Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Đại Lục

[MINH HUỆ 08-01-2023] Tôi là đệ tử Đại Pháp lâu năm bắt đầu tu luyện trước ngày 20 tháng 7 năm 1999, nhờ sự từ bi chăm sóc của Sư phụ, tôi đã trải qua gió mưa và bước đi đến ngày hôm nay. Dưới đây là chia sẻ một chút về thể hội thực tu và học Pháp trong tu luyện.

1. Đề cao trong học thuộc Pháp và học Pháp

Lần đầu tiên tôi học thuộc Pháp là không lâu sau khi xảy ra bức hại năm 1999, lúc đó tôi mới hơn 40 tuổi, vẫn đang đi làm, thời gian rất khẩn trương, mỗi ngày tôi học thuộc Pháp trên đường đi làm và lúc về. Vì tôn kính Pháp, tôi không bao giờ chép Pháp lên giấy, thay vào đó, sau khi luyện công xong vào sáng sớm, đơn giản là ăn chút gì đó, rồi học thuộc một đoạn Pháp, sau đó tiếp tục học thuộc Pháp trên đường đi làm. Tôi tận dụng thời gian rảnh để học thuộc Pháp, như vậy trải qua một năm, cuối cùng tôi đã học thuộc xong quyển sách quý.

Kinh nghiệm học thuộc Pháp ấy đã giúp tôi rất nhiều trong con đường tu luyện sau này, đặc biệt là khi bị bức hại giam giữ trong hang ổ hắc ám, tôi đều có thể nhớ lại hầu hết nội dung của quyển “Chuyển Pháp Luân”, tôi có thể học thuộc bao nhiêu thì học thuộc bấy nhiêu, đôi khi còn (đọc cho đồng tu) và học thuộc cùng đồng tu. Tôi nhớ khi đồng tu nghe tôi đọc thuộc Pháp lần đầu tiên, một số đồng tu đã khóc, vì một số đồng tu bị tù mấy năm nên không thể học Pháp. Sau này, mỗi khi nhớ lại trải nghiệm đó, tôi đều xúc động, tôi phải trân quý thời gian của chúng ta hiện nay, học Pháp nhiều, và học Pháp tốt.

Mấy năm gần đây, tôi xem thấy và nghe thấy từ các bài chia sẻ trên Minh Huệ Net rằng có rất nhiều đồng tu đang nắm vững việc học thuộc Pháp, cũng khiến tôi gia nhập hàng ngũ học thuộc Pháp. Tôi nghĩ lần này mình sẽ nghiêm túc học thuộc quyển sách quý. Nhưng do đủ mọi nguyên nhân nên tôi không có được trạng thái học thuộc như lần đầu tiên. Chưa kể tôi là người khá nóng nảy và bất cẩn, khi học thuộc Pháp luôn không thể chậm lại, luôn muốn bản thân hôm nay phải học thuộc xong một bài giảng, về sau tôi nghe thể hội học thuộc Pháp của đồng tu, và tìm thấy sự sai kém của bản thân, chính là không nhận thức ra tính nghiêm túc của học Pháp, không thể vì học Pháp mà học Pháp, hơn nữa phải thực sự chứa Pháp trong tâm, đồng hóa Đại Pháp, chân tu, thực tu, từ đó đạt đến yêu cầu của Pháp đối với chúng ta. Bây giờ nếu không có tình huống đặc thù, thì học Pháp mỗi ngày chính là học thuộc Pháp, học thuộc từng đoạn, từng đoạn, không cầu số lượng.

Như vậy, kể từ khi tôi học thuộc Pháp, tôi đã lý giải và nhận thức sâu hơn về Pháp, ví dụ, khi học thuộc đến: “chư vị vừa đồng thời tăng công, vừa đồng thời đề cao tâm tính, nghiệp lực của chư vị cũng đồng thời tiêu, đồng thời chuyển hoá.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân).

