Bài viết của Nhất Hội

[MINH HUỆ 06-01-2023] Ai cũng biết nhiều quan chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tham nhũng. Nhưng điều mà mọi người có thể không nhận ra là tham nhũng chỉ là sản phẩm phụ tất yếu của chế độ độc tài toàn trị của ĐCSTQ. Nội dung tóm lược dưới đây cho thấy các nhà lãnh đạo hàng đầu của ĐCSTQ từ Mao Trạch Đông đến Giang Trạch Dân đều lừa đảo người dân bằng những lời dối trá. Những lời nói dối được lặp đi lặp lại nhiều lần đến nỗi nhiều người thậm chí không nghĩ đó là lời nói dối, giống như câu chuyện cổ “Bộ trang phục mới của Hoàng đế” của tác giả người Đan Mạch Hans Christian Andersen.

1. Giang Trạch Dân: Hối lộ tiền bạc và băng hoại đạo đức

Với phương châm “im lặng kiếm bộn tiền”, Giang đã dẫn dắt các quan chức ĐCSTQ tham nhũng. Theo tờ Da Cankao (Tạm dịch: Sự tham chiếu lớn) của những người bất đồng chính kiến ​​ở nước ngoài (số 1918 phát hành tháng 5 năm 2003), Giang Trạch Dân có một tài khoản bí mật tại một ngân hàng Thụy Sỹ trị giá 350 triệu đô la Mỹ. Ông ta cũng sở hữu một dinh thự ở Bali, Indonesia. Đây là món quà của cựu Ngoại trưởng Đường Gia Triền tặng Giang, trị giá 10 triệu đô la Mỹ vào những năm 1990.

Theo tạp chí Open ở Hồng Kông, vào tháng 12 năm 2002, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế đã phát hiện ra một nguồn tiền vô chủ trị giá hơn 2 tỷ đô la chảy ra khỏi Trung Quốc. Lưu Kim Bảo, cựu Giám đốc Điều hành của Ngân hàng Trung Quốc (1997 – 2003) sau đó đã bị bắt vì tội hối lộ và thừa nhận rằng số tiền này là của Giang Trạch Dân. Trước Đại hội toàn quốc lần thứ 12 của ĐCSTQ vào năm 2002, Giang đã chuyển tiền ra nước ngoài để đề phòng trường hợp ông ta cần rời khỏi Trung Quốc.

Nhiều nguồn ước tính rằng gia đình Giang, bao gồm cả con trai và cháu trai của ông ta có thể đang sở hữu khối tài sản trị giá 1 nghìn tỷ USD.

Cai trị bằng tham nhũng

Sau khi vươn lên vị trí lãnh đạo tối cao của ĐCSTQ nhờ Vụ Thảm sát Thiên An Môn năm 1989, Giang không còn được tín nhiệm trong mắt cả quan chức cấp cao lẫn nhân dân Trung Quốc. Để khiến họ phải trung thành, Giang để các quan chức tích lũy của cải bằng cách nhận hối lộ và/hoặc lợi dụng quyền lực làm đòn bẩy trong các thương vụ. Ông ta cũng dẫn họ sa vào lối sống trụy lạc.

Dưới sự lãnh đạo của Giang, nhiều quan chức cấp dưới đã hối lộ cấp trên để được thăng chức hoặc thăng tiến trong sự nghiệp. Sau khi Hạ Đức Lương, Bí thư Quận ủy Nan An ở Trùng Khánh, bị bắt vào tháng 3 năm 2012, ông ta thừa nhận đã hối lộ 30 triệu nhân dân tệ cho Cốc Khai Lai (vợ của Bạc Hy Lai) để được chức phó thị trưởng. Sau khi Bạc bị hạ bệ vào tháng 3 năm 2012, các nhà điều tra phát hiện ra rằng Bạc và vợ đã nhận được khoảng 1 tỷ nhân dân tệ tiền hối lộ nhờ bán quan chức. Tờ Asahi Shimbun đưa tin rằng vợ chồng Bạc bị phát hiện đã chuyển 6 tỷ đô la Mỹ ra nước ngoài dưới hình thức tài sản bất hợp pháp.

Đạo đức suy đồi

Ngoài việc tích lũy của cải một cách bất hợp pháp, Giang và thuộc hạ của ông ta còn bức hại Pháp Luân Công, một môn thiền định ôn hòa dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, khiến vô số học viên Pháp Luân Công bị giam giữ, cầm tù và tra tấn. Khi các quan chức được khen thưởng vì bức hại các học viên vô tội bằng sự tàn bạo và dối trá thì toàn xã hội đã phải đối mặt với hậu quả thảm khốc.

