Bài viết của Thiện Quả

[MINH HUỆ 29-12-2022] Từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đột ngột từ bỏ chính sách zero-COVID vào ngày 7 tháng 12 năm 2022, số ca nhiễm đã bùng nổ ở Trung Quốc. Làn sóng đại dịch này tệ hơn nhiều so với hai đợt bùng phát dịch trước đó – đó là dịch SARS vào năm 2002 và dịch virus corona vào năm 2020.

Làn sóng thứ nhất – SARS (2002)

Tháng 11 năm 2002, khi dịch SARS bùng phát ở phía Nam tỉnh Quảng Đông, nó đã nhanh chóng quét lên phía Bắc tới Bắc Kinh. Sau đó, lãnh đạo tối cao của ĐCSTQ, Giang Trạch Dân, đã quyết định chặn thông tin: “Để duy trì sự ổn định và thịnh vượng, có chết 2 triệu cũng không tiếc” (trích lời của Giang trong “Những câu chuyện thật về Giang Trạch Dân của Trung Quốc”). Mặc dù Tưởng Ngạn Vĩnh (蒋彦永), một bác sỹ đã nghỉ hưu của Bệnh viện 301 của Quân đội Giải Phóng Nhân dân, đã công bố sự bùng phát của dịch bệnh với giới truyền thông, nhưng ông đã nhanh chóng bị bịt miệng và bị phạt theo quy định của quân đội. La Cán (罗干) và Ngô Quan Chính (吴官正), hai Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương ĐCSTQ tham gia sâu vào cuộc bức hại Pháp Luân Công, đều bị nhiễm bệnh vào tháng 4 năm 2003. Giang đã đưa cả gia đình của ông ta đến Thượng Hải và ra lệnh: “Bảo vệ Thượng Hại bằng cả tính mạng”.

Mặc dù nhiều người ở Thượng Hải đã bị nhiễm bệnh, nhưng vì lý do chính trị, ĐCSTQ vẫn chỉ tuyên bố thành phố chỉ có 4 ca bệnh. Cư dân địa phương cười nhạo, như một cư dân mạng viết: “Đùa à? Riêng tầng tôi đã có đến 5 người bị nhiễm SARS rồi.”

Làn sóng thứ hai – COVID (2020)

Ngày 23 tháng 1 năm 2020, ĐCSTQ đã phong tỏa Vũ Hán, và thông báo cho thế giới về đợt bùng phát dịch bệnh COVID-19. Ngày này là đúng 19 năm ngày chính quyền Giang Trạch Dân dàn dựng vụ tự thiêu giả trên Quảng trường Thiên An Môn vào năm 2001 nhằm phỉ báng Pháp Luân Công. Tính đến ngày 23 tháng 5 năm 2020, chỉ trong vỏn vẹn bốn tháng, dịch bệnh đã lan ra toàn thế giới, với 5,4 triệu ca nhiễm và 342.000 ca tử vong.

Cũng giống như đại dịch SARS, ĐCSTQ lại che giấu dịch bệnh và kiểm duyệt thông tin. Con số tử vong được công bố chính thức ở Vũ Hán ngày 25 tháng 3 năm 2020 là 2.531, nhưng con số thực tế ước tính dựa trên số ca hỏa táng và bình đựng tro cốt được trả cho người nhà trong thời gian đó có thể cao hơn ít nhất 10 lần.

Làn sóng thứ ba

Hiện chúng ta đang trải qua làn sóng thứ ba. Trong cuộc họp phòng chống và kiểm soát đại dịch của tỉnh Liêu Ninh ngày 20 tháng 12, các thị trưởng từ 14 thành phố cập nhật về tình hình dịch bệnh COVID tại trên địa bàn. Thẩm Dương có 50% cư dân được báo cáo nhiễm bệnh, và con số này có thể lên tới 80% vào tháng 1, bao gồm cả 4 quận thuộc quyền quản hạt của thành phố. Hơn nữa, Thẩm Dương có đến 80% nhân viên chính quyền đã bị nhiễm bệnh, chỉ có 12% vẫn đang làm việc.

