Bài viết của Phó Kiệt ̣
[MINH HUỆ 02-01-2023] Tỷ lệ lây nhiễm cao, tính nghiêm trọng của các triệu chứng và số người chết trong đợt bùng phát COVID gần đây của Trung Quốc đều nằm ngoài dự liệu. Các triệu chứng không giống như các tuyên bố trong tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) rằng “triệu chứng nhẹ như cảm cúm thông thường”. Sự bùng nổ về số ca nhiễm ở Trung Quốc cũng không giống như những gì đã xảy ra ở các quốc gia khác khi họ quyết định nới lỏng các biện pháp phòng chống COVID và học cách sống chung với vi-rút.
Tình hình COVID ở Trung Quốc đã thu hút sự chú ý rộng rãi của cộng đồng quốc tế, và các chuyên gia ở nhiều quốc gia khác đang cố gắng lý giải những gì đang diễn ra ở Trung Quốc. Khi số ca nhiễm nặng và tỷ lệ tử vong tăng vọt, ngay cả các chuyên gia của ĐCSTQ cũng không thể đưa ra lời giải thích. Khi hệ thống y tế đang trong tình trạng căng thẳng tột độ, thuốc men cạn kiệt và các lò hỏa táng hoạt động hết công suất, ĐCSTQ vẫn lặp đi lặp lại những khẩu hiệu chính trị vô nghĩa của nó, đồng thời mở cửa biên giới để dịch bệnh lây lan ra phần còn lại của thế giới.
Chúng ta cần lùi lại và nhìn bức tranh toàn cảnh để hiểu được tính phức tạp của tình trạng hỗn loạn này. Kể từ khi ĐCSTQ lên nắm quyền vào năm 1949, nó đã tuân theo sách lược của Mao Trạch Đông: “Con người phải chinh phục thiên nhiên (trời)”. Khi “đấu với trời”, ĐCSTQ đã gây ra cái chết cho vô số công dân Trung Quốc. Cuối cùng, ĐCSTQ đang phải trả giá cho những hành động khủng khiếp của nó, đây cũng là lời cảnh tỉnh cho những ai đứng về phía chính quyền này.
Điều bất thường đầu tiên: Đi từ cực đoan này sang cực đoan khác
Sau ba năm dài áp đặt các chính sách “zero-COVID” hà khắc, ngày 7 tháng 12, ĐCSTQ bất ngờ bãi bỏ tất cả các biện pháp này. Bắt đầu từ ngày 25 tháng 12 năm 2022, Ủy ban Y tế Quốc gia (UBYTQG) của Trung Quốc đã ngừng báo cáo tóm lược hàng ngày về tình hình COVID. Việc ĐCSTQ đi từ cực đoan này sang cực đoan khác đã phải trả giá đắt.
Số ca nhiễm tăng vọt. Ngày 29 tháng 12, Tăng Quang (曾光), cựu trưởng ban dịch tễ học của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) của Trung Quốc, ước tính Bắc Kinh có 18 triệu người (80% dân số) đã bị nhiễm bệnh. Tăng cho biết con số thực tế có thể còn cao hơn nữa.
Phải chăng số ca bệnh ở Bắc Kinh gia tăng sau khi NHC đưa ra thông báo hoàn hảo vào ngày 7 tháng 12 để chấm dứt chính sách “zero-COVID”? Có vẻ không phải như vậy. Trong một cuộc phỏng vấn với RFA, một quan chức cấp cao của Ủy ban Chính trị và Pháp luật (PLAC) tại Bắc Kinh cho biết đợt bùng phát đã bắt đầu vào khoảng thời điểm diễn ra Đại hội Toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ (từ ngày 16-22 tháng 10 năm 2022). Chẳng hạn, vào giữa tháng 10, quận Triều Dương của Bắc Kinh đã trở thành quận có nguy cơ lây nhiễm cao khi phái thêm nhiều nhân viên xét nghiệm axit nucleic đến các trường cao đẳng, đại học.
