Bài viết của Kim Ngọc

[MINH HUỆ 17-06-2022]

1. Tóc lưu giữ ấn ký của Thần

Con người là kiệt tác của Thần. Các Thần khác nhau tạo ra chủng loại người khác nhau, chúng ta chỉ từ tóc là có thể thấy được ấn ký tiên thiên của các Thần khác nhau lưu lại: Người da vàng tóc đen thẳng, người da trắng tóc vàng lượn sóng, người da đen tóc đen xoăn dày.

Thuyết tiến hóa của Darwin nói rằng, con người là do thích nghi hoàn cảnh mà từng bước tiến hóa thành hình dáng ngày hôm nay. Điều này quả thực là một loại giả thuyết sai lầm. Chúng ta hãy nói về tóc. Đối với con người mà nói, tóc chủ yếu có 2 tác dụng: mùa hè phòng chống nắng, mùa đông phòng chống lạnh, và đem lại vẻ đẹp cho con người. Hai tác dụng đầu tiên đối với con người mà nói dường như có thể xem nhẹ, rất nhiều người đầu trọc chẳng phải cũng sống tốt đó sao? Theo quan điểm thuyết tiến hóa để thích nghi với môi trường, ví dụ phòng chống nắng, phòng chống lạnh, mặt của con người cũng có nhu cầu như thế, thì cũng nên phải mọc lông dài để bảo vệ, tại sao chỉ có lông mày mọc dài, còn trên trán và gò má thì lại không mọc lông, mọc tóc? Điều này nói rõ, lông mày và tóc mọc ở đâu là đã được “tiên thiên đặt định”, hoàn toàn không phải vì để thích ứng với môi trường gì đó mà như thế. Hơn nữa, tóc và lông mày tuy đều ở phần đầu, nhưng tốc độ sinh trưởng của chúng khác nhau, hình dạng khác nhau. An bài của Thần là vô cùng khéo léo.

Nói về vẻ đẹp, trước tiên cần nói về vật này, sau mới có vẻ đẹp của nó. Lông mày vì mọc ở gò lông mày nên chúng ta mới thấy chúng đẹp, hay là chúng ta thấy chúng mọc ở gò lông mày đẹp thì chúng mới mọc ở đó? Khẳng định là cái thứ nhất. Nếu Đấng Sáng tạo khi tạo ra con người, để lông mày mọc ở trên trán (và tạm gọi là lông trán), và không có tóc, thế thì nhân loại ngày nay nhất định sẽ coi lông trán là đẹp, coi tóc là xấu.

Hơn nữa, cảm nhận vẻ đẹp chỉ là một loại hoạt động tâm lý của con người, tác dụng của nó đối với con người rất hạn chế. Từ xưa đến nay, nhân loại luôn ca ngợi chim ưng bay liệng trên cao, yêu thích những chú chim nhỏ tự do bay lượn. Đôi cánh lớn mỹ lệ đối với nhân loại mà nói, vừa có giá trị thực dụng (thuận tiện xuất hành), lại vừa có đầy đủ vẻ đẹp. Nhưng nhân loại dù nghĩ vỡ đầu cũng không thể nào mọc được đôi cánh. Bạn cho rằng, giống như Trung Cộng nói “Con người có gan lớn bao nhiêu thì đất sản xuất ra lớn bấy nhiêu” chăng? Không thể được.

Xem ra, tóc chẳng có gì quan trọng cả, thực ra đằng sau nó có rất nhiều bí mật, tất cả những điều này đều là tạo hóa của Thượng Thiên.

2. Tóc và tuổi tác

Từ tóc có thể thấy dấu vết của sinh mệnh, tóc của những người ở tuổi tác khác nhau thường là khác nhau.

