Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 14-12-2022] (Tiếp theo Phần 1)

Bị bắt giữ sau khi chèn sóng truyền hình ở Cam Túc

Khi trốn tới tỉnh Sơn Đông, tôi đã gặp một số đồng tu đồng hương. Chúng tôi cùng cho rằng mặc dù chúng tôi đang sống lưu lạc, nhưng chúng tôi vẫn phải làm điều gì đó để phơi bày sự dối trá của ĐCSTQ. Ấn tượng với hiệu quả của việc chèn sóng truyền hình ở Trường Xuân, chúng tôi cũng muốn làm theo cách đó.

Sau khi học kỹ năng kỹ thuật và chuẩn bị hàng loạt những thứ cần thiết, tôi đã cùng một học viên khác từ tỉnh Hắc Long Giang mang theo hơn 20 thiết bị chèn sóng truyền hình từ tỉnh Sơn Đông tới thành phố Lan Châu ở tỉnh Cam Túc. Kế hoạch ban đầu là chúng tôi đã chia sẻ những kỹ năng kỹ thuật cần thiết cho học viên Lan Châu, nhưng do không đủ nhân lực, nên tôi đã quyết định sẽ tham gia chèn sóng.

Sau khi tất cả mọi người tham gia nắm vững những kỹ thuật cần thiết, chúng tôi đồng ý sẽ tiến hành chèn những video giảng chân tướng vào sóng truyền hình vào lúc 7 giờ tối ngày 17 tháng 8 năm 2002. Đến lúc 7 giờ tối thì trời vẫn còn rất sáng và có nhiều người qua lại trên đường. Tôi nghĩ rằng nếu trời mưa thì sẽ tốt hơn vì sẽ ít người qua lại hơn. Sau đó, trời quả thực bắt đầu nổi gió và đổ mưa lớn. Khi chúng tôi chuẩn bị bắt đầu chèn sóng thì mưa lại ngớt.

Ngày hôm đó, chúng tôi đã thành công chèn sóng vào giữa “Tân Văn Liên Bá–Chương trình thời sự của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc” ở một số khu vực của tỉnh Cam Túc và thành phố Tây Ninh của tỉnh Thanh Hải, cũng như bốn kênh truyền hình địa phương ở Lan Châu.

Sau khi chèn sóng thành công, tôi đã chia tay các học viên Lan Châu và bắt xe buýt về thành phố Nghi Hưng (địa phương thuộc sự quản lý của thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô) để ghé thăm người thân đang làm việc ở đó trước khi quay trở về Sơn Đông.

Do bất cẩn, điện thoại của tôi đã bị định vị khi tôi gọi điện cho các học viên ở Tây Ninh. Công an tỉnh Giang Tô và Công an thành phố Vô Tích đã phi pháp bắt giữ tôi. Sau này tôi mới biết, rằng sau tập đoàn lưu manh Giang Trạch Dân biết về vụ chèn sóng thì đã lập ra một tổ chuyên án, huy động toàn bộ nguồn lực để nhanh chóng “phá án” bắt những người liên quan bằng mọi giá. Tên của tôi nằm đầu tiên trong danh sách truy nã.

Sự tra tấn ở trong trại tạm giam Nghi Hưng

Sau đó, tôi bị đưa tới trại tạm giam Nghi Hưng ở tỉnh Giang Tô. Tôi bị trói tay và xích lại. Tôi đã tuyệt thực và bị bức thực, sau đó bị còng vào một vòng tròn gắn ở trên sàn nhà suốt cả đêm. Tôi không thể nằm hay đứng, và phải duy trì ở trong tư thế vô cùng đau đớn và khó chịu, mỗi giây phút đều đang bị hành hạ.

Ngày hôm sau, tôi bị đưa tới một nhà khách công an ở Nghi Hưng để thẩm vấn. Tôi không được phép ngủ và sáu đặc cảnh chia ba ca thay phiên canh gác tôi. Họ đã thử dùng mọi thủ đoạn để khai thác thông tin từ tôi nhằm tìm ra những người liên quan tới vụ chèn sóng truyền hình và chúng tôi đã lấy thiết bị từ đâu.

Họ rất tức giận khi không moi được thông tin gì từ phía tôi. Một cảnh sát đã dùng chổi lau nhà bẩn để đập thô bạo vào đầu và mặt tôi. Một người khác tát vào mặt tôi khiến tôi bị thủng màng nhĩ ở tai và thính giác của tôi bị suy giảm nghiêm trọng. Họ ép tôi ngồi trên một chiếc hộp gỗ hình chữ nhật trong nhiều ngày mà không được ngủ. Vô cùng khó chịu.