Điều này giải thích tại sao bác sỹ Doãn Lực (尹力), cựu quản lý y tế cộng đồng, được bổ nhiệm làm Bí thư Đảng ủy ở Bắc Kinh vào ngày 13 tháng 11. Sau khi Bắc Kinh công bố 371 trường hợp nhiễm bệnh mới vào ngày 15 tháng 11, cùng ngày, Doãn đã trao đổi với CDC Bắc Kinh. Trong một cuộc họp về phòng chống và kiểm soát COVID ở quận Triều Dương, ông đã thừa nhận tình hình rất nghiêm trọng và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiềm chế sự gia tăng. Vào thời điểm đó, chính sách “zero-COVID” của ĐCSTQ vẫn vững chắc như đá tảng.
Các ca nhiễm COVID ngày càng gia tăng và sự phẫn nộ của quần chúng đã buộc ĐCSTQ phải từ bỏ chính sách “zero-COVID” độc đoán—mà không có kế hoạch dự phòng. Nhưng chính sách “zero-COVID” ba năm qua đã vô cùng tốn kém. Từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2022, tổng thu của Bắc Kinh là 533,1 tỷ nhân dân tệ trong khi chi phí là 653,3 tỷ nhân dân tệ, thâm hụt hơn 120 tỷ nhân dân tệ. Trong đó, chi phí y tế tăng 19,8%, tương đương 65,9 tỷ nhân dân tệ. Chi phí cho giáo dục cũng như khoa học và công nghệ cũng tăng 7,8%. Hầu hết các khoản tiền này được dùng để hỗ trợ cho chiến dịch “zero-COVID” về phòng ngừa, kiểm soát, giáo dục, hậu cần, v.v.
Tương tự, tổng chi phí cho chiến dịch “zero-COVID” trên toàn quốc trong ba năm qua là con số khổng lồ, cuối cùng toàn bộ người dân Trung Quốc phải gánh chịu các khoản phí này.
Nhiều công dân Trung Quốc đã nhìn thấy bản chất thật của ĐCSTQ trong cách nó xử lý đại dịch. Họ nhận ra rằng ĐCSTQ hoàn toàn coi thường mạng sống con người và chỉ quan tâm đến việc giữ quyền lực.
Điều bất thường thứ hai: Tốc độ lây nhiễm nhanh, triệu chứng nghiêm trọng và tỷ lệ tử vong cao
Trương Văn Hoành (张文宏), Giám đốc Bệnh Truyền nhiễm của Bệnh viện Hoa Sơn trực thuộc Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải, ước tính tỷ lệ lây nhiễm có thể lên tới 80% (1,1 tỷ người) vào dịp Tết cổ truyền (từ ngày 22 tháng 1 năm 2023). Một cuộc khảo sát ở các tỉnh cho thấy tỷ lệ lây nhiễm trung bình là trên 60% ở tất cả các tỉnh. Ví dụ, tỷ lệ lây nhiễm ở tỉnh Tứ Xuyên là 63,52%, tỉnh Hải Nam 50%. Các nơi khác như Trùng Khánh, An Huy, Thượng Hải, Hồ Bắc và Hồ Nam cũng có tỷ lệ lây nhiễm tương tự.
Tình trạng vi-rút lây lan nhanh chóng như vậy không diễn ra ở các nước phương Tây, do các biện pháp phòng chống COVID được nới lỏng một cách có trật tự và sự mở cửa trở lại chỉ dẫn đến những đợt bùng phát nhỏ, mỗi đợt có tỷ lệ lây nhiễm khoảng 30%.
Hầu hết những người nhiễm bệnh ở Trung Quốc đều có triệu chứng, nhiều ca nghiêm trọng, khác hẳn với những gì các quan chức Trung Quốc tuyên bố trước đó: rằng 90% số ca nhiễm không có triệu chứng.