Giống như Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, cựu Bí thư Đảng ủy Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương (PLAC), cũng là thủ phạm chính tuân theo chính sách bức hại Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân. Chu được cho là có quyền kiểm soát ngành công nghiệp dầu mỏ. Sau khi cựu Thứ trưởng Bộ Công an Trịnh Thiếu Đông bị bắt, ông cho biết Chu và con trai là Chu Bân cũng đã kiếm được một khoản tài sản kếch sù.

Có tin cho hay Chu Bân sở hữu khối tài sản trị giá 20 tỷ nhân dân tệ, phần lớn có được thông qua Bạc Hy Lai. Bạc Hy Lai đã từng giao cho Chu Bân một dự án trị giá 40 tỷ nhân dân tệ, và Chu Bân đã bỏ túi gần 10 tỷ nhân dân tệ từ dự án đó.

2. Mao Trạch Đông: Số tiền nhuận bút khủng

Theo Tạp chí Tranh luận ở Hồng Kông, tháng 7 năm 2002, Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương của ĐCSTQ đã đưa ra tuyên bố rằng số tiền bản quyền xuất bản 142,51 triệu nhân dân tệ của Mao Trạch Đông sẽ được con cháu ông ta kế thừa.

Cư dân mạng thắc mắc số tiền bản quyền đó phải chăng có được một cách bất hợp pháp. Trên thực tế, Bộ Văn hóa đã công bố thông tư “Báo cáo về việc bãi bỏ hệ thống nhuận bút và cải cách triệt để chế độ nhuận bút” vào tháng 10 năm 1960 để hủy bỏ chế độ nhuận bút. Thay vào đó, tất cả các tác giả sẽ được trả lương. Vì Mao có lương (cao nhất trong các viên chức chính phủ), nên việc ông ta thu tiền bản quyền là bất hợp pháp.

Hơn nữa, các tác phẩm của Mao được coi là chính sách ở Trung Cộng, và hầu hết các hộ gia đình được sở hữu một số bản sao theo yêu cầu. Mỉa mai thay, nông dân và công nhân nghèo ở Trung Quốc đã phải thắt lưng buộc bụng để mua các tác phẩm của Mao. Không chỉ có vậy, người dân Trung Quốc không biết Mao có cuộc sống vương giả, xa hoa, mà tin rằng ông ta sống cuộc đời “giản dị” như tuyên truyền của ĐCSTQ.

3. Đại nhảy vọt: Trò hề nhằm “diệt quân tử, lưu tiểu nhân”

Một ví dụ về văn hóa điên rồ của ĐCSTQ là phong trào Đại nhảy vọt năm 1958. Khi mọi người cạnh tranh để trở thành người đúng đắn chính trị nhất, sản lượng mùa màng được đồng loạt thổi phồng. Khi Mao đến thăm một ngôi làng ở Thiên Tân, cán bộ địa phương báo cáo rằng sản lượng ngũ cốc thu hoạch được là 60.000 kg/mẫu. Khi Lưu Thiếu Kỳ đến thăm huyện Từ Thủy, người dân địa phương cho biết vụ thu hoạch là 600.000 kg/mẫu. Cả Mao và Lưu đều cười và ca ngợi những người nông dân vì “thành tích” của họ.

Nhiều lãnh đạo của ĐCSTQ lớn lên từ các gia đình nông dân, kể cả Mao và Lưu, đều biết sản lượng thực tế vào thời điểm đó là chưa đầy 100kg/mẫu. Nhưng khi năng suất mùa màng bị phóng đại đến mức điên rồ như vậy, họ không thắc mắc, các quan chức địa phương cũng vậy, dù họ biết tất cả những con số này là bịa đặt. Nhưng sau khi những người nông dân nộp tô cho nhà nước và không còn lại gì cho mình (vì việc chưng thu của chính phủ dựa trên những con số giả), nạn đói đã xảy ra và cướp đi sinh mạng của hàng chục triệu người từ năm 1959 đến năm 1962.

Còn có rất nhiều ví dụ nữa. Trong phong trào Chống Cánh hữu từ năm 1957 đến năm 1959, ĐCSTQ ban đầu tỏ ra “chân thành” khi khuyến khích giới trí thức phê bình Đảng. Tuy nhiên, sau khi một số trí thức rơi vào bẫy và đưa ra những lời phê bình mang tính xây dựng, ĐCSTQ đã sử dụng những ý kiến phản hồi đó làm bằng chứng để tiêu diệt họ. Có người nói đó là âm mưu, Mao gọi đó là “dương mưu”, từ đó gài bẫy thành công hàng trăm nghìn đến hàng triệu trí thức. Cuộc đàn áp khắc nghiệt đến mức nhiều người sau đó không dám bày tỏ ý kiến của mình nữa.