Tôi bỗng nhiên minh bạch rằng khi thân thể chúng ta xuất hiện sự không thoải mái, nếu niệm đầu tiên nghĩ là đang tăng công, thì chẳng phải tâm tính của bạn đã đề cao hay sao? Vậy nghiệp lực của bạn sẽ nhanh chóng được Sư phụ tiêu trừ. Sau khi tôi minh bạch Pháp lý này, đôi khi thân thể đột nhiên xuất hiện sự không thoải mái hoặc rất khó chịu đựng, tôi liền nhớ đến Pháp của Sư phụ, điều kỳ diệu là triệu chứng không thoải mái biến mất nhanh chóng. Từ trong đó, tôi ngộ rằng: Khi chúng ta vượt quan, niệm đầu tiên rất quan trọng, vì bạn nghĩ đến tăng công, đó chính là đặt bản thân vào vị trí đúng đắn, tâm tính cũng đạt đến vị trí, thì Sư phụ sẽ giúp bạn. Về sau tôi chia sẻ thể hội này với đồng tu, họ cũng rất tán đồng.

Sau khi tôi dụng tâm học thuộc Pháp, tôi dần phát hiện rằng rất nhiều tâm chấp trước đã được Pháp nung chảy trong trong quá trình học thuộc Pháp. Ví dụ trước đây khi đồng tu nêu ý kiến về tôi, cho dù đúng hay không đúng, trong tâm tôi luôn cảm thấy không thoải mái, chẳng lẽ tôi là dạng người cô ấy nói sao?! Nhưng mấy hôm trước, khi tôi đang thảo luận với đồng tu, đồng tu đã nêu ra một ý kiến ​​của cô ấy về tôi, sau khi tôi nghe xong, trong tâm tôi rất bình tĩnh, không muốn giải thích, biện giải, chỉ là tĩnh tĩnh nghe, sau đó tìm ở bản thân.

Còn có lần chồng nói với tôi lời kịch liệt, tôi không có cảm giác bất bình và ủy khuất trong tâm giống như trước đây, rằng luôn muốn nói lại mấy câu, bây giờ tôi cười một cái cho qua. Tôi nghĩ đây là thu hoạch khi tĩnh tâm học thuộc Pháp, là Đại Pháp đã hòa tan vào trong não, những thứ bất hảo đó không còn chỗ đứng. Cảm tạ Sư tôn!

2. Đề cao trong thực tu, trong mâu thuẫn

Tôi và đồng tu A đã quen biết nhau từ ngày 20 tháng 7 năm 1999, giúp đỡ lẫn nhau bước đi đến hôm nay, nghĩ lại thực sự rất có duyên phận.

Ở đây chúng tôi không có người điều phối, bởi vì hoàn cảnh gia đình hai người chúng tôi đều tốt, có thời gian, nên về phương diện chứng thực Pháp, chúng tôi làm nhiều việc hơn, như vậy thời gian hai chúng tôi ở bên nhau cũng nhiều hơn, một số đồng tu nói nhìn hai chị có thể thường ở bên nhau thật là tốt. Tôi cũng cảm thấy phối hợp làm việc với đồng tu A rất như ý. Tôi cảm thấy có thể đây là an bài của Sư phụ, vì tôi là người nóng nảy, làm việc bất cẩn, hơn nữa nói chuyện không chú ý tu khẩu, dễ tổn thương người khác, tự ngã rất mạnh, cũng rất mạnh mẽ. Nhưng đồng tu A là người khá thận trọng trong nói chuyện và làm việc, khéo léo, ở đâu làm gì cũng có thể nghĩ cho người khác, rất chú ý tu bản thân, khi chúng tôi bên cạnh nhau, các đồng tu đều rất thích cô ấy, tôi cũng nghĩ vậy, tôi nghĩ Sư phụ an bài cho tôi và đồng tu A bên cạnh nhau là muốn dùng thế mạnh của cô ấy để bù đắp thiếu sót của tôi. Cho nên trong tâm tôi luôn không có bất kỳ gián cách nào với đồng tu A.

Một ngày vào năm ngoái, khi chúng tôi từ nhà một đồng tu cao tuổi đi ra, đồng tu A bỗng nhiên nói với tôi rằng, gần đây khi tiếp xúc với đồng tu B và đồng tu C, các chị ấy đều nói với cô ấy một số ý kiến ​​về tôi. Cô ấy nói rằng cô ấy cũng trao đổi với họ, cô ấy vốn không muốn nói cho tôi biết, nhưng vì trách nhiệm với tu luyện của tôi, nên cần nhắc nhở tôi một chút. Sau khi nghe xong, tôi cảm thấy khó tiếp thu, vì đối với hai đồng tu này, tôi nghĩ bình thường mình đã làm rất nhiều việc cho các chị ấy, hơn nữa các chị ấy cũng rất tốt với mình, vậy đây là chuyện gì nhỉ? Đồng thời cũng có suy nghĩ về đồng tu A là: Chị cũng nghị luận sau lưng tôi.

