2014 tới tháng 10 năm 2016. Sau đó, ông ta trở thành Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Hà Nam. Tháng 3 năm 2020, ông ta được bổ nhiệm làm Bí thư của Cục Quản lý Nhà tù tỉnh Hà Nam. Trong nhiệm kỳ của ông ta, chỉ tính riêng từ năm 2015 đến 2012, đã có 344 học viên bị kết án tù. Tháng 6 năm 2022, có thông tin rằng Thạch đang bị điều tra.

Nhà tù Nữ tỉnh An Huy là một cơ sở giam giữ khét tiếng, nơi các nữ học viên Pháp Luân Công phải chịu nhiều hình thức ngược đãi khác nhau, gồm cấm ngủ trong thời gian dài, không được cung cấp thức ăn và nước uống, bức thực, trói, đánh đập, sốc điện, tiêm thuốc, biệt giam và các hình thức tra tấn khác. Kết quả là, nhiều học viên đã bị chấn thương và tàn tật và một số đã qua đời. Trương Huy, một chính trị viên ở khu 4, đã nhận được nhiều giải thưởng vì bức hại Pháp Luân Công. Năm 2019, bà ta được Bộ Tư pháp công nhận là “Cá nhân Tiên tiến trong Công tác Nhà tù Toàn quốc.” Ngày 9 tháng 1 năm 2022, Trương qua đời vì ung thư ở tuổi 49.

Sử Văn Thanh là bí thư của thành phố Cống Châu, tỉnh Giang Tây từ tháng 10 năm 2010 tới tháng 2 năm 2015. Sau đó, ông ta được thăng chức lên làm Phó Chủ nhiệm Ban thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Giang Tây. Là một quan chức cấp cao của thành phố Cống Châu, tỉnh Giang Tây, ông ta phải chịu trách nhiệm cho cuộc bức hại trong khu vực. Ngày 16 tháng 8 năm 2022, Tòa án Trung cấp Ninh Ba đã tuyên án tử hình Sử với tội danh nhận hối lộ và tàng trữ vũ khí trái phép, hoãn thi hành án 2 năm. Tất cả tài sản của ông ta đều bị tịch biên.

Trần Nghĩa Quốc, bí thư kiêm chủ tịch của Tập đoàn Truyền thông Xuất bản Trường Giang ở tỉnh Hồ Bắc đã xuất bản nhiều sách phỉ báng Pháp Luân Công. Ngày 20 tháng 9 năm 2022, có tin rằng ông ta đang bị điều tra và tội danh vẫn chưa được công bố.

Vương Liên Thành, một cư dân ở huyện Tân Tân tỉnh Liêu Ninh đã được Ủy ban Chính trị Pháp luật (UBCTPL) thuê để theo dõi học viên Pháp Luân Công và xé những áp phích chân tướng mà các học viên dán. Nhiều học viên đã hối thúc ông ta không nên làm như vậy, những ông ta ương ngạnh tiếp tục thực hiện những việc làm xấu xa của mình. Cuối cùng, ông ta đã chết vì nhiễm độc niệu tại nhà.

Kết luận

Mặc dù nhiều quan chức nói trên bị điều tra hay kết án vì nhận hối lộ hoặc những tội trạng khác, nhưng các học viên Pháp Luân Công và những người ủng hộ pháp môn tin rằng đó là quả báo cho sự tham gia của họ vào cuộc bức hại Pháp Luân Công. Sau khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999, Giang Trạch Dân còn ra lệnh mổ cướp nội tạng của học viên còn sống. Chuỗi cung ứng nội tạng béo bở này bùng nổ ở Trung Quốc đi đôi với việc các học viên Pháp Luân Công bị giết theo yêu cầu. Minghui.org cũng thu thập được thông tin về những trường hợp bị quả báo vì phạm tội ác trong việc mổ cướp tạng và bị chết vì suy tạng, suy hệ thống miễn dịch và các vấn đề sức khỏe khác.

Nhân đây chúng tôi cũng hy vọng các quan chức và nhân viên chính quyền cũng như những người dân phổ thông Trung Quốc có thể xem các ví dụ nói trên như là những bài học giáo huấn. Lưới Trời tuy thưa nhưng khó lọt, sát hại người tu luyện thiên địa bất dung. Hãy tận dụng thời gian khi Trời cao còn chưa trừng phạt mà lấy công chuộc tội, để giảm thiểu những tội nghiệp và trừng phạt treo lơ lửng trên đầu.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/1/9/454680.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/1/11/206122.html

Đăng ngày 15-03-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share