Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Đại lục

[MINH HUỆ 17-01-2023] Trong một thời gian dài, tôi cảm thấy mình tu rất khổ, dù lúc học Pháp cảm thấy khá nhập tâm, nhưng vì sao khi gặp phải mâu thuẫn trong cuộc sống lại không thể vượt qua? Tôi rất bối rối, không biết bản thân đã sai ở đâu. Thời gian gần đây, nhờ sự điểm hóa từ bi của Sư tôn, tôi mới bắt đầu hiểu ra, do tôi không chuyển biến quan niệm người thường, nên không đạt đến thực tu, luôn quanh quẩn một chỗ và không tiến về phía trước.

1. Tu bản thân, chứ không phải là “giáo dục” con trẻ

Do bản thân làm việc trong lĩnh vực giáo dục, nên trong đầu đã hình thành đủ mọi quan niệm giáo dục lớn nhỏ khác nhau. Tất nhiên, là đệ tử Đại Pháp, Sư tôn bảo chúng ta chiểu theo tiêu chuẩn “Chân-Thiện-Nhẫn” để chỉ đạo hành vi của bản thân, tôi cũng cố gắng chia sẻ các giá trị quan truyền thống với những người khác, và lấy đó để giáo dục con mình. Tuy nhiên, nhiều khi, những nguyên tắc giáo dục mà tôi kiên trì thường thất bại, cháu hoàn toàn không tiếp thu. Tôi bắt đầu cho rằng do thói đời bại hoại, muốn quay về truyền thống phải ngược dòng mà lên, khẳng định là khó khăn trùng trùng. Thời gian lâu, tôi cảm thấy lời nói và hành động của bản thân ngày càng cực đoan, dường như quá cứng nhắc với cháu, cũng không thể giao tiếp.

Từ nhỏ cháu cũng học Pháp với tôi, vì tôi hạn chế nghiêm ngặt việc sử dụng các sản phẩm điện tử, cũng không cho cháu tiếp xúc với những thứ không tốt, nên cháu cũng khá ngoan, luôn xuất sắc trong tính cách và học tập. Tuy nhiên, ngay khi vào cấp hai, dưới ảnh hưởng của môi trường hiện đại người thường, tính tình cháu thay đổi lớn, ương ngạnh, ích kỷ, không học Pháp nữa, có thời gian thì chơi điện thoại di động, và ngày càng có nhiều thói quen xấu trong học tập. Còn tôi giống như người thường vậy, không ngừng thuyết giáo, thậm chí cuối cùng còn dùng một số biện pháp ép buộc, hy vọng cháu sẽ không tiếp tục trượt xuống. Kết quả ngược lại, cháu càng ương ngạnh hơn.

Ma nạn gia đình tiếp tục gia tăng, từ đầu đến cuối tôi không tìm ra được gốc rễ của vấn đề, cuối cùng đành phải chọn cách của người thường, chuyển cháu đến trường có sự quản lý chặt chẽ hơn. Hy vọng sẽ khá hơn sau khi thay đổi môi trường. Nhưng mà, về cơ bản cháu không thay đổi, còn phản cảm vì tôi đã chuyển trường cháu, khiến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái rất căng thẳng.

Một người bạn đến gặp tôi và nói về những phiền não của cô ấy: Tất cả các vật dụng trong nhà mình đều được sắp xếp ở vị trí tiện dụng nhất, ngay cả những cái mà mình đã đo đạc cũng phải đặt đúng vị trí và không thể lẫn lộn. Nhưng bố mẹ chồng ở quê đến nhà cảm thấy cuộc sống kiểu này rất áp đặt, giờ mâu thuẫn gia đình rất lớn. Tôi mỉm mỉm cười, nói với cô ấy rằng: Bạn đã tước đoạt (quyền) tự do sắp xếp đồ đạc của bố mẹ chồng. Cô ấy khẽ gật đầu thừa nhận, nói rằng bản thân trước đây không như vậy, nhưng từ khi cô ấy lấy bằng tiến sỹ toán học, thì mọi thứ đều phải chặt chẽ, quy trình tốt nhất, sử dụng phương thức tư duy toán học một cách vô thức để thiết kế cuộc sống của mình, kết quả có vẻ hoàn hảo, nhưng người nhà không thể chịu đựng được.

