Bài viết của phóng viên Minh Huệ Kim Hồng Di
[MINH HUỆ 07-03-2023] Mười sáu học viên Pháp Luân Đại Pháp tại 11 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương ở Trung Quốc đã bị kết án hoặc bị truy tố một lần nữa chỉ vì kiên định với đức tin của họ. Mười một người trong số họ đã từng phải thụ án tù hoặc đưa vào trại lao động ít nhất 10 năm, trước khi đối mặt với bản án mới.
Chỉ một năm sau khi một cư dân tỉnh Cam Túc được trả tự do sau khi thụ bản án 20 năm vì truy cập mạng truyền hình cáp để nâng cao nhận thức về cuộc bức hại Pháp Luân Công, ông lại bị bắt giữ một lần nữa và hiện đã bị truy tố.
Một cựu giảng viên đại học ở tỉnh Hắc Long Giang đã thụ án 14 năm, còn bị mất chồng và con trai lớn vì cuộc bức hại, cũng bị bắt và có thể bị truy tố.
Cuộc đàn áp Pháp Luân Đại Pháp vẫn tiếp diễn sau 23 năm, do vậy chúng ta có thể khẳng định rằng những trường hợp này chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, và những vụ việc tương tự có khả năng xảy ra trên khắp đất nước. Sau đây là tóm tắt về 16 trường hợp các học viên đang bị truy tố, bao gồm cả những bản án trong quá khứ và tình huống hiện tại của họ.
Chín học viên bị kết án tù sau bản án dài hạn trước đó
Một học viên bị kết án thêm hai năm tù sau khi từng thụ án 15 năm trước đó
Bà Lưu Mai, hiện 56 tuổi, người dân thành phố Đông Cảng, tỉnh Liêu Ninh, đã bị giam trong một trại lao động cưỡng bức trong 2 năm và bị bỏ tù thêm 13 năm nữa. Do bị tra tấn trong tù, bà mắc các bệnh về tim mạch, bệnh lao, teo não và suýt chết.
Bà Lưu lại bị bắt giữ vào tháng 11 năm 2021 và bị Tòa án quận Chấn An ở thành phố Đan Đông đưa ra xét xử vào ngày 13 tháng 12 năm 2022. Thẩm phán đã kết án bà hai năm tù và phạt bà 3.000 nhân dân tệ.
Bà Lưu lớn lên trong một gia đình hạnh phúc, có cha mẹ đều là giáo viên. Gia đình bà chuyển đến một thành phố lớn khi cha của bà thuyên chuyển công tác. Sau khi cha của bà Lưu được thăng chức, ông đã ly hôn với mẹ của bà. Kể từ đó, chứng kiến sự đau khổ của mẹ, bà Lưu đã có ác cảm với cha mình. Chỉ sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1995, bà Lưu mới có thể tha thứ cho ông ấy. Tại nơi làm việc, bà được bầu chọn là nhân viên xuất sắc thường niên.
Sau khi chính quyền cộng sản phát động cuộc bức hại, cảnh sát đã bắt giữ bà Lưu khi bà đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho môn tu luyện. Tại trại giam địa phương, nhiều lính canh đã ép bà trên nằm mặt đất, dùng dây đai hình chữ V và gậy tre đánh bà cho đến khi bà ngất đi. Cả bà Lưu và chồng đều bị kết án 13 năm tù vào năm 2002 chỉ vì nhất mực kiên định với đức tin của mình.
Một nữ học viên ở Thượng Hải bị kết án 15 tháng tù, sau nhiều năm bị giam giữ Trại lao động cưỡng bức và Nhà tù
Một số cảnh sát từ Đồn cảnh sát An Đình đã bắt giữ bà Trần Cầm Phương, cư dân quận Gia Định, Thượng Hải, vào ngày 23 tháng 12 năm 2021. Phiên tòa của bà được tổ chức tại Tòa án quận Tĩnh An vào ngày 18 tháng 1 năm 2023 và bà đã bị kết án 15 tháng.
Trước đây, chính quyền địa phương từng 4 lần tống giam bà Trần, 5 lần đưa bà vào trại lao động cưỡng bức và bỏ tù bà 2 lần, tổng thời gian là 10 năm giam giữ.