Bị đưa tới trại tạm giam Số 2 Lan Châu

Một tháng sau, tôi bị chuyển tới trại tạm giam Số 2 Lan Châu mới được xây dựng ở tỉnh Cam Túc. Bởi ở đó tôi từ chối lao động cưỡng bức, họ đã còng tay tôi ra sau lưng và cùm tôi lại. Họ dùng xích nối còng tay và cùm chân của tôi lại với nhau để tôi không thể đứng thẳng cũng như không thể nằm hoặc ngồi xuống. Tôi đã bị còng như vậy trong suốt hai tuần lễ.

7c23bb106a8931bd38d7ae1d75861c27.jpg

Minh họa tra tấn: Xích vào một vòng tròn sắt gắn cố định trên mặt đất

Uy lực siêu thường của Pháp Luân Công

Trong trại tạm giam, tôi gặp trưởng buồng giam, một tay lừa đảo có tiếng ở Lan Châu. Trước khi tôi đến, anh ấy đã biết một số chân tướng Pháp Luân Công từ một học viên khác, do đó, sau khi tôi được chỉ định vào cùng buồng giam, anh ấy thường hỏi tôi về những điều trong tu luyện.

Anh ấy nói với tôi rằng mình từng tranh luận với học viên Pháp Luân Công về đề tài Thần Phật và tu luyện. Lúc lên giường ngủ, đầu óc anh ấy vẫn cuồn cuộn sôi trào những lời tranh luận. Đột nhiên, anh ấy nhìn thấy một quang ảnh của vị Phật phát ra ánh sáng trắng trước mắt. Anh ấy kinh ngạc đến mức ngồi phắt dậy. Kể từ đó, anh ấy tin là có Thần, Phật và hiểu tại sao học viên Pháp Luân Công lại kiên định đức tin của họ.

Trong lúc nghỉ ăn trưa của một ngày nọ, hai người chúng tôi đang trò chuyện. Đột nhiên anh ấy nhìn tôi chăm chú. Tôi lấy làm lạ nên hỏi anh ấy: “Có chuyện gì vậy?” Anh ấy không trả lời mà xua tay ra hiệu tôi đi chỗ khác. Sau khi tôi bước sang một bên, anh ấy gọi một tù nhân trẻ đang trực ca tới, chăm chú nhìn người đó một hồi rồi xua tay bảo anh ấy về trực ca tiếp.

Anh ấy nói với tôi: “Anh đã tu thành rồi. Vừa rồi khi chúng ta nói chuyện, tôi thấy một luồng năng lượng màu trắng phát ra từ bụng dưới của anh, dần dần lan ra bao lấy toàn thân anh. Nó càng ngày càng trắng và sáng hơn. Tôi đã rất kinh ngạc.” Anh ấy còn nhìn thấy năng lượng màu đen bao phủ lấy toàn thân người tù nhân trẻ kia.

Những hiện tượng siêu thường mà anh ấy nhìn thấy đã cho anh ấy có nhiều tín tâm để tu luyện. Trước đó, khi tôi khuyên anh ấy đọc sách Pháp Luân Công của tôi, anh ấy luôn nói sẽ đọc, nhưng chẳng bao bao giờ thực hiện. Lần này, sau khi nhìn thấy năng lượng phủ quanh tôi, anh ấy đã cầm cuốn sách Chuyển Pháp Luân và bắt đầu chăm chú đọc. Khi đọc xong bài giảng thứ ba, anh ấy nhận ra bệnh viêm ruột nhiều năm của mình không rõ đã khỏi từ lúc nào và anh ấy có thể ăn nhiều thứ mà trước đây phải kiêng khem. Anh ấy hoàn toàn tín phục sự thần kỳ và siêu thường của Pháp Luân Công.

Ngày 4 tháng 9 năm 2003, khi tôi bị chuyển tới Nhà tù Lan Châu để thụ án 19 năm, anh ấy còn tìm người để nhờ người đó chăm lo cho tôi để tôi không bị ngược đãi trong hoàn cảnh mới. Tôi nghe nói rằng không lâu sau đó anh đã được ra tù và bắt đầu mở một công ty để làm ăn kinh doanh.