Trong 1.500 người đến khoa cấp cứu của Cơ sở miền Đông của Bệnh viện Nhân Tế ở Thượng Hải vào ngày 28 tháng 12, khoảng 80% mắc COVID, trong đó, một nửa không phải người già. Tin tức cho biết 50% bệnh nhân COVID đến khám tại các bệnh viện ở Bắc Kinh đều bị rất nặng. Cư dân địa phương cho biết tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn 50%. Điều kỳ lạ là những người trẻ tuổi, chẳng hạn như những người ở độ tuổi 30, bị mệt mỏi và ho nặng. Một cư dân mạng cho biết cả gia đình anh đã bị nhiễm bệnh dù họ không ra khỏi nhà hơn ba tuần.
Không chỉ tỷ lệ lây nhiễm cao và các triệu chứng nghiêm trọng, mà số người chết cũng rất đáng kinh ngạc. Ngày 29 tháng 12, công ty dữ liệu y tế Airfinity có trụ sở tại Vương quốc Anh ước tính số ca tử vong do COVID hàng ngày ở Trung Quốc là khoảng 9.000. Nhưng cư dân mạng cho biết con số thực có thể cao hơn. Một cư dân Bắc Kinh đã tweet rằng trung bình mỗi ngày, thành phố mất đi 8.000 sinh mạng, riêng trong ngày 21 tháng 12 có 10.700 người chết. Không phải người chết đều là người già; có những người rất trẻ, chỉ mới đôi mươi. 12 lò hỏa táng ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, cũng bận rộn trở lại; hẳn nhiều người vẫn còn nhớ tình trạng này đã xảy ra vào đầu năm 2020, khi đại dịch mới bùng phát ở đó.
Tất cả bằng chứng này khiến các bác sỹ tuyến đầu cũng như bệnh nhân nghi ngờ đây không phải là biến thể Omicron thông thường; nó có thể là Delta hoặc các biến thể mới. Chính quyền Trung Quốc đã phủ nhận rằng hiện tượng phổi trắng được thấy ở một số bệnh nhân COVID là do biến thể ban đầu gây ra. Bác sỹ Trương Văn Hoành cho biết các biến thể phổ biến ở Thượng Hải là các biến thể phụ của Omicron BA.5 và BF.7 mà Ý đã xét nghiệm được trong các lượt khách đến từ Trung Quốc và không phát hiện thấy các biến thể nào khác ngoài biến thể của Omicron.
Trước tình hình này, bác sỹ Trương, cũng được UBYTQG bổ nhiệm làm giám đốc Trung tâm Y học Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia vào tháng 9 năm 2021, nói một cách mập mờ rằng biến thể Omicron cũng có thể hủy hoại phổi ở nhóm người dễ bị tổn thương. Nhưng điều này không thể giải thích được số lượng lớn các trường hợp nghiêm trọng ở những người trẻ tuổi, như trường hợp nêu trên: một nửa số bệnh nhân COVID đến khám tại Bệnh viện Nhân Tế là người trẻ.
Vì các bệnh viện Trung Quốc đã quá tải bệnh nhân COVID nên các bác sỹ, y tá thường phải làm việc hết công suất cho dù họ cũng đang bị nhiễm bệnh; một số bác sỹ có tuổi đã về hưu được thuê làm việc trở lại. Nhưng không có báo cáo nào các bác sỹ về hưu có bị nhiễm COVID hay không. Trung Quốc có rất nhiều viện dưỡng lão và trung tâm chăm sóc; chỉ riêng ở Thượng Hải đã có hơn 100.000 người cao tuổi. Nhưng không có nhiều trường hợp tử vong được báo cáo về nhóm người rất dễ bị tổn thương này. Tháng 3 và tháng 4 năm 2022, khi chính sách zero-COVID còn hiệu lực, truyền thông trong và ngoài Trung Quốc theo dõi sát sao các trường hợp nhiễm bệnh và tử vong tại các viện dưỡng lão ở Thượng Hải. Sự khan hiếm các báo cáo loại này vào thời điểm hiện tại, trong khi số ca nhiễm tăng vọt trên khắp Trung Quốc, cho thấy đã có sự thay đổi.
