Bài viết của Anh Tử, phóng viên báo Minh Huệ
[MINH HUỆ 16-07-2020] Ngày 15 tháng 7 vừa qua, Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp tại Canada đã trình lên Ngoại trưởng François-Philippe Champagne danh sách thủ phạm nhân quyền, nhằm kêu gọi cuộc điều tra những người này vì tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp (còn được gọi là Pháp Luân Công) ở Trung Quốc.
Pháp Luân Công là một môn tu luyện thiền định dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Chính sách bức hại trên toàn quốc đã được thực thi thông qua Phòng 610, một tổ chức kiểu Gestapo của Đức quốc xã, được thành lập theo lệnh của Giang Trạch Dân vào ngày 10 tháng 6 năm 1999.
Ông Lý Tấn của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp tại Canada cho biết, đứng đầu danh sách là cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân, kẻ ra lệnh đàn áp Pháp Luân Đại Pháp vào tháng 7 năm 1999. Gần 300 trang bằng chứng thu thập được về Giang và 13 cá nhân khác cũng đã được trình lên.
Trong bức thư gửi ông Champagne, ông Lý đã tóm tắt sự tàn bạo kéo dài 21 năm đối với các học viên vô tội. Bức thư viết: “Trong chiến dịch chống Pháp Luân Công, ĐCSTQ đã và đang tiếp tục lợi dụng quyền lực phi pháp để tiến hành bắt bớ, tra tấn, giết chóc và thậm chí là cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công trên quy mô lớn.”
Cụ thể, ông Lý đã đề nghị có hành động xử phạt các thủ phạm chính này theo Đạo luật Công lý cho Nạn nhân của các Quan chức Hủ bại Nước ngoài, một phiên bản luật Magnitsky của Canada được thông qua vào tháng 10 năm 2017.
Nhiều nghị sỹ ở Canada ủng hộ việc sử dụng đạo luật này để truy cứu trách nhiệm của các thủ phạm nhân quyền của Trung Quốc và coi việc phản đối chính quyền độc tài của ĐCSTQ là điều trọng yếu đối với chính phủ Canada.
Bảo vệ nhân quyền
”Canada phải sử dụng luật này để trừng phạt các quan chức của chính quyền cộng sản đang vi phạm nhân quyền trắng trợn như cầm tù, thu hoạch nội tạng, và sát hại các học viên Pháp Luân Đại Pháp”, ông James Bezan, Nghị sỹ Đảng Bảo thủ, một trong những nhà bảo trợ luật Magnitsky của Canada.
Thượng nghị sỹ của Đảng Bảo thủ, ông Ngô Thanh Hải cũng đồng tình với quan điểm này. Ông nói: “Đã tới lúc Canada phải tái khẳng định vai trò lãnh đạo của một người bảo vệ nhân quyền trên vũ đài quốc tế bằng cách áp đặt các biện pháp trừng phạt Magnitsky đối với các quan chức Trung Quốc.”
Truy cứu trách nhiệm của thủ phạm
Ông Irwin Cotler, cựu Bộ trưởng Bộ Tư pháp và cựu Tổng Chưởng lý Canada, cũng kêu gọi áp đặt các biện pháp trừng phạt Magnitsky đối với các quan chức Trung Quốc. Ông cho biết các học viên Pháp Luân Công là nạn nhân của “những vụ sát hại và tra tấn phi pháp trong phong trào ‘xóa sổ’ do ĐCSTQ chỉ đạo—chỉ vì họ lan tỏa các giá trị tinh thần cổ xưa là Chân-Thiện-Nhẫn.”
“Chúng tôi khuyến nghị chính phủ Canada sử dụng Đạo luật Magnitsky để xử phạt, ít nhất là 14 quan chức của chính quyền Trung Quốc đã xác định được là phải chịu trách nhiệm về những những vi phạm nhân quyền trắn trợn”, ông Peter Kent, đồng chủ tịch tổ chức Những người bạn nghị sỹ của Pháp Luân Công cho hay.