Sự bức hại trong Nhà tù Lan Châu

0c40ac5ca7acae2dd43bce5d18143d71.jpg

Nhà tù Lan Châu

Nhà tù Lan Châu (hay còn gọi là Nhà tù Đại Sa Bình) nằm ở phía bắc sông Hòang Hà ở Lan Châu. Nhà tù có một khu sản xuất và một khu sinh hoạt với tổng diện tích 349.000km2 . Nơi đây giam giữ hơn 4.000 tù nhân và có hơn 1.000 lính canh. Tù nhân bị cưỡng bức làm mọi công việc dành cho lao động tự do gồm mài đá quý, khâu bóng, sản xuất bóng đèn và lồng đèn, dệt thảm, đan áo len, làm cửa ra vào và cửa sổ sắt. Kể từ năm 2001, tất cả nam học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Cam Túc đều bị giam giữ tại đây.

Ban đầu, nhà tù từ chối tiếp nhận tôi sau khi tôi không đạt điều kiện trong cuộc khám sức khỏe đầu vào. Cảnh sát phải đưa tôi trở lại trại tạm giam. Ngày 2 tháng 11 năm 2003, nhà tù đồng ý nhận tôi nên tôi đã bị đưa trở lại đó. Ngay khi tới nơi, tôi đã bị đưa vào phòng biệt giam và vài tù nhân ở đó đã đánh đập tôi tàn nhẫn nhằm cố gắng làm hài lòng lính canh. Họ cạo trọc đầu tôi, lột quần áo của tôi và cưỡng chế tôi mặc quần áo của tù nhân cũ.

Các phòng biệt giam trong nhà tù này ban đầu được thiết kế ở trong khu sản xuất. Nó có một dãy gồm 30 phòng với cửa ra vào ở hai bên. Kích thước mỗi phòng biệt giam là 6m2 và không có cửa sổ. Có chiếc giường xi măng gồ ghề được làm bằng đá, phía trước để một chiếc bồn vệ sinh làm bằng một chiếc máng dài 30 đến 40 cm.

Phòng biệt giam được một nhóm 8 đến 10 tù nhân canh gác theo ca, ca đêm có hai người. Họ có thể còng tay và tra tấn nạn nhân tùy ý. Sau này các phòng biệt giam được chuyển tới tầng hầm của khu nhà ở. Mỗi phòng có một chiếc “giường chết” (dụng cụ tra tấn) và một chiếc ghế sắt. Nó được cách âm bằng những tấm tường xốp, nên âm thanh không thể lọt ra ngoài.

Bởi tôi từ chối hợp tác với lính canh, họ đã cùm chân tôi bằng bộ xích nặng nhất với khối lượng 19kg. Tôi phải nhờ tới sự trợ giúp để đi vệ sinh. Tám ngày sau, tôi bị đưa tới “Đội tiếp nhận” (bộ phận tiếp nhận tù nhân mới) của nhà tù và bị ép phải học thuộc lòng các nội quy nhà tù.

764fd0215b2f59ccd481b65358868c72.jpg

Minh họa tra tấn: Đeo cùm chân

Đội tiếp nhận bản chất là nơi chuyển tiếp, ngoài lao động cưỡng bức, các tù nhân mới nhận vào ở đây phải cách xếp hàng ra làm sao và học thuộc quy định nhà tù. Hầu hết người mới sẽ ở đây khoảng 2 tháng trước khi được phân về các khu vực sản xuất khác nhau. Khi tôi bị đưa tới đội tiếp nhận này, có hơn 10 học viên đã ở đó gồm 6 học viên bị kết án phi pháp vì chèn sóng truyền hình. Một học viên khác là anh Lưu Chí Vinh đã bị kết án 18 năm tù vì chèn sóng truyền hình đã bị chuyển tới Nhà tù Thiên Thủy trước khi tôi đến và sau đó anh ấy đã bị tra tấn đến chết.

Vài lính canh chủ quản vô cùng tàn ác. Họ xúi giục thuộc hạ tra tấn học viên Pháp Luân Công. Khi các học viên từ chối lao động cưỡng bức, giáo đạo viên Vương Trường Lâm của đội tiếp nhận đã ra lệnh treo họ lên bằng còng tay ở trong phân xưởng. Tôi đã tận mắt nhìn thấy ông Tất Văn Minh (sau này đã qua đời vì cuộc bức hại) và ông Cường Tiểu Nghi bị treo trong phân xưởng.