Một số người có thể cho rằng điều này là do tác dụng phụ của vắc-xin – sự gia tăng phụ thuộc vào kháng thể (ADE). Song, điều này không thuyết phục vì a) nhiều quan chức cấp cao đã được tiêm vắc-xin nhập khẩu, hiệu quả tốt hơn và ít tác dụng phụ hơn vắc-xin trong nước, nhưng một số lượng lớn quan chức cũng đã chết; và b) thông qua bridgebeijing.com, ĐCSTQ tuyên bố đã bán 1,85 tỷ vắc-xin cho các quốc gia khác ở Nam Á, Đông Nam Á và Châu Phi. Nhưng tình hình ở những quốc gia đó không tàn khốc như những gì Trung Quốc đang trải qua.
Cộng đồng y tế và các nhà khoa học vẫn chưa thể giải thích được tỷ lệ lây nhiễm, các triệu chứng và tình trạng tử vong bất thường ở Trung Quốc. Tất nhiên, sự thiếu minh bạch của ĐCSTQ có thể là một yếu tố cản trở việc điều tra và nghiên cứu của họ. Nhưng như đã phân tích bên trên, có lẽ ngay cả các quan chức hàng đầu của ĐCSTQ cũng không thể giải thích được tại sao.
Điều bất thường thứ ba: Chuỗi cung ứng dược phẩm bị đứt gãy
Trong ba năm qua, ĐCSTQ toàn trị đã hạn chế việc bán thuốc hạ sốt, dẫn đến chuỗi cung ứng thuốc bị đứt gãy. Ngày 7 tháng 12, khi ĐCSTQ đảo ngược chính sách “zero-COVID” mà không có cảnh báo trước, các công ty dược phẩm không có thời gian để chuẩn bị và các hiệu thuốc gần như hết thuốc hạ sốt ngay tức thì.
Tệ hơn nữa, sự thiếu chuẩn mực đạo đức và thiếu trung thực ở Trung Quốc đã dẫn đến tình trạng thuốc giả tràn lan, phân phối không trung thực. Truyền thông Trung Quốc đưa tin nước này có năng lực sản xuất hơn 200 triệu viên thuốc hạ sốt mỗi ngày, nhưng dân thường vẫn không có thuốc vì phải xếp sau những kẻ đầu cơ và người có đặc quyền. RFA đưa tin rằng sau khi một số người đặt mua thuốc trực tuyến, nhưng khi mở gói hàng ra thì không có gì—ai đó đã mở gói thuốc và lấy các viên thuốc ra trong quá trình vận chuyển.
Trong thời kỳ “zero-COVID” suốt ba năm với lệnh bắt buộc xét nghiệm và xét nghiệm axit nucleic, các nhà sản xuất bộ dụng cụ xét nghiệm đã kiếm bộn tiền. Hiện nay, với số người chết tăng vọt, nhu cầu dịch vụ hỏa táng lại tăng cao. Với số người chết cao ở Bắc Kinh, người ta có thể phải tốn tới 130.000 nhân dân tệ (18.800 USD) để chen ngang hàng dài chờ hỏa táng. Vì những người có chức quyền đều tập trung ở Bắc Kinh, nên ngay cả gia đình của phó tư lệnh pháo binh nhì có họ Vương cũng không có được một chỗ trong danh sách chờ hỏa táng sau khi ông qua đời tại Bệnh viện Quân y 310. Con trai của ông cuối cùng đã phải nhờ cậy các mối quan hệ để hỏa táng ông tại một lò hỏa táng tư nhân ở quận ngoại ô Phòng Sơn.