Sau khi về nhà, tôi lại nghĩ đến cô ấy. Ồ, đây là Sư tôn mượn sự phiền não của cô bạn để điểm hóa chấp trước của tôi. Vì tôi làm việc trong lĩnh vực giáo dục thời gian lâu, chẳng phải bản thân cũng có riêng một bộ tiêu chuẩn giáo dục người khác như thế nào hay sao? Xem ra có vẻ rất chính thống, nhưng chẳng phải điều ẩn giấu đằng sau là cái tâm “mong con thành rồng” hay sao? Trong khi chúng ta đều biết, một đời của người ta đã được Thần an bài, nhưng tôi lại muốn con mình chiểu theo suy nghĩ của tôi mà trưởng thành, cho dù biểu hiện bên ngoài có vẻ đúng đắn bao nhiêu, thì cháu đều cảm thấy áp lực. Cháu cũng luôn nói rằng: “Mẹ luôn giáo dục con, nhưng mẹ không thể hiểu con, mẹ cũng chưa bao giờ thay đổi bản thân mẹ.”

Tôi cũng từng rất bối rối, cháu chấp trước vào những thứ hiện đại biến dị, sao tôi có thể chấp nhận được chứ, nó hoàn toàn xa rời truyền thống, xa rời Đại Pháp. Tôi giáo dục cháu quay về truyền thống, vậy có chỗ nào sai? Tôi phải thay đổi điều gì ở bản thân đây?

Một hôm, tôi học Pháp và bỗng nhiên ngộ rằng, tôi quá chấp trước vào biểu hiện của những thứ hiện đại biến dị đó, nó đã ngăn cản cơ hội hướng nội tìm, đề cao bản thân mà Sư tôn ban cho tôi. Vì đứng trên cao điểm hệ thống (giáo dục) đạo đức để đo lường người khác, thuyết giáo người khác đã trở thành thói quen tư duy lâu dài của tôi.

Tu luyện nhiều năm rồi, tôi không ngờ mình lại sa vào trong ‘đúng sai’ của người thường thời gian lâu như vậy, cũng không nhận ra, tất cả những biểu hiện mâu thuẫn này là để điểm hóa bản thân, ngay cả một điểm này cũng không minh bạch thì sao có thể vượt quan?

Tôi tĩnh tâm xuống, hướng nội tìm, nhận thấy rằng đằng sau tất cả những lo lắng của tôi, ngoại trừ lo sợ cháu học điều xấu, còn có một chấp trước rất mạnh mẽ, chính là chấp trước vào thành tích học tập của cháu. Trong cuộc cạnh tranh giáo dục méo mó ở Trung Quốc Đại lục, tất cả các bậc cha mẹ đều phải đối mặt với vấn đề này, và bị cuốn theo một cách bất lực. Nhưng đối với người tu luyện mà nói, đây chẳng phải là khảo nghiệm nghiêm túc để xem liệu có thể buông bỏ tâm danh lợi và tâm tật đố hay không. Càng xem trọng thì càng chấp trước, con trẻ càng ương ngạnh. Tôi không thể chi phối vận mệnh của con mình, tâm danh lợi là trở ngại lớn nhất để người tu luyện đề cao. Tôi ngộ rằng, phải vượt qua một nạn này, trong mâu thuẫn, điều đầu tiên tôi cần buông xuống chính là chấp trước vào thành tích của cháu, cố gắng đạt đến tùy kỳ tự nhiên.

Đồng thời, trong cách hòa hợp với con trẻ, người tu luyện không thể cứ một mực thuyết giáo, càng không thể áp đặt, chỉ có thể khuyến thiện. Đối diện với những biểu hiện ngang ngạnh của con trẻ, thực sự cảm thấy như đang tu tâm đại nhẫn vậy.

Khi con tôi có biểu hiện không tốt, tôi bắt đầu ngẫm lại bản thân, xem xem mình có chỗ nào không phù hợp với Pháp và cần quy chính. Khi tôi thay đổi quan niệm và cách thức giáo dục của người thường, dùng phương thức của người tu luyện để đối diện với mâu thuẫn, tôi nhận thấy tất cả những vấn đề mà cháu bộc lộ đều là vấn đề trong thời gian tu luyện gần đây của tôi. Khi tôi sinh tâm an dật, cháu sẽ tham ăn tham ngủ; khi tôi gặp gỡ người thường mà không tu khẩu, cháu cũng đầy lời phàn nàn; khi tôi chấp trước danh lợi, cháu cũng trở nên so đo từng chút… Nhìn bề mặt thì thấy đệ tử Đại Pháp giáo dục con trẻ và người thường giáo dục con trẻ cũng giống nhau, thực chất hoàn toàn khác nhau, tôi cảm thấy trường của bản thân và trường của cháu là thông với nhau. Khi tôi nỗ lực tu bỏ chấp trước ở phương diện nào đó, cảm thấy thân tâm của mình thăng hoa, và cháu cũng dần dần quy chính trong vô thức.

