[MINH HUỆ 14-09-2011] Vào ngày 23 tháng 1 năm 2001, đêm cuối cùng của Tết Nguyên Đán, một sự kiện gây chấn động thế giới đã diễn ra tại quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Những gì xảy ra dường như đã được quảng bá rầm rộ bởi phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc, như vụ tự sát của một số người, vu oan cho các học viên Pháp Luân Công rằng họ tự thiêu chính mình. Trên thực tế, sự kiện là một tuyên truyền được dàn dựng công phu bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhằm kích động thù hận của công chúng đối với Pháp Luân Công.
Cái loa của ĐCSTQ – Tân Hoa Xã – đã tuyên truyền bản tin của nó về sự kiện này với toàn thế giới chỉ trong vòng hai giờ sau sự kiện, tuyên bố rằng những người tự sát là các học viên Pháp Luân Công. Bản tin gốc tuyên bố có năm người liên quan, nhưng sau một tuần nó thông báo rằng bảy người đã tự thiêu, một trong số đó là một bé gái 12 tuổi.
Câu chuyện chính thức sau đó chứng tỏ có nhiều điểm rõ ràng là không chính xác và thiếu nhất quán. Chứng cứ chứng tỏ rằng sự kiện là dàn dựng, một thủ đoạn ĐCSTQ sử dụng để kích động sự thù hận trong những người dân Trung Quốc với Pháp Luân Công, làm mất uy tín Pháp Luân Công trên thế giới, từ đó duy trì và biện minh cho cuộc đàn áp Pháp Luân Công.
Khoảng hơn một tuần sau, vào ngày 4 tháng 2 năm 2001, tờ Bưu điện Washington đã đăng một sự kiện giật gân trên trang nhất báo cáo điều tra với tựa đề, “Ngọn lửa thắp sáng màn đêm Trung Quốc – Động cơ cho vụ tự thiêu nơi công cộng là tăng cường đấu tranh với Pháp Luân Công.” Phóng viên tờ Bưu điện Washington, Phillip Pan, người viết câu chuyện đã tới thành phố Khai Phong, tỉnh Hà Nam quê hương của một trong những người phụ nữ tự thiêu, Lưu Xuân Linh, để tìm hiểu thêm về cô ấy. Hàng xóm của cô ấy bảo ông rằng họ chưa từng bao giờ trông thấy cô Linh tập Pháp Luân Công.
Trong những tuần và những tháng sau cuộc tự thiêu, những cảnh phim chính thức về vụ tự thiêu đã được chiếu trên chương trình “Phỏng vấn tiêu điểm” của CCTV (Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc), được phân tích chi tiết bởi các nhóm bên ngoài Trung Quốc. Trong những cảnh quay chậm, người ta phát hiện ra một cảnh của đoạn phim cho thấy Lưu Xuân Linh – người trong đoạn phim của Tân Hoa Xã được cho là chết vì tự thiêu – thực ra đã nhận một cú đánh mạnh vào đầu bằng một thứ trông giống như một thanh kim loại, được đánh xuống bởi một người đàn ông mặc một chiếc áo choàng quân đội. Cô được trông thấy là ngã ngay lập tức xuống đất và dường như là chết do cú đập. Người tự thiêu Vương Tiến Đông được trông thấy bị cháy thảm thương. Tóc người cháy rất nhanh trong lửa, và nhựa thì chảy ra, nhưng tóc của ông ta và chai nhựa Sprite nghi là đựng xăng ở giữa hai chân của ông ta thì lại vẫn vô hại một cách thần kỳ. Một viên cảnh sát cầm một cái chăn dập lửa như thể anh ta đã đi đằng sau Vương Tiến Đông nhưng dường như là, y như diễn kịch, anh ta không hề trùm chăn lên ông Vương cho tới khi ông ta nói xong vài từ ám chỉ Pháp Luân Công.