Người Trung Quốc thường gọi trẻ con là Hoàng mao tiểu tử (tiểu tử tóc vàng), Hoàng mao a đầu (a đầu tóc vàng), là bì tóc của trẻ con có chút màu vàng. Thời kỳ thanh niên, tóc có màu đen bóng. Thời cổ đại, con gái 15 tuổi gọi là Cập kê (kê là cái trâm cài đầu khi vấn tóc thời cổ đại). Con trai 20 tuổi tổ chức Quan lễ, để biểu thị đã trưởng thành, nhưng chưa đến tuổi tráng niên, nên gọi là Nhược quan. Con người già đi, tóc dần dần chuyển sang màu xám, tóc trắng, hai bên tóc mai hoa râm, tóc bạc trắng. Đặc biệt những người trường thọ, có người tóc chuyển từ màu trắng sang màu vàng. “Thùy điều” (để chỏm) trong câu “Hoàng phát thùy điều, tính di nhiên tự lạc” [Tóc vàng (người già), để chỏm (trẻ em), đều tự nhiên vui vẻ] (Trích: Đào hoa nguyên ký), là chỉ trẻ em (Điều, trên đầu trẻ em thời cổ đại để tóc ngắn, để chỏm hình trái đào); “Hoàng phát” (tóc vàng) là chỉ người già.

Đương nhiên cũng có ngoại lệ, rất nhiều người gia sau khi trải qua tu luyện, có thể phản lão hoàn đồng, tóc trắng chuyển thành đen, điều này trong sách cổ có ghi chép rất nhiều, ngày nay, trong những người tu luyện Pháp Luân Công cũng rất thường thấy.

Trong văn thơ cổ có rất nhiều câu nói nổi tiếng dùng tóc để chỉ tuổi tác như: “Hắc phát bất tri cần học tảo, bạch đầu phương hối độc thư trì” [Tóc đen (tuổi trẻ) không biết sớm cần cù học tập, đầu bạc (tuổi già) mới hối hận đã đọc sách muộn]; “Quân bất kiến, cao đường minh kính bi bạch phát, triêu như thanh ti mộ thành tuyết” [Anh chẳng thấy, lầu cao soi gương buồn tóc bạc (tuổi già), sáng như tơ đen chiều thành tuyết]; “Hưu tương bạch phát xướng hoàng kê” [Chớ đem tóc bạc (tuổi già) hát gà vàng (tiếc nuối thời gia trôi qua)].

3. Kiểu tóc

Thời đại khác nhau có kiểu tóc khác nhau; từ kiểu tóc có thể nhìn ra diện mạo tinh thần của thời đại đó.

Trung Quốc thời cổ đại được gọi là Hoa Hạ. Khổng Dĩnh Đạt viết trong “Xuân Thu tả truyện chính nghĩa” rằng: “Trung Quốc có sự vĩ đại của lễ nghi, do đó gọi là Hạ (tòa nhà lớn); có vẻ đẹp của chế độ trang phục, nên gọi là Hoa (tốt đẹp)”. Hoa Hạ là quốc gia văn minh lễ nghi. Trang phục và kiểu tóc của người xưa đều rất cầu kỳ.

Trẻ con thời cổ đại đa phần đều để kiểu tóc Để chỏm. Lơn lên một chút thì chia tóc ra hai bên trái phải, mỗi bên thắt một cái nơ trên đỉnh đầu, hình dáng giống như 2 cái sừng dê, nên gọi là Tổng giác. “Tổng giác chi giao” là chỉ bạn bè kết goa thời kỳ tuổi nhi đồng. Trong Ấu Học Quỳnh Lâm có câu: “Tổng giác hảo, Tôn Sách dữ Chu Du” (Bạn bè tốt từ thuở nhi đồng, đó là Tôn Sách và Chu Du), là nói Tôn Sách và Chu Du, từ nhỏ đã là bạn bè tốt. Nam đến tuổi 15 thì tháo bỏ Tổng giác, búi thành một búi, gọi là Thúc phát (búi tóc, buộc tóc). Nữ đến tuổi 15 thì thì phải búi tóc cài trâm, gọi là Cập kê. Sách Lễ Ký có viết: “nữ tử… thập hữu ngũ niên nhi kê” (Nữ… đến tuổi 15 thì cài trâm).

Kiểu tóc của người trưởng thành ở mỗi triều đại đều có nhiều kiểu dáng, muôn hoa đua sắc. Từ trong các bức tranh và thư tịch cổ, chúng ta có thể biết được đôi chút. Bài thơ cổ “Mạch thượng tang” miêu tả La Phô “đầu thượng oa đọa kế,nghĩ trung minh nguyệt châu” (Trên đầu búi tóc trễ, trên tai ngọc minh nguyệt). “Oa đọa kế” tức là búi tóc đọa mã, búi tóc lệch sang một bên, hình dạng trễ xuống. Trong “Mộc Lan từ” miêu tả Hoa Mộc Lan trở về nhà “đương song lý vân mấn, đối kính thiếp hoa hoàng” (Trước cửa sổ chỉnh tóc mai như mây, soi gương đính hoa vàng), Vân mấn chín là tóc đẹp đen đẹp như một đám mây.