Chung Nam Sơn (钟南山), cựu giám đốc UBYTQG, tuyên bố vào ngày 8 tháng 12 rằng tỷ lệ tử vong của đợt dịch mới này là dưới 0,1%. Đáp lại, một cư dân mạng đã viết trong một bài đăng rằng, “Chúng ta đã đánh giá quá thấp COVID và đánh giá quá cao tính trung thực của các chuyên gia.”
Điều bất thường thứ tư: Từ chối viện trợ nước ngoài và tiếp tục ca ngợi ĐCSTQ
Mặc dù hệ thống y tế đang quá tải, ĐCSTQ đã từ chối viện trợ của các nước phương Tây, chẳng hạn như vắc-xin, thuốc và các hình thức hỗ trợ khác. Uông Văn Bân (汪文斌), người phát ngôn của Bộ Ngoại giao, giải thích quyết định này được đưa ra dựa trên “ưu thế của chế độ” của ĐCSTQ. Ngoài ra, Trung Quốc hiện chỉ tính các trường hợp tử vong do viêm phổi hoặc suy hô hấp là tử vong do COVID. Ngay cả trong chế độ báo cáo mới này, nhiều chính quyền địa phương vẫn chỉ đạo cho các bác sỹ tránh chẩn đoán bệnh nhân là bị viêm phổi .
Bất chấp tình trạng hỗn loạn hiện nay, các quan chức vẫn tiếp tục ca ngợi Đảng như thường lệ. Ngày 26 tháng 12, CCTV tuyên bố chủ đề của Gala Tết cổ truyền năm nay sẽ là: “Một kỷ nguyên mới thịnh vượng của Trung Quốc, một cuộc sống tốt đẹp hơn mỗi ngày.”
Một bài báo trên trang tin tức NetEase viết tóm tắt phản ứng của mọi người đối với thông báo về Gala này như sau: “Vô số dân thường đã chờ đợi và chờ đợi, nhưng vẫn không có xe cứu thương nào đến… Danh sách cáo phó cứ dày đặc tên người chết. Là người dân Bắc Kinh, nếu còn chút nhân tính, ai mà không cảm thấy xấu hổ khi nhắc tới cái gọi là ‘Lễ hội Pháo hoa Bắc Kinh?!’” Nhưng bài viết này đã sớm bị gỡ bỏ.
Quả báo cho đảng viên của ĐCSTQ và những người đi theo nó
Đằng sau sự hỗn loạn của COVID, có thể thấy rằng những gì ĐCSTQ đã làm đã gây ra rất nhiều vấn đề. Để tỏ ra ưu thế hơn so với các quốc gia khác, ĐCSTQ đã áp đặt chính sách “zero-COVID” ba năm qua, làm cạn kiệt các nguồn lực cho công tác xét nghiệm, truy dấu người dân và phong tỏa. Các biện pháp hà khắc không những đã thất bại trong việc tiêu diệt vi-rút, mà còn làm dấy lên sự phẫn nộ trong công chúng. Đến lúc này, ĐCSTQ mới đột ngột từ bỏ chính sách “zero-COVID” và mở cửa toàn bộ với hy vọng đạt được sự miễn dịch cộng đồng nhanh nhất để trở lại bình thường.
Khi không có cảnh báo hay kế hoạch rút lui nào, việc dỡ bỏ chính sách “zero-COVID” đã kéo theo số ca nhiễm vi-rút tăng cao chưa từng có, các triệu chứng nghiêm trọng và số ca tử vong quá lớn khiến hệ thống y tế bị quá tải.
Trong số những người chết vì COVID gần đây, có nhiều người ở tuyến đầu đã cống hiến không mệt mỏi cho ĐCSTQ, kể cả những người làm trong lĩnh vực nghệ thuật, công nghiệp, hàn lâm, cộng đồng khoa học, quan chức cấp cao và quân đội, trong đó, nhiều người còn khá trẻ.