Còn có nhiều điểm mâu thuẫn trong câu chuyện được Tân Hoa Xã đăng tải: Các nhân viên cảnh sát tuần tra Quảng trường thông thường không mang theo thiết bị chữa cháy. Nhưng ngày hôm đó cảnh sát tuần tra Quảng trường Thiên An Môn bí mật mang theo 20 thiết bị chữa cháy, được để sẵn trên hai chiếc xe vận tải của cảnh sát để đối phó với “sự kiện đột phát.” Chương trình CCTV chiếu một cách rõ ràng vì máy quay bám theo cảnh sát tới nơi bắt lửa, và thậm chí còn quay cận cảnh, toàn cảnh để đặc tả màn kịch. Chúng ta thậm chí còn trông thấy ai đó chụp cận cảnh một cháu gái nhỏ và ghi âm tiếng thét của cháu với mẹ trước khi để xe cấp cứu mang cháu tới một bệnh viện. Thông thường, thì những máy quay giám sát ở Quảng trường Thiên An Môn chỉ quay một khu vực cố định và không phù hợp với chụp cận cảnh. Nhưng trong ngày đặc biệt này, máy quay đã bám theo cảnh sát tới hiện trường và quay cận cảnh sự kiện. Như thể máy quay này được lắp đặt một cách chuyên biệt để ghi hình vụ tự thiêu.
Đoạn phim được phân tích một cách chi tiết đã phơi bày quá nhiều điểm mâu thuẫn mà những chuyên gia trung lập đã khẳng định họ tin rằng sự kiện được dàn dựng để bôi nhọ Pháp Luân Công. Những phần tiếp theo là một số bình luận về vụ “Tự thiêu” từ những người thông hiểu tình huống thuộc các giai tầng khác nhau.
Nhà phẫu thuật Anh quốc thảo luận về sự giả tạo của vụ “tự thiêu”
Tôi là một nhà phẫu thuật. Sau khi sự kiện “tự thiêu tại Thiên An Môn” xảy ra, sự nhạy cảm nghề nghiệp đã buộc tôi phải phân tích một cách đặc biệt về chương trình “Phỏng vấn Tiêu điểm” của CCTV tuyên truyền về tiến trình của vụ tự thiêu, quá trình điều trị người bị thương, những gì đăng tải và các bức ảnh của quá trình điều trị sau đó. Tôi đã ghi lại một số nghi vấn hiển nhiên về điều trị y tế cho mọi người phán xét và suy nghĩ.
Nghi vấn số 1: Các nạn nhân bị cháy sẽ dẫn đến giải phóng nhiệt rất lớn và chịu một sự đau đớn tột cùng. Vương Tiến Đông, người được cho là đã bị đốt cháy một cách tệ hại chỉ đơn giản ngồi đó một cách bình thản.
Nghi vấn số 2: Quy trình y tế tiêu chuẩn mô tả rằng những bệnh nhân mà có vùng da bị bỏng rộng phải được đặt ở một phòng cách ly, vô trùng, bởi vì vùng bị cháy cần phải tiếp xúc với không khí. Sự cách ly này ngăn ngừa nhiễm trùng và thuận tiện hơn cho y tá dùng thuốc và làm sạch vết thương. Các bác sĩ và y tá điều trị những bệnh nhân này cần phải đeo khẩu trang và mặc quần áo khử trùng khi bước vào trong phòng. Làm sao mà phóng viên không hề đeo khẩu trang, găng tay, hoặc bất kỳ quần áo vô trùng nào lại có thể được cho phép vào phỏng vấn bệnh nhân? Tại sao một bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch với những vết bỏng nghiêm trọng như thế lại được điều trị cẩu thả như vậy?
Trưởng Hội đồng Chính trị và Luật pháp: “Chúng tôi biết trước rằng vụ ‘tự thiêu’ sẽ xảy ra”
Vào ngày 22 tháng 9 năm 2001, trưởng hội đồng Chính trị và Luật pháp Triệu Vân Long ở thành phố Đông Cảng, tỉnh Liêu Ninh, đã dự một trong các khóa học được dùng để tẩy não các học viên Pháp Luân Công. Ông ta bảo họ, “Chúng tôi đã biết là vụ ‘tự thiêu’ sẽ xảy ra thậm chí trước đó.” Ông ta bảo các học viên một tình tiết cụ thể hơn. “Vụ ‘tự thiêu’ đã xảy ra vào ngày 23 tháng 1 năm 2001. Kỳ thật, chúng tôi đã nhận được thông báo khẩn từ Bộ Công an vào ngày 21, bảo rằng có sự kiện lớn chuẩn bị diễn ra tại Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 23.”
