Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Đại lục

[MINH HUỆ 07-01-2023] Tâm oán hận là tâm chấp trước phải bỏ trong tu luyện, dùng Pháp lý của Đại Pháp mới có thể giải khai oán hận trong tâm.

Mấy hôm trước, thấy đồng tu viết bài về việc bỏ đi tâm oán hận, tôi cũng tìm ở bản thân liệu có tâm oán hận không. Tôi nhớ lại việc bản thân từng bị người khác làm khó, mặc dù đã qua nhiều năm rồi, nhưng trong tâm vẫn còn chút oán hận.

Sự việc xảy ra khoảng 10 năm trước, có một đồng nghiệp trong đơn vị, anh ấy thường cố tình làm khó tôi, điều này cứ diễn ra như vậy trong suốt thời gian mấy năm (có thể lúc đó tôi có tâm chấp trước mà không tìm ra được), vì bản thân là người tu luyện, gặp phải việc bị làm khó từ đối phương, tôi cũng ít khi tranh chấp với đối phương, nhưng trong tâm vẫn không hoàn toàn buông xuống, mặc dù sự việc đã qua đi nhiều năm, bây giờ nhớ lại vẫn có chút oán hận, làm sao có thể giải khai oán hận trong tâm đây?

Từ giảng Pháp của Sư phụ, tôi ngộ rằng, gặp chuyện phải dùng lý ở tầng thứ cao để xem xét, không thể dùng quan niệm người thường để nhìn nhận đúng sai bề mặt, đây là đồng nghiệp bắt nạt tôi, nhìn từ góc độ người thường thì anh ấy vô lý, không đúng, anh ấy chiếm lợi thế; tôi là người chịu thiệt, chịu ủy khuất. Nhưng nếu dùng lý ở tầng thứ cao mà đo lường, tôi không chịu thiệt, mặc dù tôi chịu đựng, nhưng điều được bù đắp là đức, nghiệp lực bản thân còn được tiêu trừ, đây là một sự giao hoán, điều được giao hoán cũng chính là những gì người tu luyện cần, đơn giản là đối phương đã đóng một vai trò như vậy, cung cấp một cơ hội đổi lấy đức và giúp tôi tiêu trừ nghiệp lực, cũng cung cấp cho tôi cơ hội đề cao tâm tính, đối với người tu luyện mà nói thì đây là hảo sự.

Từ trong Pháp lý, tôi ngộ được rằng không nên oán hận, nhưng trong tâm hầu như vẫn có chút oán hận, tôi bèn gia cường bản thân dùng lý ở tầng thứ cao để nhìn nhận sự việc này, rồi lại nghĩ đến thời điểm xảy ra sự việc, điều đầu tiên tôi nghĩ đến là lý tầng thứ cao sẽ nhìn nhận sự việc như thế nào, thay vì dùng tư tưởng con người để nhìn nhận sự việc, tôi sửa lại thói quen tư duy này, và trong tâm không còn oán hận nữa.

Từ trong Pháp, tôi ngộ rằng, gặp phải việc đồng nghiệp làm khó mình, cũng là nghiệp lực bản thân mắc nợ tạo thành, bản thân trước đây có thể từng làm tổn thương người khác, đối phương chỉ là muốn đòi lại những gì tôi đã nợ, nợ người phải trả, không có gì phải tức giận cả. Đồng thời đối phương còn cấp đức cho tôi, nghiệp lực bản thân tiêu trừ được chuyển hóa thành đức, mặc dù không nhìn thấy, nhưng tôi tin rằng xác thực là như vậy. Đức trân quý biết bao, người tu luyện cần đức để tăng công, vì vậy đối với bản thân mà nói thì đó là hảo sự, không có gì phải tức giận, cũng không có gì phải oán hận.

Còn có một vài sự việc tương tự, tôi cũng đối chiếu Pháp lý, chiểu theo phương thức suy xét như trên để giải khai nút thắt trong tâm, thay đổi quan niệm con người, để bản thân dưỡng thành thói quen dùng lý ở tầng thứ cao mà xem xét vấn đề. Từ đó giải khai oán hận trong tâm, trở về tâm thái thuần tịnh.

Trên đây là chút cảm ngộ trong giai đoạn hiện tại, nếu có chỗ nào không đúng, mong đồng tu từ bi chỉ chính.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/1/7/法理解開怨恨心-453532.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/2/19/207388.html

Đăng ngày 22-03-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share