- Nữ diễn viên Kinh kịch Trữ Lan Lan (储兰兰) qua đời ở tuổi 39 vào ngày 18 tháng 12.
- Tưởng Hoa Lương (蒋华良), cán bộ Viện Khoa học Trung Quốc, từng tuyên bố thuốc Trung Quốc có thể điều trị COVID, qua đời ở tuổi 57 vào ngày 23 tháng 12.
- Lý Quân Long(李君龙), chuyên gia tên lửa của Học viện Khoa học và Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Số 2 của Trung Quốc, qua đời ở tuổi 58 vào ngày 29 tháng 12.
- Phó Đại Dũng (傅大勇), cựu người dẫn chương trình CCTV, qua đời ở tuổi 42 vào ngày 30 tháng 12.
Trong danh sách rất dài này còn có:
- Dương Lâm (杨林), 60 tuổi, nhà viết kịch cho bộ phim truyền hình ca ngợi ĐCSTQ “Kênh cờ đỏ”;
- Triệu Thanh(赵青), vũ công kịch đỏ nổi tiếng;
- Trương Mục (张目), một diễn viên hạng nhất từng đóng vai Mao Trạch Đông.
Một số người nổi tiếng phỉ báng môn tu luyện thiền định ôn hòa của Pháp Luân Công cũng đã chết, như:
- Dương Lương Hóa (杨良化), phóng viên của Nhân dân Nhật báo,
- Lục Hiểu Quang (陆晓光), một đạo diễn truyền hình đã phỉ báng Pháp Luân Công trên nhiều chương trình.
- Toàn bộ gia đình của Hà Tộ Hưu (何祚庥), con tốt chính trị của ĐCSTQ trong việc vu khống Pháp Luân Công, đã bị nhiễm bệnh.
Đại sư Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công, đã viết,
“Nhưng mà ôn dịch “vi-rút Trung Cộng” hiện nay (viêm phổi Vũ Hán) như thế này là có mục đích, là có mục tiêu nhắm vào. Nó đến để đào thải phần tử của tà đảng, và những ai cùng đứng với tà đảng Trung Cộng.”
“Người kia phải là thật lòng chân tâm hướng Thần sám hối, bản thân mình chỗ nào không tốt, mong mỏi được cho cơ hội sửa lỗi, [thì] đó mới là biện pháp, đó mới là linh đan diệu dược chứ.”
“Hãy tránh xa tà đảng Trung Cộng, không đứng cùng phe với tà đảng, vì đằng sau nó là ma quỷ màu đỏ, hành vi bề mặt là lưu manh, hơn nữa là không việc ác nào không làm. Thần sắp bắt đầu trừ sạch nó, hễ đứng cùng đội với nó thì đều bị đào thải. Không tin thì hãy mở to mắt đợi xem.”
(Lý tính)
ĐCSTQ: Bằng chứng về sự tàn bạo, giết chóc và dối trá
Chủ nghĩa cộng sản đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 100 triệu người, theo David Satter, nhà báo và thành viên cấp cao của Viện Hudson trong bài báo năm 2017 có tiêu đề “100 năm cộng sản – 100 triệu cái chết” (100 Years of Communism – and 100 Million Dead). So với các chế độ trước đây, ĐCSTQ thậm chí còn đi xa hơn. Chỉ riêng trong Nạn đói lớn (1959-1961), đã có ít nhất 45 triệu người Trung Quốc bị chết, theo cuốn “Nạn đói lớn của Mao” (Mao’s Great Famine) của Frank Dikotter, Chủ tịch kiêm Giáo sư khoa Nhân văn của Đại học Hồng Kông.