Các khu vực khác của Trung Quốc cũng đang trong tình trạng tương tự. Ngày 25 tháng 12, Ủy Ban Y tế Tỉnh Chiết Giang báo cáo số ca nhiễm đã lên tới 1 triệu, số các ca nhiễm mới hàng ngày đang tăng với tốc độ 10%. Tương tự, ít nhất 500.000 ca nhiễm đã được phát hiện tại thành phố Thanh Đảo của tỉnh Sơn Đông. Cũng vào ngày 25 tháng 12, Đường Vệ Quốc (唐伟国), người sáng lập Công ty TNHH Kỹ thuật Sinh học tại Thượng Hải Khoa Hoa (Shanghai Kehua Bio-Engineering), một công ty sản xuất bộ dụng cụ xét nghiệm nhanh, đã qua đời vì COVID ở tuổi 66.

Ngày 26 tháng 12, sau khi Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) đổi tên bệnh từ “viêm phổi do virus corona chủng mới” thành “nhiễm virus corona chủng mới”, cùng ngày, bác sỹ Trương Lương (张亮) tại thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc phát biểu với Đài Á Châu Tự do (RFA) rằng số ca nhiễm đã rất cao, 80-90% cư dân địa phương đã bị nhiễm bệnh. Con số này tương đồng với dự đoán của Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe (IHME) tại Đại học Washington, trong đó ước tính đến ngày 1 tháng 3 năm 2023, Trung Quốc có thể có tới 4,6 triệu ca nhiễm mỗi ngày.

Theo Central News Agency, ngày 28 tháng 12, ngay tại Hồng Kông cũng đã có 20.865 ca nhiễm mới, trong đó có 1.176 ca từ nước ngoài. Ngày 26 tháng 12, Ý – quốc gia châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề bởi làn sóng COVID đầu tiên vào tháng 2 năm 2020 – đã yêu cầu xét nghiệm COVID bắt buộc đối với toàn bộ du khách đến từ Trung Quốc. Trong hai chuyến bay từ Trung Quốc đã được xét nghiệm tại sân bay Milan Malpensa, một nửa số hành khách Trung Quốc có kết quả dương tính.

Tiếp tục che đậy

Mặc dù ĐCSTQ tuyên bố rằng đợt bùng phát mới là do biến thể omicron gây ra, nhưng nhiều người nghi ngờ điều này. Ngày 26 tháng 12, cư dân mạng có tên Cẩm Sắt Hoa Niên (锦瑟花年, Jinse Huanian) viết, cô đã điều trị cho 29 bệnh nhân trong 6 giờ tại một phòng khám sốt, trong đó, 21 người đã phải nhập viện. Hơn nữa, cả 22 bệnh nhân được chụp CT đều phát hiện bị viêm phổi. Như vậy có nghĩa là các triệu chứng không phải do biến thể omicron nhẹ tấn công đường hô hấp trên gây ra.

Ngày 27 tháng 12, bác sỹ Tống, làm việc ở thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ, tỉnh Hắc Long Giang, cho biết hầu hết bệnh nhân mà ông khám đều bị viêm phổi. Trưởng khoa của ông nói với các nhân viên rằng tổn thương phổi như vậy là đáng báo động, bởi vì nó không phải bệnh cúm hay bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên. Các triệu chứng cũng rất đa dạng, từ đau nhức tới tận xương, đến đau họng tới mức không thể ăn uống gì. Một số còn bị khó thở.

Một cư dân mạng biết được qua một người bạn bị nhiễm bệnh ở Bắc Kinh rằng nhiều biến thể ban đầu đã được tìm thấy trong các ca lây nhiễm gần đây. Vì thế, nhiều trường hợp phổi trắng xóa (xơ hóa) được ghi nhận ở các bệnh nhân trẻ tuổi và trung niên. Tuy nhiên, rất khó để xác định được chính xác là chủng nào khi không tiến hành giải trình tự gen.

Theo một cư dân mạng viết trên tài khoản Twitter @wuwenhang hôm 28 tháng 12, dù là triệu chứng gì, các bác sỹ đã được chỉ đạo là tránh chẩn đoán bệnh nhân mắc bệnh “viêm phổi”.

Để ứng phó với cuộc khủng hoảng này, Hoa Kỳ đang tích cực theo dõi các biến thể của COVID để chuẩn bị cho một cuộc khủng hoảng có thể xảy ra, bao gồm cả truy dấu khách du lịch trong nước và theo dõi các ca đột biến.

Trung Quốc là quốc gia cá biệt trong đại dịch

COVID-19 xuất hiện ở Trung Quốc, lan rộng ra toàn thế giới và gây ra tổn thất to lớn, và hiện lại đang bùng phát trở lại ở Trung Quốc, với mức độ lây lan mạnh hơn và gây nhiều chết chóc hơn.