Đôi khi cháu đặc biệt ương ngạnh, khi khăng khăng tự ngã, tôi không cực lực khuyên can nữa, mà hết sức buông xuống, không chạm đến những thứ phụ diện của cháu, cố gắng không động niệm đối với kết quả của sự việc, chỉ là âm thầm quan sát. Lúc này, tôi rõ ràng cảm thấy Sư tôn đang an bài tất cả.

Khi đến trường mới, giáo viên chủ nhiệm nói với cháu rằng: “Gia đình hy vọng em ít đi đường vòng, mặc dù vậy, chúng ta phải trưởng thành trong những đường vòng ấy.” Sau khi nghe xong, tôi biết đây là Sư tôn điểm hóa tôi, ngoại trừ tu tâm danh lợi ra, còn phải buông bỏ tình cảm con cái. Cho dù là đối với sự trưởng thành của cháu, hay đối với tu luyện của bản thân, thực chất đều là không ngừng ngộ và không ngừng đề cao trong khi trượt ngã. Tôi có tâm mà mình phải tu bỏ, cháu cũng có những thất bại gặp phải và những quan cần vượt qua trong quá trình trưởng thành. Tôi phải dần dần buông tâm bảo hộ cháu, cháu đang cấp cho tôi hoàn cảnh để tu tâm và thăng hoa.

Mặc dù vẫn có mâu thuẫn, mặc dù cháu vẫn bị ảnh hưởng của trào lưu hiện đại biến dị, nhưng tâm tôi đã dần dần bình hòa, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái đã hài hòa hơn, bầu không khí gia đình cũng tốt hơn. Trong môi trường mới, cháu cũng dần dần thích nghi, dần dần quy chính. Tôi biết mình đã đi đúng hướng, Sư tôn từ bi đã giúp chúng tôi lấy xuống những thứ không tốt đằng sau.

2. Chuyển biến quan niệm người thường, mới có thể xuất chính niệm

Trong một thời gian dài, cũng vì bản thân không tu xuất chính niệm, không tu bỏ tư duy phụ diện mà phiền não. Đặc biệt là làm việc tại đơn vị trong hệ thống nhà nước, khắp nơi tràn ngập các hoạt động lớn nhỏ ca ngợi tà đảng. Tôi cũng thường phát chính niệm phủ định, nhưng hiệu quả không tốt, cảm thấy rất bất lực. Bây giờ tôi dần dần ngộ rằng, ấy là bản thân có vấn đề trong việc tín Sư tín Pháp, luôn không nhảy xuất ra khỏi lý của người thường, gặp phải vấn đề thì có thói quen dùng quan niệm người thường để suy nghĩ, mắc kẹt trong sự việc cụ thể thì sao có thể phủ định?

Sư tôn muốn chúng ta hoàn toàn phủ định bức hại của cựu thế lực, sao mới có thể phủ định hoàn toàn đây?

Đơn vị muốn tổ chức cho công chức tham gia cuộc thi ‘hát nhạc đỏ’, mỗi cá nhân phải tham gia. Năm nay cũng vậy, lần thứ nhất diễn tập, mặc dù tôi cực lực bài xích nó trong tư tưởng, cũng phát chính niệm phủ định, nhưng tôi không nhảy xuất ra khỏi quan niệm người thường, nên kết quả không tốt. Tôi xét kỹ lại từng ý từng niệm của bản thân, nhận thấy bản thân cho rằng hoạt động ca tụng tà đảng là điều không thể tránh khỏi ở đơn vị trong hệ thống nhà nước. Kết quả là tôi về nhà với cơn đau đầu suốt đêm, ngồi dậy phát chính niệm, tôi lại nghĩ: Cuộc thi này chẳng phải là hại người sao, tất cả là vì cứu người, có thể tổ chức hay không, không phải do cựu thế lực quyết định, mà phải do Sư phụ nói mới tính, giải thể hết tất cả tà ác bức hại chúng sinh. Ngay khi niệm này xuất ra, hôm sau thức dậy, tôi không còn đau đầu nữa. Sang tuần thứ hai, đơn vị thông báo hủy cuộc thi.