Trong mỗi chiến dịch chính trị, ĐCSTQ lại chọn ra một nhóm người để bức hại, như địa chủ (trong Cải cách Ruộng đất năm 1950), chủ doanh nghiệp (Tam phản năm 1951 và Ngũ phản năm 1952), và giới trí thức (Chống Cánh hữu năm 1957-1959). Nó đã phá hủy một cách có hệ thống các giá trị truyền thống 5.000 năm của Trung Quốc trong Cách mạng Văn hóa (1966-1976) và đàn áp phong trào dân chủ (Thảm sát Thiên An Môn năm 1989).
Gần đây nhất và đáng bị lên án nhất, ĐCSTQ và cựu lãnh đạo của nó là Giang Trạch Dân đã phát động chiến dịch nhằm quét sạch Pháp Luân Công trên toàn quốc vào tháng 7 năm 1999. Kể từ đó, hàng chục triệu học viên đã bị phân biệt đối xử và bức hại vì họ tu luyện Chân-Thiện-Nhẫn. Các học viên đã bị giam giữ, bỏ tù và tra tấn, một số thậm chí còn trở thành nạn nhân của nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng. Toàn bộ bộ máy nhà nước tấn công các học viên Pháp Luân Công vô tội bằng những lời vu khống, dối trá và sự tàn bạo, các quan chức ngày càng tham nhũng hơn, hệ thống tư pháp trở thành con rối, chuẩn mực đạo đức ngày càng trượt dốc, hàng giả và bạo lực ngày càng phổ biến—và rồi đại dịch xảy ra.
Điều tương tự đã xảy ra ở La Mã cổ đại khi đế chế này bức hại các tín đồ Cơ đốc giáo. Chẳng hạn, bệnh dịch hạch Antonine (năm 165-180 SCN) đã gây ra 2.000 ca tử vong mỗi ngày ở thành Rome, ảnh hưởng đến 1/4 số dân của thành phố này. Tổng số người chết ước tính khoảng 5-10 triệu người, chiếm khoảng 10% dân số của toàn bộ đế chế. Trong đợt bệnh dịch hạch Cyprian (năm 249-262 SCN), chỉ riêng ở Rome vào lúc cao điểm, mỗi ngày có đến 5.000 người chết. Các nhà sử học tính toán rằng dân số của Alexandria đã giảm từ 500.000 xuống còn 190.000 trong trận dịch hạch này.
John of Ephesus, giám mục và nhà sử học, đã chứng kiến bệnh dịch Justinian và mô tả nó trong Phần 2 của Biên niên sử như sau: “(Nhưng) sau đó tôi nghĩ rằng điều đúng đắn phải làm là chúng ta hãy thông qua các ghi chép mà khuyên răn các thế hệ sau và truyền đạt cho họ (ít nhất là) chút gì đó trong số vô số (vấn đề) liên quan đến hình phạt đối với chúng ta… Có lẽ (khi) phần còn lại của thế giới lâm vào tình cảnh này sau chúng ta, họ sẽ sợ hãi và run rẩy vì tai họa khủng khiếp mà chúng ta đã phải gánh chịu vì những sai phạm của mình và sẽ khôn ngoan hơn khi thấy sự trừng phạt đối với những kẻ khốn khổ như chúng ta và được cứu thoát khỏi cơn thịnh nộ (của Chúa) ở đây (trong thế gian này) và thoát khỏi sự dày vò trong tương lai.”
Các quan chức ĐCSTQ luôn tung hô “ưu thế chế độ” của chính quyền cộng sản. Nhưng trên thực tế, nó là một cỗ máy trơn tru để tạo ra sự tàn bạo, chết chóc và dối trá. Nó không chỉ hại người dân Trung Quốc, kể cả các quan chức, mà còn là mối nguy hiểm cho phần còn lại của thế giới. Với hơn 400 triệu người dân đã thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ và ngày càng có nhiều người trên khắp thế giới chối bỏ chế độ này, cỗ máy này sẽ sớm ngừng hoạt động.
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/1/2/454399.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/1/3/206018.html
Đăng ngày 16-01-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.