Luật Magnistsky là luật quy định các biện pháp xử phạt của chính phủ đối với người nước ngoài vì lạm dụng nhân quyền hay tham nhũng nghiêm trọng. Luật này đã được Hoa Kỳ thông qua lần đầu tiên vào năm 2012, sau đó, nhiều quốc gia như Canada và Vương quốc Anh cũng đã thông qua luật này.
Một danh sách tội ác dài
Nhiều người trong số 14 cá nhân trong danh sách có quan hệ với Ủy ban Chính trị và Pháp luật (PLAC) cũng như Phòng 610, cơ quan giám sát chính chỉ đạo cuộc bức hại Pháp Luân Công trên diện rộng. Một số trong đó là lãnh đạo chủ chốt của hệ thống tư pháp, hệ thống y tế đã gây ra sự tàn bạo, kể cả nạn cưỡng bức thu hoạch tạng.
Ông Lý cho biết hành động của họ trùng khớp với những tiêu chí trừng phạt đã nêu trong Luật Magnistsky của Canada:
4 (1) Thống đốc Hội đồng nếu có thể, nếu Thống đốc Hội đồng cho rằng bất kỳ trường hợp nào được nêu trong tiểu mục (2) đã xảy ra,
…
Ghi chú cận biên:
(2) Các trường hợp được đề cập trong tiểu mục (1) như sau:
(a) một công dân nước ngoài chịu trách nhiệm về, hay đồng lõa trong các vụ giết người phi pháp, tra tấn hay những vi phạm trắng trợn khác về nhân quyền đã được quốc tế công nhận đối với các cá nhân ở bất kỳ quốc gia nước ngoài nào muốn
(i) phơi bày hoạt động phi pháp của các công chức nước ngoài, hay
(ii) tìm kiếm, thực thi, bảo vệ hoặc thúc đẩy các quyền và tự do của con người đã được quốc tế công nhận, như tự do lương tâm, tôn giáo, tư tưởng, tín ngưỡng, quan điểm, ngôn luận, hội họp và tụ tập ôn hòa, và quyền được xét xử công bằng và bầu cử dân chủ;
14 cá nhân này bao gồm:
- Giang Trạch Dân: nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)
- La Cán: nguyên Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp lý (PLAC)
- Lưu Kinh: nguyên Giám đốc Phòng 610
- Chu Vĩnh Khang: nguyên Bộ trưởng Bộ Công an và cựu Bí thư PLAC
- Bạc Hy Lai: nguyên Thị trưởng Tỉnh Liêu Ninh kiêm cựu Bí thư Thành ủy Trùng Khánh
- Lý Lam Thanh: nguyên Trưởng Ban lãnh đạo Phòng 610 Trung ương
- Ngô Quan Chính: nguyên Bí thư tỉnh Sơn Đông
- Lý Đông Sinh: nguyên Thứ trưởng Bộ Công an kiêm nguyên Giám đốc Phòng 610
- Cường Vệ: nguyên Bí thư Tỉnh ủy Tỉnh Giang Tây
- Hoàng Khiết Phu: nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế
- Trịnh Thụ Sâm: Bác sỹ phẫu thuật gan mật kiêm nguyên Chủ tịch Hiệp hội Chống Dị giáo Tỉnh Chiết Giang
- Vương Lập Quân: nguyên Giám đốc Bộ Công an Trùng Khánh kiêm nguyên Phó Thị trưởng Trùng Khánh
- Trương Siêu Anh: nguyên Chủ tịch Trại Lao động Mã Tam Gia ở tỉnh Liêu Ninh
- Giả Xuân Vượng: nguyên Bộ trưởng Bộ Công an
Trong số đó, Giang và La đã bị khởi kiện ở Argentina vì tội ác chống lại nhân loại, lệnh truy nã đã được ban hành vào tháng 12 năm 2009. Giang, La, Ngô, và hai quan chức khác đã bị truy tố tại Tòa án Tây Ban Nha vào năm 2009 vì tội tra tấn và diệt chủng.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/7/16/409089.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/7/21/185957.html
Đăng ngày 25-07-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.