Một trong những nhà lãnh đạo Đảng Dân chủ Trung Quốc đã hé lộ nội dung bên trong vụ “tự thiêu”
Lâm Xuân Thủy, một trong những người phụ trách nội vụ của Đảng Dân chủ tiết lộ, “Theo thông tin cung cấp cho tôi vào ngày 28 tháng 1 từ một nhân viên cao cấp tại Bộ Công an, chỉ huy của cơ quan này, Cổ Xuân Vượng, đã biết trước vào ngày 22 tháng 1 rằng Vương Tiến Đông sẽ tự thiêu vào ngày 23.”
La Cán từng bảo đảm như sau tại một cuộc họp ở hội đồng Chính trị Hợp pháp Trung ương, “Theo thông tin mà tôi có trong tay, thậm chí nếu Vương Tiến Đông của chúng ta không tự thiêu, sẽ có một Trương Tiến Đông, một Lý Tiến Đông hoặc ai đó khác sẽ nhảy ra để biểu diễn.” [diễn giải; đây là ý chính.] Những rò rỉ thông tin về sự kiện này đã sớm cho thấy Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đạo diễn vụ tự thiêu Thiên An Môn, với mục đích là phỉ báng Pháp Luân Công.
Chuyên gia truyền thông: “tự thiêu” là dàn dựng
Một chuyên gia ở đài truyền hình đã nói, “Vụ tự thiêu hẳn là đã được dàn dựng bởi chính phủ. Một phóng viên phải được cấp phép về cái gì sẽ được đăng tải trước khi vào Quảng trường Thiên An Môn. Việc cấp phép là rất chặt chẽ. Nếu chúng tôi không được phép và mang máy quay vào Quảng trường Thiên An Môn, thì chúng tôi sẽ bị giải đi ngay lập tức. Lần này, vụ ‘tự thiêu’ chỉ diễn ra có hai phút. Người quay phim đã ở ngay đó để ghi lại; thậm chí là mi-crô đã sẵn sàng. Cho nên nó rõ ràng là được đạo diễn.”
Trò lừa của ĐCSTQ đã bị phơi bày trong cộng đồng quốc tế
Những người phát ngôn của Tổ chức Phát triển Giáo dục Liên Hiệp Quốc (IED) đã có một tuyên bố trong phiên họp thứ 53 của tiểu ban Xúc tiến và Bảo vệ Nhân Quyền vào ngày 14 tháng 8 năm 2001. Họ đã lên án vụ tự thiêu và coi đó là một hành vi khủng bố quốc gia.
Tuyên bố của IED có đoạn,
“Chính phủ [Trung Quốc], đã cố gắng biện minh cho hành vi khủng bố quốc gia của nó chống lại một nhóm người bằng cách gọi nó là một ‘[những từ phỉ báng của chính phủ Trung Quốc bị xóa đi]’ đã gây ra những cái chết và làm tan vỡ nhiều gia đình. Trong điều tra của chúng tôi, chỉ có những cái chết dưới tay của nhà chức trách Trung Quốc; các gia đình bị tan vỡ bởi những thành viên của gia đình bị giết hại bởi chế độ; mọi người bị tàn hại, không phải do Pháp Luân Công, mà bởi tra tấn tàn khốc, tống giam và hành hạ tàn bạo trong các bệnh viên tâm thần, lao động cưỡng bức trong các trại lao động và những hình thức khác như thế.”
“Như được báo cáo tại Diễn đàn Người đưa tin Quốc tế vào ngày 6 tháng 8 năm 2001, chế độ đã thừa nhận rằng bạo lực đã được phê chuẩn một cách hợp pháp để chống lại những học viên nhằm tiêu diệt Pháp Luân Công. Chính quyền đã nhắm vào một vụ được cho là tự thiêu ở Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 23 tháng 1 năm 2001 như là bằng chứng rằng Pháp Luân Công là một ‘[những từ phỉ báng của chính phủ Trung Quốc bị xóa đi]’. Tuy nhiên, chúng tôi đã nhận được một đoạn phim về sự kiện đó mà theo quan điểm của chúng tôi, chứng minh rằng sự kiện này được đạo diễn bởi chính quyền. Chúng tôi có sẵn những bản sao của đoạn phim đó để phân phát.”
Đối mặt với những chứng cứ rõ ràng như vậy, đoàn đại biểu Trung Quốc đã câm lặng không biết nói sao và không biện bạch được gì.
Xem bản tuyên bố của IED tại:
https://en.minghui.org/html/articles/2001/9/9/13711.html
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/9/14/各界看自焚造假-246747.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/9/20/128235.html
Đăng ngày 06-10-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.