Trưởng lính canh phòng số 1 là Hà. Ông ta từng là giáo đạo viên, nhưng bị giáng chức làm trưởng nhóm ở đội tiếp nhận vì một số vi phạm. Khi ở đó, tôi thường nhìn thấy một số học viên bị còng tay và treo người lên trong phân xưởng vì không phục tùng sự quản lý của họ.

Tại thời điểm đó, hầu hết các học viên lần đầu bị tra tấn tại đội tiếp nhận. Sau khi kết thúc thời gian đào tạo, hầu hết họ đều bị giam trong Nhà tù Lan Châu và một số bị đưa trở lại các nhà tù khác ở địa phương nơi họ sinh sống.

Nhà tù Lan Châu cũng là nơi mà những tay chân Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo chính quyền cộng sản, thủ phạm ra lệnh bức hại Pháp Luân Công, rất muốn đến thị sát. Đầu năm 2004, La Cán, khi đó là giám đốc của Ủy ban Chính trị Pháp luật (UBCTPL) trung ương đã đến thị sát Nhà tù Lan Châu sau 1 năm nhậm chức. Đến năm 2009, Chu Vĩnh Khang (người kế nhiệm La Cán) cũng làm điều tương tự. Ngô Ái Anh, bộ trưởng của Bộ Tư pháp ĐCSTQ, cũng tới thị sát Nhà tù Lan Châu 2 lần. Ngô Chí Minh, cháu trai Giang và là Bí thư UBCTPL Thượng Hải cũng đã đến thị sát nhà tù này 2 lần.

Lính canh Hà từng đánh đập một học viên ở thành phố thành phố Vũ Uy. Tất cả học viên Pháp Luân Công ở đội tiếp nhận đã tuyệt thực để phản kháng. Sau khi phản kháng, những người từng giam giữ ở đó nhiều lần trong số chúng tôi đã bị chuyển tới các khu sản xuất khác.

Sang chấn não do đánh đập

Tôi bị chuyển tới khu 4 của Nhà tù Lan Châu vào tháng 6 năm 2004. Tại đây tôi gặp ông Thưởng Cụ Bân, người học viên đã tham gia vào việc chèn tín hiệu truyền hình ở thành phố Bạch Ngân. Ông từng là công tố viên của Viện Kiểm sát thành phố Bạch Ngân ở tỉnh Cam Túc. Ông Trương Quảng Lợi, một học viên khác trợ giúp ông Thưởng trong vụ chèn sóng, đã bị bức hại tại khu 9 của Nhà tù Lan Châu.

Vụ chèn sóng ở thành phố Bạch Ngân lúc đó đã vô cùng thành công và gây chấn động trong xã hội. Những người xem video chân tướng đều cho rằng các học viên Pháp Luân Công đã được khôi phục thanh danh. Ông Thường và ông Trương đã bị kết án 11 và 12 năm tù. Thành phố Bạch Ngân còn là một trong những nơi đàn áp Pháp Luân Công nghiêm trọng nhất.

Hầu hết các học viên bị giam giữ trong Nhà tù Lan Châu từ năm 2010 bị tra tấn theo lệnh của Phòng 610 thành phố Bạch Ngân. Ông Thường bị trưởng khu giam giữ Cao Chấn Đông tra tấn tới mức bị suy nhược thần kinh. Nghe nói sau khi được trả tự do, tình trạng của ông cũng không tốt lên chút nào và vẫn hay ra khỏi nhà đi lang thang.

Tôi bị trưởng buồng giam Ngụy Hoành Vĩ và ba tù nhân khác giám sát. Ngụy, ngoài 20 tuổi, quê gốc ở thành phố Lan Châu. Ban đầu, chúng sống rất hòa thuận, nhưng hai tháng sau, anh ta bắt đầu soi mói tôi suốt cả ngày. Vào tháng 9 và tháng 10 năm 2004, sự ức hiếp của anh ta bắt đầu leo thang, anh ta đánh đập và lăng mạ tôi. Khi đó người tôi khá yếu. Anh ta từng cuốn chăn vào tôi, đánh đập và đá tôi rất dã man. Mũi của tôi bị chảy máu và tôi bị sang chấn nhẹ.

11f89c79c274dc1bca4e02570279a0ae.jpg

Minh họa tra tấn: Đánh đập tàn bạo

Khi ba tù nhân khác được chỉ định giám sát tôi biết về vụ đánh đập, họ đã trình báo với lính canh phụ trách, nhưng họ không làm bất cứ điều gì. Các tù nhân khác cũng bày tỏ sự thông cảm đối với tôi và khuyên tôi tới bộ phận quản lý để nộp đơn khiếu nại, nhưng tôi đã không làm vậy.