Cặp vợ chồng ở Thiểm Tây bị bắt và kết án tổng cộng 16 năm
Ông Vương Bình Sáng và bà Triệu Tây Quyên từ thành phố Hàm Dương, tỉnh Thiểm Tây đã bị bắt tại thành phố Tây An, thủ phủ của tỉnh Thiểm Tây. Sau phiên tòa xét xử tại Tòa án quận Nhạn Tháp vào ngày 16 tháng 12 năm 2021, ông Vương bị kết án 9 năm và bà Triệu 7 năm. Tòa án trung cấp thành phố Tây An đã bác bỏ kháng cáo của họ và giữ nguyên phán quyết ban đầu. Ông Vương bị đưa đến Nhà tù Vị Nam vào ngày 26 tháng 9 năm 2022, và bà Triệu bị đưa đến Nhà tù nữ Tây An vào tháng 1 năm 2023.
Ông Vương bỏ thuốc lá và cờ bạc sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Kể từ khi chính quyền bắt đầu cuộc bức hại, ông đã hai lần bị đưa vào Trại lao động cưỡng bức Tảo Tử Hà. Tại đó, ông bị nhốt trong lồng, bị đánh đập, bị phơi dưới ánh nắng chói chang vào mùa hè, ngâm mình trong nước đá vào mùa đông và bị buộc phải lao động không công. Có thời điểm ông tưởng chừng như không thể qua khỏi. Có một lần, cả ông Vương và bà Triệu đều buộc phải rời khỏi nhà và sống một cuộc sống cơ cực để tránh sự sách nhiễu liên tục của cảnh sát.
Minh họa: Bị nhốt trong lồng kim loại
Giáo sư đại học bị phán quyết thêm 3,5 năm tù sau bản án 13 năm
Bà Lưu Nhất Đào, 50 tuổi, cựu giáo sư tại Đại học Mở Giang Tây ở tỉnh Giang Tây, đã bị kết án 3,5 năm tù vào năm 2022 chỉ vì bà cự tuyệt từ bỏ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Bà hiện đang bị giam giữ tại Nhà tù nữ tỉnh Giang Tây.
Lần bắt giữ trước đây của bà Lưu là vào ngày 8 tháng 5 năm 2008. Tiếp đó, bà bị giam giữ tại một trại tạm giam trong vòng 9 tháng và bị chuyển đến Nhà tù nữ Giang Tây sau khi Tòa án quận Thanh Vân Phổ kết án bà 13 năm tù vào tháng 2 năm 2009. Bà được trả tự do vào đầu năm 2015.
Một cư dân Hồ Bắc bị kết án thêm bốn năm sau khi từng bị giam giữ 12 năm
Ông Liễu Đức Ngọc, cư dân thành phố Kinh Môn, tỉnh Hồ Bắc, bị bắt vào ngày 8 tháng 7 năm 2022 khi ông nói với mọi người về cuộc bức hại tàn bạo của chính quyền ĐCSTQ. Cảnh sát đã lục soát nơi ông thuê nhà, tịch thu kinh sách Pháp Luân Đại Pháp cùng các tài sản cá nhân khác của ông. Ông Liễu đã bị giam giữ trong Nhà tù Thành phố Kinh Môn kể từ đó. Tòa án quận Đông Bảo gần đây đã kết án ông thêm 4 năm tù.
Ông Liễu năm nay 67 tuổi, từng làm việc tại trung tâm phòng chống dịch bệnh của thành phố Kinh Môn. Kể từ khi cuộc đàn áp bắt đầu, ông đã nhiều lần bị bắt và bị giam giữ tổng cộng hơn 12 năm. Nhiều lần ông buộc phải rời khỏi nhà để tránh bị bắt và sách nhiễu.
Người phụ nữ Vân Nam bị kết án tù lần thứ tư
Nhân viên Phòng Công an thành phố Văn Sơn, tỉnh Vân Nam đã bắt giữ bà Lý Quần, cư dân huyện Nghiễn Sơn, tỉnh Vân Nam vào năm 2021. Bà Lý gần đây đã bị kết án thêm 6 năm và bị chuyển đến nhà tù. Trước đây, bà từng bị kết án 3 lần với tổng thời gian 13 năm tù, chỉ vì cự tuyệt từ bỏ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Công nhân máy móc nông nghiệp bị kết án 3,5 năm tù
Tòa án quận Nạp Khê ở thành phố Lô Châu, tỉnh Tứ Xuyên đã kết án bà Dương Thái Anh 3,5 năm tù và phạt bà 5.000 nhân dân tệ vào ngày 30 tháng 12 năm 2022.