Sau khi về nhà, trong tâm tôi trằn trọc, cảm thấy mọi người đều có ý kiến về mình, sao mình tu kém đến vậy, rất chán nản. Thông qua học Pháp, tĩnh tâm xuống nghĩ về ý kiến của đồng tu về tôi, trong con người tôi đều có những điều đó, chẳng phải tôi có nhân tâm nghiêm trọng không để người khác nói hay sao? Tôi phải khiêm tốn tiếp thu. Sau đó tôi tìm hai đồng tu ấy để trao đổi, xin lỗi để không sinh ra gián cách với họ, và làm những gì tôi nên làm cho họ. Thông qua chuyện này, tôi thấy mình có tâm tật đố và tâm oán hận đồng tu A, tật đố cô ấy được khen ngợi trong đồng tu, oán hận cô ấy nghị luận sau lưng tôi. Đồng thời tôi cũng không ngừng chỉ trích lỗi lầm của cô ấy, lời nói bất thiện, tôi đối đãi với đồng tu A như vậy mà vẫn không cảm thấy đã làm tổn thương cô ấy.

Có mấy lần đồng tu A nói với tôi rằng cô ấy cảm thấy lo sợ trong tâm, như thể có một tảng đá lớn áp xuống vậy. Khi đó tôi nghĩ rằng do cô ấy giận chồng mà ra, nên không quan tâm, không lâu sau cô ấy gặp phải bức hại, sau khi tôi biết và rất lo lắng, nhưng lập tức nghĩ là chúng tôi tu luyện có sơ hở, có thể do tâm ham làm việc hoặc do vấn đề không chú ý an toàn, v.v.. Chỉ có điều tôi không tìm ở tâm tính, về sau gặp đồng tu C nói về chuyện này, đồng tu C nói với tôi rằng, có khá nhiều nguyên nhân từ tôi, khi đó tôi rất sốc, cô ấy bèn nói với tôi tất cả những điều cô biết. Hóa ra đồng tu A có bất mãn rất lớn đối với lời nói và hành động của tôi, tích tụ rất nhiều oán khí, nhưng sợ tổn thương tôi nên không muốn trực tiếp nói với tôi, không nói thì trong tâm kìm nén lo sợ, thường nói hết với đồng tu C; đồng tu C cũng khuyên bảo cô ấy, dùng Pháp lý chia sẻ với cô ấy, đã nói vài lần, nhưng cuối cùng vẫn xảy ra vấn đề.

Sau khi tôi biết, bèn hướng nội tìm bản thân, nhớ lại những lời nói và hành động gần đây của mình đối với đồng tu A, mới nhận ra tính nghiêm trọng của vấn đề, trong tâm rất áy náy, hối hận vì lời nói và hành động của mình đã mang lại tổn thương quá lớn cho đồng tu. Tôi rơi nước mắt, trong tâm nói với Sư phụ: Sư phụ ơi! Đệ tử sai rồi, con đã làm điều khiến tà ác vui mừng, xin lỗi Sư phụ. Đồng thời trong tâm nói với đồng tu A: AA, xin lỗi đã làm tổn hại chị, mong chị tha thứ. Tôi muốn tìm hiểu tình hình của đồng tu càng sớm càng tốt, nhà cô ấy bị giám sát, tôi không đến đó, chỉ biết con của cô ấy ở đơn vị nào chứ không biết cụ thể ở đâu, tôi tìm khắp nơi, cuối cùng đã tìm được, nhưng cháu đang làm và không ra ngoài gặp tôi, tôi đã đợi bên ngoài rất lâu. Tôi cũng không hề oán cháu (về sau nghe đồng tu A nói cháu cũng bị cảnh sát quấy nhiễu).