Tôi ngộ rằng, bản thân làm việc trong người thường, thường có thói quen công nhận phương thức làm việc của người thường, cơ điểm rơi vào trong người thường, vì vậy rất khó để phủ nhận hoàn toàn. Nhưng một khi chuyển biến cơ điểm thành cứu người thì khác hẳn, và ngay khi nghĩ đến Sư phụ thì càng khác hơn. Tôi nhớ đã từng xem một bài chia sẻ của đồng tu, hết thảy mọi chuyện đều nghĩ rằng “Mình có chỗ nào không phù hợp với Pháp”, nhiều chuyện lập tức chuyển biến. Thực chất là như vậy, quan trọng là khi chúng ta gặp vấn đề, chúng ta suy nghĩ và hành động theo thói quen tư duy của người thường, hay là buông nhân tâm xuống, tin tưởng an bài của Sư phụ. Đệ tử Đại Pháp là người tu luyện, phải dùng lý siêu thường mà yêu cầu, Phật Pháp vạn năng, nhảy xuất khỏi cái khung tư duy của con người, nhảy xuất khỏi bản thân sự việc, đặt Đại Pháp lên vị trí thứ nhất, đặt cơ điểm vào việc cứu người, mọi thứ đều nghe theo an bài của Sư tôn, nhảy xuất khỏi nhân niệm, mới có thể chính niệm.

3. Người tu luyện phải vô vi, đừng tùy ý “kê đơn” cho mọi người

Trong giao tiếp người thường, giữa người thân và bạn bè, có sự hỏi han ân cần, giúp đỡ lẫn nhau, đó đều là chuyện quá đỗi tự nhiên. Đặc biệt là tôi từ nhỏ đến lớn, luôn là một người rất nhiệt tình, mối quan hệ với mọi người rất tốt, cũng rất sẵn sàng giúp đỡ người khác. Thuận theo tu luyện, dần dần tôi nhận ra rằng, đặc điểm này trở thành chướng ngại cực lớn trong việc đề cao tu luyện của tôi. Cuối cùng, sự giúp đỡ của tôi không những không thành công, mà còn chiêu mời rất nhiều phiền phức trên con đường tu luyện của bản thân.

Đối với việc của người thường, người tu luyện không thể tùy ý bình luận, càng không thể tùy tiện quản, phải nghiêm túc tu khẩu, và càng phải vô vi.

Một lần, trong hành lang văn phòng, tôi nhìn thấy một đồng nghiệp cứ thẳng lưng và bước đi rất chậm, tôi hỏi cô ấy có chuyện gì vậy? Cô ấy nói lưng mình bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng, gần đây mới có thể đi lại bình thường. Tôi khuyên cô ấy nghỉ ngơi nhiều hơn, bảo trọng hơn. Rồi một hôm, tôi nhìn thấy cô ấy đón con tan học, trên lưng đeo cặp của cháu, còn đứa trẻ đi tung tăng với tay không bên cạnh. Tôi nói: “Lưng mẹ cháu không khỏe, cháu đừng để mẹ đeo cặp.” Buổi tối, tôi nói chuyện này với đồng tu mẹ, cũng không tu khẩu mà bình luận người khác một chập. Ngờ đâu, lưng trái của tôi bỗng đau như bị kéo căng cơ vậy, hơn nữa càng lúc càng đau, đứng ngồi không được, phải nửa nằm nửa ngồi trên giường. Tôi tăng cường học Pháp, luyện công, phát chính niệm, vài ngày sau mới khỏi.

Sau đó, vào một ngày khác, khi tôi đang ăn mì trong căng tin. Một đồng nghiệp đi đến, và tôi hỏi cô ấy có muốn ngồi xuống ăn cùng không? Cô ấy nói rằng không có chút cảm giác thèm ăn nào và không định ăn. Tôi mỉm cười nói: “Ăn chút nhé, hay mua một cốc sữa đậu nành cũng được!” Đồng nghiệp mỉm cười, vẫy tay rồi rời đi. Tôi cúi xuống tiếp tục ăn mì, lúc này tôi đột nhiên cũng cảm thấy chán ăn, buồn nôn. Sao lại giống đồng nghiệp đó vậy? Trong khi vài phút trước tôi vẫn còn đang ăn rất ngon miệng.