Một buổi sáng vào giữa tháng 10 năm 2004, mũi của tôi bắt đầu chảy máu trước khi tôi ngủ dậy. Tôi bết đó là do đầu tôi bị xuất huyết vì sự đánh đập của Ngụy. Tôi sử dụng giấy vệ sinh để thấm máu. Máu chảy ra khoảng 10 phút và thấm hết nửa cuộn giấy vệ sinh. Sau đó, tôi cảm thấy nhẹ đầu và tinh thần minh mẫn hơn.

Một đêm nọ, tôi yêu cầu chuyển sang buồng gia khác để tách khỏi Ngụy. Nếu tôi tiếp tục ở đây, tôi có thể bị anh ta đánh đến chết. Phó giáo đạo viên họ Chí dường như không quan tâm tới chuyện đó, nhưng mấy ngày sau, tôi bất ngờ được chuyển tới trung đội 1 của khu 2.

Lính canh ở khu 2 có vẻ khá khách sáo đối với tôi và họ đã sắp xếp một nhân vật giang hồ khá có tiếng trong thế giới ngầm ở Lan Châu giám sát tôi. Ông ấy họ Quan và bản án của ông được đổi từ chung thân sang có thời hạn. Ông ấy chú ý chăm lo cho tôi trên mọi phương diện và từ chối làm tay sai để hài lòng chính quyền ĐCSTQ. Tôi đã mất liên lạc với gia đình sau khi bị bắt giữ phi pháp, nên ông ấy đã giúp tôi rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày của mình. Tôi cũng coi ông ấy như huynh trưởng của mình.

Biệt giam, cấm ngủ và cưỡng bức chuyển hóa

Học viên bị cầm tù lên tới đỉnh điểm vào năm 2004 và 2005 với con số hơn 120 người.

Nhà tù đã phát động một đợt bức hại khác nhắm vào học viên Pháp Luân Công vào ngày 1 tháng 11 năm 2005. Một số học viên bị nhốt trong phòng biệt giam và 4 tù nhân thay phiên nhau giám sát. Các học viên không được phép ngủ và chỉ được cung cấp một chiếc bánh bao và một cốc nước nhỏ mỗi ngày. Đồng thời, họ còn bị tẩy não cường độ cao. Một số học viên khác bị còng tay và cùm chân, một số bị treo người lên bằng còng tay và bị tra tấn. Nhiều học viên bị tra tấn đến gần chết.

Sau khi ĐCSTQ thay hàng ngũ lãnh đạo vào năm 2003, Ngô Ái Anh trở thành Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Bà ta là người thân cận của Bí thư tỉnh ủy Sơn Đông Ngô Quan Chính và đã được thăng chức làm lãnh đạo của Bộ Tư pháp vì sự bức hại tàn bạo của bà ta với Pháp Luân Công.

Sau khi nhậm chức ở Bộ Tư pháp, Ngô đã tích cực tổ chức cưỡng chế tẩy não và dùng bạo lực chuyển hóa học viên Pháp Luân Công ở trong tất cả các nhà tù trên khắp Trung Quốc và cố gắng ép họ chuyển hóa với nỗ lực buộc tất cả học viên từ bỏ đức tin của mình.

Vào khoảng giữa tháng 10 năm 2005, Sở Tư pháp Cam Túc thuộc Bộ Tư pháp và Phòng 610 đã sắp xếp một người của một trường đại học ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây tích cực phối hợp với người của chính quyền để diễn giảng tẩy não đối với chúng tôi. Sau đó, mỗi khu thành lập một tổ chuyên trách chuyển hóa, gồm hai lính canh và bốn tù nhân. Họ đưa từng học viên vào phòng tối và cưỡng chế tẩy não.

Giám đốc Nhà tù Lan Châu Dương Vạn Thành cùng phó giám đốc, trưởng bộ phận và một số người khác đã tới khu 2 để gia tăng sức ép. Trưởng khu 2 Vương Mỗ Trung đã nói chuyện với tôi một tiếng đồng hồ, nhưng tôi kiên quyết từ chối từ bỏ đức tin của mình.

Sau đó, tôi bị nhốt trong phòng biệt giam 1 tháng (từ ngày 8 tháng 11 tới ngày 7 tháng 12 năm 2005). Diện tích phòng là 6 hoặc 7m2 với một chiếc cửa sổ nhỏ, giường bê tông kích thước 1,5x2m và một nhà vệ sinh bệt ngay bên cạnh. Nó rất lạnh. Hai người một giám sát tôi và tôi được cung cấp một chiếc bánh bao mỗi ngày.