Qua một tháng, đồng tu A trở về, khi tôi gặp cô ấy, tôi chân thành xin lỗi cô ấy, cô ấy đã nói hết rất nhiều điều mà lâu nay cô ấy không thích ở tôi, xem ra những điều này đã chất chứa rất sâu trong tâm cô ấy. Khi đó, sau khi tôi nghe xong, rất thản nhiên tiếp thu, bởi vì tôi đã biết trước những lời này từ đồng tu C. Nhưng sau khi tôi về nhà, trong tâm bắt đầu trằn trọc, tôi tự nghĩ điều này là gì vậy? Vì sao chính tai nghe lại khó chịu đến vậy, tôi minh bạch rằng đây là tâm không muốn nghe người khác nói, nó hình thành từ hậu thiên và đã quá nghiêm trọng rồi. Tôi không thể để nó can nhiễu tôi, tôi bèn phát chính niệm thanh trừ, nhưng trong tâm vẫn không thoải mái, vẫn suy nghĩ, thực chất vẫn là không vượt qua được nút thắt về việc cô ấy nói sau lưng tôi, chưa kể đồng tu A đã nói trực tiếp với tôi một số vấn đề nhỏ nhặt, tôi cảm thấy căn bản không đáng để tức giận cô ấy, đơn giản là chuyện nhỏ không cần làm to lên. Nhưng tôi cảm thấy khi đó trong não mình đầy rẫy tâm oán hận, tâm tranh đấu, tâm ủy khuất với cô ấy, sau đó tôi nghĩ như vậy là không được, tôi phải dùng Pháp để quy chính bản thân.

Hôm đó vừa hay tôi học đến đoạn Pháp này:

“Đó là trạng thái của khoan dung rộng lớn, từ bi đối với các sinh mệnh, và lý giải có thiện ý đối với hết thảy mọi thứ. Dùng cách nói của con người, [họ] đều có thể lý giải được người khác. Do đó có những lúc chúng ta không thể mang theo cái tâm của người thường quá mạnh mẽ, mà dùi sâu vào trong sừng bò, rồi mãi không ra nổi; càng nghĩ càng chấp trước, càng nghĩ thì cái tâm chư vị càng sôi lên, càng suy nghĩ thì ma kia lại càng lợi dụng.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Boston năm 2002, Giảng Pháp tại các nơi II)

Nhìn thấy đoạn Pháp này của Sư phụ, tôi không ngăn được những dòng nước mắt lăn dài trên mặt, nút thắt đó trong tâm đã được Sư phụ lấy xuống. Tôi ngộ rằng mình thiếu khoan dung, không thể bao dung người khác, không thể đủ lý giải người khác, dùi vào sừng bò và bị ma lợi dụng. Sau khi học Pháp xong, tôi nghĩ đến tất cả những chỗ tốt của đồng tu A, nghĩ đến mối quan hệ của chúng tôi, và thấy rằng cô ấy rất bao dung tôi, cô ấy chưa bao giờ tức giận tôi, có thể nhẫn và nhường nhịn, hơn nữa rất có khả năng chịu khổ, ví như khi chúng tôi cùng đi mua vật tư, cô ấy nói tôi yếu đuối, mỗi lần như vậy cô ấy đều giành cầm đồ nặng, lẽ nào tôi đã quên hết những điều này dưới sự dẫn động của tâm chấp trước?

Thực chất cô ấy bất mãn với tôi về những chuyện nhỏ, tôi nghĩ, trong tu luyện không có chuyện nhỏ, hướng nội tìm, tôi là người không chú ý tiểu tiết, còn đồng tu A ngược hẳn với tôi, cô ấy là người rất chú ý tiểu tiết. Hơn nữa, đồng tu A yêu cầu bản thân rất nghiêm khắc, do đó có thể lý giải được việc cô ấy không thích một số lời nói và hành động của tôi. Nghĩ đến những điều này, trong tâm tôi tràn ngập cảm giác có lỗi và kính trọng đối với đồng tu A, Sư phụ đã an bài cho tôi đồng tu tốt như vậy, tôi không những không trân quý mà còn tổn thương đồng tu, tôi thực sự tu quá kém.

Khi tôi gặp lại đồng tu A, hai chúng tôi cởi mở và đối đãi chân thành với nhau, cả hai đều rơi nước mắt. Gián cách giữa chúng tôi không còn nữa. Tạ ân Sư tôn!

Nếu có chỗ nào không ở trong Pháp, mong đồng tu từ bi chỉ chính.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/1/8/在矛盾中實修、提高-454291.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/2/19/207389.html

Đăng ngày 22-03-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share