Khi “đầy tớ” lên nắm quyền

Từ Karl Marx đến ĐCSTQ, các lãnh tụ cộng sản luôn tuyên bố rằng nhân dân là chủ nhân đích thực của đất nước, còn quan chức là “đầy tớ” của nhân dân. Mặc dù những tuyên truyền như vậy đã giúp ĐCSTQ chiếm được lòng tin và giành được quyền lực, nhưng chỉ vài năm sau khi nó lên nắm quyền vào năm 1949, nhân dân đã phát hiện ra rằng đất đai mà ĐCSTQ tịch thu từ địa chủ và “giao” cho họ lại bị ĐCSTQ tịch thu dưới hình thức hợp tác xã. Ngoài ra, họ còn bị giai cấp gọi là “đầy tớ” kiểm soát và ức hiếp đến mức không có nhân quyền.

Khoảng cách giai cấp

Ngoài Trung Quốc, rất ít quốc gia có chế độ đăng ký hộ khẩu khiến cư dân nông thôn khó di cư lên thành thị. Ở Trung Quốc, chế độ đăng ký hộ khẩu được thiết kế sao cho người dân nông thôn đóng vai trò hỗ trợ cho người dân thành thị, còn dân thành thị được hưởng nhiều quyền lợi hơn. Chế độ “kiểu đặc quyền” này là một thủ đoạn nhằm khiến người dân thành thị biết ơn vì được ĐCSTQ ban cho đặc quyền, bởi nó cho rằng người dân thành thị dễ phá vỡ sự ổn định xã hội hơn.

Mặc dù lý thuyết chủ nghĩa cộng sản của Marx tuyên bố xóa bỏ bất bình đẳng, nhưng một khi nắm quyền, ĐCSTQ đã tạo ra các tầng lớp xã hội khác nhau như đã đề cập ở trên để kiểm soát người dân bằng áp lực và sự phụ thuộc liên tục vào Đảng.

Trong giai đoạn cải cách kinh tế vào cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980, người nông dân được tự canh tác trên đất được giao khoán, cuộc sống của họ còn khá giả hơn. Quá trình tư hữu hóa các doanh nghiệp và dòng vốn đầu tư nước ngoài đã giúp nhiều người giàu lên. Do đó, “tính ưu việt của chế độ công hữu [của chủ nghĩa cộng sản]” hóa ra lại là một lời dối trá. Ngay cả viên chức chính phủ cũng bỏ việc, đi kinh doanh để có cuộc sống tốt hơn.

Nhưng điều này bị coi là mối đe dọa đối với chế độ toàn trị của ĐCSTQ, trong đó có Giang, vì họ đều phải là người giàu nhất và có quyền lực nhất. ĐCSTQ đã bán hoặc tái cơ cấu một số doanh nghiệp nhà nước, đồng thời kiểm soát một số ngành then chốt quyền lực độc quyền như dầu mỏ, điện, nước, đất đai, khí đốt, giao thông vận tải và viễn thông. Đồng thời, ngành y tế và giáo dục cũng bị công nghiệp hóa với sự kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp của các quan chức ĐCSTQ. Như vậy, ĐCSTQ có thể kiểm soát hầu hết mọi phương diện, kể cả giá nhà đất. Trong khi các chủ nhà phải nợ những khoản thế chấp khổng lồ và mọi người phải vật lộn để kiếm sống, các quan chức chính phủ được hưởng những đặc quyền và lợi ích vô song với mức lương cao, dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt và những khoản thu nhập đen. Khi đông đảo quan chức đều tham nhũng, họ cũng đàn áp các tín ngưỡng như Pháp Luân Công, sống trụy lạc, có tình nhân và xâm phạm tình dục phụ nữ, kể cả trẻ em gái.

Tóm lại, ĐCSTQ đã đàn áp người dân một cách tàn bạo và lừa dối họ bằng dối trá. Các quan chức ĐCSTQ tích lũy tài sản thông qua hối lộ, hủy hoại các giá trị đạo đức, lạm dụng phụ nữ, kể cả các bé gái, thậm chí giết hại các học viên Pháp Luân Công để lấy nội tạng của họ. ĐCSTQ có hại cho Trung Quốc cũng như thế giới; chúng ta cần một xã hội không có chủ nghĩa cộng sản.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/1/4/454398.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/1/6/206064.html

Đăng ngày 18-01-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share