Một tháng sau, tôi được thả ra khỏi phòng biệt giam, nhưng ngay sau đó lại bị đưa tới một phòng tối nhỏ, nơi có bốn người thay phiên nhau giám sát tôi, mỗi ca hai người. Họ cố gắng chuyển hóa tôi bằng vũ lực. Lúc này thân thể tôi đã vô cùng hư nhược. Tôi bị ép phải ngồi trên ghế đẩu nhựa nhỏ và bị cấm ngủ chín ngày liên tiếp. Khi tôi bị ngất, họ đã để tôi lên một chiếc ghế đẩu vuông và để cho tôi ngủ hơn 4 tiếng đồng hồ. Sau đó, họ cấm tôi ngủ trong ba ngày. Tôi không biết tôi có thể chịu được bao lâu hay khi nào điều này kết thúc. Mỗi một phút giây đều cảm thấy rất dài, một ngày đúng là dài tựa một năm!

Họ đã mở những video bôi nhọ Pháp Luân Công từ 17 tới 18 tiếng mỗi ngày, đặc biệt là vụ tự thiêu giả tại Quảng Trường Thiên An Môn. Họ còn ép chúng tôi phải đọc các cuôn sách sách phỉ báng Pháp Luân Công.

11c2f3579f3100afd65532eea6b590da.jpg

Minh họa tra tấn: Cưỡng bức ngồi trên ghế đẩu nhỏ

Có một lính canh họ Lộ, là người đã tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành kỹ thuật của Đại học Lan Châu. Anh ta cho rằng mình có tri thức tương đối cao, có tài năng và giỏi hùng biện. Chúng tôi đã nói chuyện hơn 10 lần trong hai tuần và mỗi lần chúng tôi đều tranh luận kéo dài vài tiếng đồng hồ. Cuộc tranh luận của chúng tôi đôi khi rất căng thẳng. Tôi đã lý luận với anh ta một các có lý có cứ. Cuối cùng khi đuối lý, anh ta đã đoạn chương thủ nghĩa trích dẫn một câu trong cuốn Chuyển Pháp Luân. Tôi đã lập tức chỉ ra mánh khóe của anh ta, nên anh ta đã cưỡng từ đoạt ly cố cãi: “Hiện giờ chính phủ đang cấm Pháp Luân Công, nên các anh không được phép luyện”.

Mẹ tôi đau buồn sinh bệnh mà ôm hận qua đời

Ngày 4 tháng 1 năm 2007, cảnh sát sắp xếp cho người nhà gọi điện cho tôi. Khi đó, tôi đã mất liên lạc với gia đình trong gần 5 năm. Tôi hồi hộp và lo lắng về cuộc điện thoại, nghĩ rằng chắc hẳn đã chuyện chẳng lành đã xảy ra.

Sau khi nói đôi lời với em gái, họ đặt điện thoại bên tai mẹ tôi và tôi có thể nghe thấy tiếng thở nặng nề của mẹ. Tôi gọi: “Mẹ! Mẹ! Là con đây!” Nhưng không có tiếng phản hồi từ mẹ tôi vì bà lúc đó đã bị hôn mê. Tâm tôi trĩu nặng.

Sau đó tôi được biết rằng vào Tết Nguyên đán, khi mẹ tôi nhìn thấy tất cả các con của bà đều tới, trừ tôi và vợ cũ, bà đã cảm thấy vô cùng kích động và bị đột quỵ. Bà đã phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Gia đình tôi đã cố gắng tìm trăm phương ngàn kế để có thể gọi điện cho tôi. Đêm đó khi tôi nói chuyện điện thoại xong, thì mẹ tôi cũng qua đời.

Tôi cảm thấy đau buồn và nghĩ: Nếu không có cuộc bức hại này thì mẹ tôi vẫn còn! Tôi ước mình có thể gội đầu và rửa chân cho mẹ thêm vài lần nữa. Nhưng tôi không có sự tự do. Tôi vì cố gắng để thế nhân minh bạch chân tướng Pháp Luân Công, kiên trì giữ vững tin ngưỡng của mình, mà lại bị [chính quyền] cưỡng chế chuyển hóa, khiến cửa nát nhà tan.

Xem tiếp Phần 3

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/12/14/453091.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/1/6/206061.html

Đăng ngày 14-03-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share