Con tôi đến học ở một cơ sở gia sư, lúc bắt đầu cảm thấy rất tốt, tâm danh lợi và tâm hiển thị của tôi nổi lên, và tôi nhiệt tình giới thiệu với các phụ huynh khác. Không ngờ sau khi cháu khác học được một thời gian, không thấy rõ hiệu quả, phụ huynh và cháu đều phàn nàn. Còn sau khi con tôi đi học gia sư một thời gian, cũng không thể kiên trì, cuối cùng, mọi người chỉ đơn giản là không tiếp tục, và điểm số của cháu cũng không cải thiện bao nhiêu.

Tôi tu luyện nhiều năm như vậy, rất nhiều lần, tôi đều không nhìn vấn đề từ góc độ của người tu luyện, để làm người tốt trong người thường, nên đã chiêu mời rất nhiều phiền phức, thậm chí là ma nạn không cần thiết trong quá trình tu luyện của bản thân.

4. Lựa chọn chính nghĩa, nhưng vẫn không sa vào trong người thường

Tôi nhớ rằng vào năm 2020, khi bầu cử ở Mỹ, mặc dù chúng tôi ở Đại Lục, nhưng mọi người đều phát chính niệm và ủng hộ phía mà chúng tôi cho là chính nghĩa. Rất nhanh sau đó, Sư tôn đã giảng trong kinh văn “Gửi Pháp hội Đài Loan [2020]”:

“Tuy là giao tranh chính-tà, nhưng chư vị phải trụ vững bản thân đừng bị can nhiễu, đồng thời làm tốt hơn nữa việc giảng chân tướng cứu con người thế gian. Khi giảng chân tướng không được đặt mình vào trong người thường, [hãy] sắp xếp vị trí của mình cho tốt, đừng bị cuốn nhập vào đó, thì mới thực hiện được tốt hơn.” (Gửi Pháp hội Đài Loan [2020])

Đệ tử Đại Pháp giảng chân tướng phơi bày tà ác, ủng hộ chính nghĩa, nhưng làm sao mới có thể không đặt mình trong người thường? Lúc đó, bản thân hơi khó hiểu.

Cách đây một thời gian, tiểu khu nơi tôi ở trở thành khu vực có nguy cơ cao về dịch bệnh và bị phong tỏa nghiêm ngặt, tất cả người dân đều ở nhà. Để kịp thời liễu giải tin tức thông báo trong tòa nhà, tôi đã tham gia nhóm chủ nhà. Thuận theo việc gia tăng liên tục các trường hợp dương tính trong tiểu khu, thời gian phong tỏa càng kéo dài, trong nhóm chủ nhà xuất hiện hai ý kiến, một là phản đối chính sách “Zero-COVID”, hy vọng gỡ bỏ phong tỏa, vận động láng giềng tương trợ đối mặt với dịch bệnh; nhóm còn lại dựa vào quản lý tòa nhà và tình nguyện viên, ủng hộ chính sách “Zero-COVID” phong tỏa nghiêm ngặt của tà đảng. Là người tu luyện, tôi cơ bản không phát ngôn trên nhóm. Nhưng mỗi ngày xem thấy đủ mọi thông tin hỗn loạn về kiểm soát và phong tỏa của tà đảng, thấy đủ mọi hành vi bại hoại trong chính sách “Zero-COVID”, trong tâm tôi cũng ngày càng phản cảm đối với kiểm soát và phong tỏa của tà đảng

Một hôm, tôi cũng đăng vào nhóm một thông tin phơi bày sự hỗn loạn về việc kiểm soát và phong tỏa của chính sách “Zero-COVID”, nhanh chóng nhận được sự ủng hộ và đồng ý của mấy vị chủ nhà. Kết quả là, ngày hôm sau, vừa vào nhóm xem, giám đốc tòa nhà và một số chủ nhà ở tầng đạt “Zero-COVID” và được gỡ phong tỏa, đã tỏ ra cực kỳ bất mãn với thông tin mà tôi đăng trước đó. Cả ngày, họ nhiều lần chuyển tiếp đủ mọi thông tin chính thức của tà đảng, hướng dẫn các chủ nhà phải phối hợp với chính phủ, phối hợp với chính sách “Zero-COVID”. Kết quả là đến chiều cùng ngày, do có người trong tiểu khu tái dương tính với axit nucleic nên tầng đã gỡ phong tỏa lại bị phong tỏa trở lại, khiến các chủ nhà phàn nàn ầm ĩ, đồng thời giám đốc tòa nhà và toàn bộ nhân viên công tác đều bị đưa đi, bắt buộc cách ly.