Bà Dương từng làm việc tại Cục Máy móc Nông nghiệp huyện Nạp Khê. Sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, các bệnh mà bà mắc, bao gồm bệnh về thận, máu và đường ruột đều đã khỏi. Trong suốt 23 năm cuộc bức hại, bà Dương đã bị giam giữ trong một trại lao động cưỡng bức hai lần với tổng thời gian là 3,5 năm. Bà còn bị Tòa án quận Giang Dương kết án thêm 4,5 năm tù sau một vụ bắt giữ khác vào năm 2013.
Sau 11 năm bị giam cầm và tra tấn, người đàn ông Liêu Ninh lại bị kết án
Ông Lưu Toàn Vượng ở thành phố Hồ Lô Đảo, tỉnh Liêu Ninh đã bị giam giữ ba lần trong một trại lao động cưỡng bức và một lần trong nhà tù, với tổng thời gian lên đến 11 năm. Ông lại bị bắt vào ngày 19 tháng 8 năm 2022 và bị thẩm phán Trương Lượng của Tòa án quận Liên Sơn kết án 5 năm.
Bảy học viên đối mặt với việc bị truy tố
Một cư dân tỉnh Cam Túc lại bị đe dọa bỏ tù sau khi thụ bản án 19 năm
Cảnh sát bắt giữ ông Lý Văn Minh vào ngày 23 tháng 8 năm 2022 tại nơi ông tạm trú ở thành phố Lan Châu, tỉnh Cam Túc. Hiện ông đang bị giam giữ trong trại tạm giam Quả Viên ở thành phố Lan Châu. Công tố viên đe dọa kết án ông Lý 5 năm tù.
Ông Lý, hiện 58 tuổi, đã từng làm việc Nhà máy Đầu máy Lan Châu. Ông đã chèn sóng của một đài truyền hình cáp địa phương và phát các video chân tướng cuộc bức hại Pháp Luân Công. Kết quả là ông bị kết Tòa án Quận Thành Quan kết án 20 năm tù. Ông được trả tự do vào tháng 8 năm 2021.
Nữ học viên tiếp tục bị bức hại sau 14 năm tù phi pháp, chồng và con trai bà đã qua đời
Bà Khương Xuân Mai, từng giảng dạy tại trường Đại học Sư phạm Mẫu Đan Giang, tỉnh Hắc Long Giang. Sau khi cuộc bức hại bắt đầu, chồng bà là ông Kim Hựu Phong đã qua đời do bị tra tấn trong tù. Do bị bức hại, con trai bà là anh Kim Lộ Nghi cũng qua đời sau cha mình một thời gian. Chồng con bà qua đời khi bà đang phải chịu án tù phi pháp 14 năm.
Tháng 12 năm 2022, bà Khương lại bị bắt, đồng thời bị lục soát nhà ở. Hiện bà đang chăm sóc cha mẹ già tại nhà và đối mặt với việc có thể bị truy tố.
Một cư dân Hồ Bắc đối mặt với phiên tòa sau 12 năm tù phi pháp
Một số cảnh sát từ Phòng cảnh sát khu Xương Bình, Bắc Kinh đã bắt giữ cư dân địa phương là ông Bàng Hữu vào ngày 28 tháng 7 năm 2022. Ông đã bị truy tố và đối mặt với việc bị Tòa án Xương Bình đưa ra xét xử.
Ông Bàng năm nay ngoài 60 tuổi, đã từng làm việc trong chính quyền Bắc Kinh và sau đó trở thành quản lý một công ty bất động sản. Ông bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1998 nhưng bị mất việc sau khi cuộc bức hại bắt đầu. Ông bị kết án hai lần với tổng thời hạn tù lên đến 12 năm chỉ vì không chịu từ bỏ Pháp Luân Đại Pháp.