Nói Trung Quốc là cá biệt trong đại dịch này cũng bởi chính quyền ĐCSTQ luôn che giấu tình hình thực tế và kiểm duyệt thông tin, từ Làn sóng thứ nhất, rồi Làn sóng thứ hai, cho đến Làn sóng thứ ba. Đây không phải là ngẫu nhiên, bởi ĐCSTQ vốn có lịch sử dối trá và tàn bạo từ khi nó lên nắm quyền vào năm 1949.

Vì chính quyền toàn trị không quan tâm đến mạng sống của người dân, nó đã cưỡng chế lệnh phong tỏa kiểu thiết quân luật trong ba năm qua, cho tới khi không thể duy trì thêm nữa trước sự phẫn nộ của công chúng. Song, khi vừa nới lỏng, ngay trong ba tuần đầu tiên của tháng 12 đã có khoảng 250 triệu người bị nhiễm bệnh.

Người xưa có câu: “ôn dịch có mắt”. Từ khi xuất hiện, dịch bệnh này đã nhắm vào các đảng viên ĐCSTQ và những người trung thành với nó.

Làm sao để được an toàn trong đại dịch khó lường này

Giống như những thảm họa khác, bệnh dịch đã đồng hành cùng lịch sử loài người trong hàng nghìn năm. Bệnh dịch thường xảy ra khi xã hội mất đi kim chỉ nam đạo đức và bức hại người tốt. Chẳng hạn, Đế chế La Mã cổ đại bị nhiều bệnh dịch hoành hành ngay trong thời gian bức hại các tín đồ Cơ Đốc giáo, vì thế mà bị suy yếu, cuối cùng sụp đổ.

Điều tương tự cũng xảy ra với Trung Quốc, một vùng đất có lịch sử 5.000 năm, nơi đạo đức được xem trọng. Nhưng trong quá trình truyền bá chủ nghĩa cộng sản kể từ khi ĐCSTQ lên nắm quyền, Trung Quốc cũng đã phải trải qua sự hủy hoại văn hóa và xã hội chưa từng có. Sau khi tàn phá Paris trong cuộc Cách mạng Pháp và hủy hoại Liên Xô bằng những vụ giết người hàng loạt, chủ nghĩa cộng sản đã gây ra nhiều mối nguy hại hơn cho Trung Quốc, như 45 triệu công dân bị chết trong Nạn đói lớn, phá hủy văn hóa một cách có hệ thống trong cuộc Cách mạng Văn hóa, đàn áp phong trào dân chủ trong vụ Thảm sát Thiên An Môn, và cuộc bức hại Pháp Luân Công hiện vẫn đang diễn ra.

Bất chấp sự tàn bạo và dối trá của ĐCSTQ, các học viên Pháp Luân Công chưa bao giờ ngừng tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn để trở thành những công dân tốt. Môn tu luyện cải thiện cả tâm lẫn thân này đã mang lại hy vọng xã hội Trung Quốc và còn hơn thế nữa. Song, hệ tư tưởng cốt lõi của ĐCSTQ là giả-ác-đấu (giả dối, tà ác, đấu tranh), hoàn toàn trái ngược với Chân-Thiện-Nhẫn. Trong 23 năm qua, hàng chục triệu học viên Pháp Luân Công, cùng người nhà của họ, đã bị phân biệt đối xử chỉ vì đức tin của họ. Một số lượng lớn học viên đã bị giam giữ, bỏ tù và tra tấn, nhiều người bị cưỡng bức lao động, tra tấn tinh thần, thậm chị bị cưỡng bức thu hoạch nội tạng.

Tuy nhiên, khi ĐCSTQ tích cực thúc đẩy âm mưu của chủ nghĩa cộng sản ở Trung Quốc và trên toàn cầu, nhiều người đã bị đánh lừa bởi những tin tức đã qua kiểm duyệt của nó, kể cả tuyên truyền phỉ báng đối với các học viên Pháp Luân Công vô tội. ĐCSTQ đã nhấn chìm xã hội của chúng ta xuống bờ vực thẳm, cả trước khi xảy ra đại dịch.

Ba năm xảy ra đại dịch đã gây ra 663 triệu ca nhiễm bệnh, 6,7 triệu ca tử vong, và những tổn thất không thể đo lường về xã hội và tài chính. Đã đến lúc học bài học này, từ bỏ ĐCSTQ và làm theo lương tâm vì một ngày mai tốt đẹp hơn, an toàn hơn.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/12/29/454001.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/12/30/205554.html

Đăng ngày 10-01-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share