Qua chuyện này, tôi thiết thực cảm thấy rằng, ai muốn ủng hộ tà đảng đều sẽ bị ‘hiện thế hiện báo’ (báo ứng), hoặc bị dịch bệnh tấn công, hoặc gặp phải phiền phức khác. Nhưng khi xảy ra chuyện này, tôi nhận ra rằng mình cũng có trách nhiệm trong đó. Tôi tĩnh tâm lại, hướng nội tìm, rốt cuộc làm sao mới có thể không bị cuốn vào trong người thường khi ủng hộ chính nghĩa giữa cuộc chiến chính tà?

Tôi ngộ rằng, là đệ tử Đại Pháp, sinh sống trong người thường, trên bề mặt phải phù hợp với lý của chính nghĩa nơi người thường, vì vậy phản đối chính sách “Zero-COVID” của tà đảng là đúng. Nhưng người tu luyện và người thường lại hoàn toàn khác nhau: Người thường là vì lợi ích của họ, dùng phương thức tranh đấu để duy hộ quyền, duy hộ chính nghĩa. Còn đệ tử Đại Pháp là lấy cứu người làm cơ điểm, phải nhảy xuất khỏi bản chất của tình, mặc dù ủng hộ chính nghĩa, nhưng vẫn không chấp vào đúng sai của người thường, càng không thể đối đầu với người thường.

Bởi vì tất cả đều có quan hệ nhân duyên, mọi người trong dịch bệnh, chịu đựng nỗi khổ bị kiểm soát, phong tỏa và mất đi tự do, mới có thể suy nghĩ lại về sự tà ác của tà đảng cộng sản, mới có thể thức tỉnh; những người chấp hành chính sách kiểm soát và phong tỏa đó, đang phải chịu đựng công việc quá tải, và đối diện với việc bị virus tấn công bất cứ lúc nào, giữa sự mắng chửi của người dân mà hoàn thành nhiệm vụ “Zero-COVID” của tà đảng cộng sản, trong nguy hiểm như vậy cũng có thể suy nghĩ lại và thức tỉnh; còn những người ủng hộ kiểm soát và phong tỏa của chính sách “Zero-COVID” phần lớn đều già yếu, họ lo lắng cho sức khỏe bản thân, nhưng không biết tránh khỏi dịch bệnh như thế nào, nên mới bị tà đảng lừa dối, họ đều là những chúng sinh đáng thương. Khi tôi chuyển tiếp thông tin trong nhóm, tôi đã chạm đến nhân tố tiêu cực của những người bị tà đảng lừa dối với tâm tranh đấu bảo vệ đúng sai giữa mọi người, kích động hành vi duy hộ tà đảng của họ, khiến họ tức khắc bị báo ứng.

Tôi ngộ rằng đối diện với cuộc chiến chính tà trong người thường, đệ tử Đại Pháp ủng hộ chính nghĩa, nhưng không có kẻ thù. Phải chuyển biến quan niệm người thường, buông bỏ đúng sai nơi con người, mới có thể tu xuất từ bi, mới có thể cứu người tốt hơn. Nghĩ đến đây, mặc dù bản thân đã ở nhà không được ra ngoài trong hơn 20 ngày, nhưng nội tâm tôi vẫn tường hòa và bình tĩnh.

Hôm sau, chính sách “Zero-COVID” kết thúc, và tiểu khu đã gỡ phong tỏa. Lại xem thông tin trong nhóm, nhận ra rằng các chủ nhà bất đồng quan điểm với nhau đã không còn căng thẳng nữa, họ cảm ơn lẫn nhau trong nhóm, cảm kích các nhân viên tòa nhà đã làm việc vất vả trong thời gian phong tỏa; cảm ơn tình cảm giúp đỡ lẫn nhau giữa láng giềng trong hoàn cảnh khó khăn. Hóa ra mọi chuyện đều trong sự kiểm soát của Sư tôn, để tôi đích thân trải nghiệm sự kiểm soát và phong tỏa, đồng thời điểm ngộ cho tôi làm thế nào để đặt đúng vị trí của mình.

Sư tôn bảo chúng ta hướng nội tìm là Pháp bảo, và trong thực tu, trong mỗi lần vượt quan, thì chuyển biến quan niệm người thường là bước đầu tiên, và then chốt.

Nếu có chỗ nào không đúng, mong đồng tu chỉ chính.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/1/17/轉變常人觀念-做到實修-453339.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/2/28/207496.html

Đăng ngày 23-03-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share