Kỹ thuật viên Thiên Tân từng thụ án tù phi pháp bảy năm, nay lại phải đối mặt với việc bị truy tố một lần nữa
Cảnh sát Thiên Tân đã bắt giữ cư dân địa phương là ông Hoàng Lễ Kiều vào ngày 4 tháng 10 năm 2022 và đưa ông vào trại tạm giam Hà Đông. Thẩm phán cố mở một phiên tòa qua mạng vào ngày 28 tháng 2 năm 2023, nhưng luật sư của ông đã yêu cầu tiến hành phiên tòa trực tiếp.
Ông Hoàng làm nhân viên kỹ thuật trong một nhà máy ống thép sau khi tốt nghiệp đại học năm 1988. Khi đảm nhận vị trí quản lý chất lượng thiết bị dụng cụ của phòng năng lượng, ông chưa bao giờ nhận hối lộ từ khách hàng hay lấy đồ công ty mang về nhà (trong khi đây là việc phổ biến xảy ra trong ngành này). Để giữ chân một nhân viên xuất sắc như ông, công ty đã ký hợp đồng lao động vô thời hạn với ông Hoàng.
Sau khi cuộc bức hại bắt đầu, ông Hoàng đã bị bắt và bị kết án lao động cưỡng bức ba lần. Do bị tra tấn khốc liệt, hai lần đầu ông bị nhiễm trùng đường tiểu. Sau khi được trả tự do sau thời gian chịu lao động cưỡng bức lao động lần thứ ba vào năm 2010, ông biết được công ty đã chấm dứt hợp đồng lao động với mình. Ông bị bắt trở lại vào ngày 7 tháng 4 năm 2012 và bị kết án 7 năm tù. Sức khỏe ông xấu đi khi bị tra tấn trong tù và ông còn mắc bệnh lao phổi.
Cư dân Thiểm Tây đối mặt với phiên tòa sau 13 năm bị tra tấn phi pháp trong tù
Bà La Trường Vân, một cư dân thành phố An Khang, tỉnh Thiểm Tây, đã bị một số cảnh sát từ Phòng cảnh sát Hán Tân bắt giữ vào ngày 30 tháng 5 năm 2022. Phiên tòa đầu tiên xét xử bà được tổ chức vào ngày 2 tháng 2 năm 2023.
Trước khi nghỉ hưu, bà La là giáo viên tại trường trung học cơ sở Hán Tân. Khi cuộc bức hại bắt đầu, bởi cự tuyệt từ bỏ đức tin của mình nên bà đã 3 lần bị kết án lao động cưỡng bức trong Trại lao động Nữ tỉnh Thiểm Tây.
Bà La bị bắt ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông năm 2008 và sau đó bị kết án 5 năm tù. Lính canh Nhà tù Nữ tỉnh Thiểm Tây đã bức thực bà và tiêm thuốc hủy hoại thần kinh vào cơ thể bà. Khi được trả tự do vào ngày 1 tháng 2 năm 2013, tinh thần bà La không ổn định và thị lực bị mờ. Các ngón tay bà bị biến dạng và sức khỏe ngày càng xấu đi.
Cựu công nhân kiểu mẫu 86 tuổi và vợ ông bị sách nhiễu
Cảnh sát từ đồn công an Hữu Nghị Lộ ở Thiên Tân đã đột nhập vào nhà ông Quách Đức Hữu hôm 13 tháng 2 năm 2023 và đe dọa ông không được rời khỏi nơi cư trú bởi ông đang phải chuẩn bị đối mặt với một phiên tòa. Vài tháng trước, ngày 15 tháng 10 năm 2022, vợ ông Quách là bà Hàn Ngọc Hà tới nhà một học viên khác và bị cảnh sát Đồn công an Qua Giáp Tự bắt giữ. Cùng ngày, nhà của vợ chồng ông bị cảnh sát lục soát.
Kể từ khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999, ông Quách, một cựu công nhân ở Thiên Tân, cùng vợ ông và con gái họ là cô Quách Thành Như đã bị giam giữ với tổng thời gian lên đến 31,5 năm tù chỉ vì tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/3/7/457493.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/3/20/207739.html
Đăng ngày 22-03-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.