Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

[MINH HUỆ 31-01-2023] Bà Khương Xuân Mai, một cư dân của thành phố Mẫu Đơn Giang, tỉnh Hắc Long Giang, đã bị bắt vào cuối năm 2022 vì đức tin vào Pháp Luân Công. Bà Khương đã tuyệt thực để phản bức hại, và 3 ngày sau, cảnh sát đã để bà tại ngoại. Hiện bà đang ở nhà chăm sóc cho cha mẹ già và có khả năng đối diện với truy tố.

Vụ bắt giữ gần đây nhất của bà Khương xảy ra chỉ 6 năm sau khi bà ngồi tù 14 năm oan sai vì kiên định đức tin của mình. Chồng và con trai lớn của bà lần lượt qua đời trong khi bà đang bị cầm tù.

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc đàn áp kể từ tháng 7 năm 1999.

Bà Khương, nguyên giảng viên của Khoa Ngoại ngữ Trường Đại học Sư phạm Thành phố Mẫu Đơn Giang, đã bị bắt tại nhà vào ngày 18 tháng 12 năm 2022. Công an lục soát nhà và lấy đi 1 máy tính xách tay, 3 điện thoại di động, 1 máy tính bảng, 1 máy in, các sách Pháp Luân Đại Pháp, và 550 Nhân dân tệ tiền mặt của bà. Bà đã từ chối ký vào bất kỳ văn bản nào mà cảnh sát đưa ra.

Cảnh sát đã bắt bà Khương đứng bên cạnh chiếc xe đạp của bà và cố chụp ảnh để làm bằng chứng chống lại bà. Bà từ chối làm theo và bị cưỡng chế vào xe cảnh sát trong khi đang bị bịt mắt. Một cảnh sát đấm vào mũi và ngực bà. Nhằm đạt mục đích tạm giữ hình sự bà, cảnh sát đã cưỡng chế bà khám sức khỏe và tiêm vắc-xin COVID-19. Bà đã tuyệt thực và được tại ngoại 3 ngày sau đó.

Trong vụ bắt giữ gần đây nhất của bà Khương, cảnh sát ngụ ý rằng họ đang cố gắng truy tố bà vì trước đó vào ngày 27 tháng 3 năm 2020 bà đã bị bắt vì phân phát tài liệu thông tin về Pháp Luân Công. Khi đó, cảnh sát đã lấy chìa khóa nhà của bà và lục soát ngôi nhà, nơi bà ở chung cùng với cha mẹ. Để tránh bị bức hại thêm nữa, bà Khương phải sống xa nhà để trốn cảnh sát, nhưng rồi đã bị bắt lại vào 2 năm sau đó.

Dưới đây là một bản tóm lược ngắn gọn về sự bức hại mà bà Khương và gia đình bà đã phải chịu đựng suốt 23 năm qua:

Bà Khương và chồng bà, ông Kim Hựu Phong, bị bắt vào ngày 20 tháng 7 năm 1999 và bị giam vài ngày. Khi thấy sự kiên định đức tin của họ, cảnh sát đã chuyển họ đến Trại tạm giam Mẫu Đơn Giang trước Tết Trung thu (ngày 24 tháng 9). Họ bị giam giữ ở đó 15 ngày.

Bà Giang lại bị bắt vào tháng 3 năm 2000 và bị tạm giam hành chính 15 ngày.

Ngày 22 tháng 6 năm 2000, bà Khương bị bắt và đưa đến trại tạm giam địa phương. Bà bị giam giữ hình sự và được thả 3 tháng sau đó. Thời điểm đó, chồng bà đang bị giam ở trong một trại lao động, và đứa con trai nhỏ Kim Lộ Nghi mới 7 tuổi của họ bị bỏ lại ở nhà một mình.

Bà Khương và một học viên khác đã bị bắt vào tháng 11 năm 2001. Tiền mặt và điện thoại trị giá hàng nghìn Nhân dân tệ của họ đã bị tịch thu và cảnh sát từ chối trả lại tài sản cho họ sau khi thả họ.

Bà Khương và chồng bà bị bắt vào ngày 22 tháng 10 năm 2003. Ông Kim bị kết án 13 năm trong Nhà tù Mẫu Đơn Giang; bà Khương bị kết án 14 năm trong Nhà tù Nữ Hắc Long Giang. Khi đó, cậu con trai thứ hai Kim Phán Phán của họ mới 15 tháng tuổi và vẫn đang còn bú mẹ.

2010-9-26-featurephotos-64--ss.jpg

Ảnh minh họa tra tấn: Bị đánh đập tàn nhẫn

Ông Kim bị tra tấn dã man ở trong tù. Ông bị đánh đập, treo người, biệt giam, phơi mình giữa thời tiết lạnh giá; bị bỏ đói, bị bức thực và bị sốc điện bằng dùi cui điện vào vùng kín. Sau đó, ông mắc bệnh lao nặng nhưng đến 10 tháng sau ông mới được tạm tha y tế vào tháng 6 năm 2008.

Con trai lớn của hai vợ chồng đã tròn 20 tuổi khi ông Kim được trả tự do. Dù biết bệnh lao rất dễ lây nhưng anh vẫn ngày đêm tận tâm chăm sóc cho cha mình. Không lâu sau khi ông Kim qua đời vào ngày 21 tháng 1 năm 2009, con trai ông cũng mất vì bị nhiễm bệnh, khi mới 23 tuổi.

Bà Khương đã bị đơn vị công tác sa thải sau khi được trả tự do. Bà chuyển đến huyện Long Giang ở thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ vào năm 2018 để chăm sóc cha mẹ và làm các công việc bán thời gian để mưu sinh.

Bài liên quan:

Giáo viên thể dục Ông Kim Hựu Phong qua đời sau 5 năm bị giam cầm (Ảnh)

Kim Hựu Phong, một giáo viên tại Trường Đại học Sư phạm Mẫu Đơn Giang, bị tra tấn trong Nhà tù Mẫu Đơn Giang (Ảnh)

Vì bị bức hại, các học viên từ Đại học Sư phạm Mẫu Đơn Giang đã bị chết và mất nhà

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/1/31/456303.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/2/14/207322.html

Đăng ngày 02-03-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share