Sách “Chích Cốc Tử” có ghi chép: “Thời Hán Vũ Đế, Vương Mẫu giáng lâm, búi tóc chư Tiên đều khác với nhân gian, vua lệnh cho người trong cung bắt chước theo, gọi là búi tóc phi Tiên”. Sách “Thái lan tạp chí” có ghi chép rằng, vợ của Ngụy Văn Đế là Chân hậu chiểu theo hình biến đổi của một con rắn lục trong cung đã sáng tạo ra kiểu búi tóc linh xà. Sách “Trung Hoa cổ kim chú” có ghi chép: “Triều Tùy có kiểu búi tóc lăng hư, búi tóc tường vân”, kiểu tóc này như mây quấn tròn trên đỉnh đầu, lắc lư mà không rơi.

Đời Đường là thời kỳ cực thịnh của Trung Quốc, kiểu tóc cũng khác thường. Các kiểu tóc vấn tròn xếp lên nhau như kiểu búi tóc xoáy ốc, búi tóc bách hợp… thường thấy nhiều hơn. Nhưng kiểu tóc thể hiện ra khí tượng Đại Đường hoành tráng nhất là kiểu búi tóc vấn ngược, như búi tóc song đao, búi tóc triều thiên, búi tóc nguyên ngọc v.v. Trong hai bức tranh nổi tiếng “Trâm hoa sĩ nữ đồ” của Chu Phưởng và “Đảo luyện đồ” của Trương Huyên đã ghi lại trung thực một phần cảnh hoành tráng thời đại đó. Các cô gái trong tranh có dung mạo tròn trịa đầy đặn, thân thể nở nang khỏe mạnh, phục sức hoa lệ, tóc búi vấn cao, có các đồ trang sức tóc bằng vàng bạc trân châu thủy phí, phản ánh phong cách thẩm mỹ ung dung hoa lệ cao quý thời Thịnh Đường.

Bức tranh nổi tiếng “Hàn Hi Tái dạ yến đồ” của Cố Hoành Trung miêu tả cảnh sinh hoạt thời kỳ Ngũ Đại. Kiểu tóc của những cô gái trong tranh đều vấn cao về phía sau, và đeo các loại trang sức tóc đẹp, hiện ra nhiều dáng vẻ tươi đẹp trang nhã.

Sách “Trang đài ký” có ghi chép: Cung phi cung đình triều Tống Lý Tôn búi tóc cao trên đỉnh đầu, cao chót vót, gọi là búi tóc cao trùy”. Trong những tượng người nữ ở đền Tấn Sơn Tây thời Tống có kiểu tóc này.

Chịu ảnh hưởng của kiểu mũ báo quan của Phật giáo và hoa quan của Đạo giáo, người thời Đường Tống thích đội các loại mũ hoa, ví như liên hoa quan, phượng quan, trùng lâu tử quan…Mũ hoa mang đặc sắc thời Tống nhất là “nhất niên cảnh”. Trong “Lão học âm bút ký” của Lục Du có viết: Phụ nữ triều Tống thường lấy hoa bốn mùa là “hoa đào, hoa sen, hoa cúc, hoa mai” làm trang sức tóc, gọi là “nhất niên cảnh” (cảnh một năm). Búi tóc đẹp và mũ hoa diễm lệ tôn vẻ đẹp lẫn nhau, đẹp không tả xiết.

Còn người tu luyện thì lại một dạng khác. Người xuất gia làm tăng thì cạo đi “tam thiên phiền não ti” (3 ngàn sợi tơ phiền não), mặc cà sa, làm bạn với đèn xanh kinh Phật cổ tinh tấn tu luyện. Đạo sĩ thì búi tóc Đạo sĩ đỉnh đầu để trần, mặc một áo khoác Đạo bào, toát lên vẻ Tiên phong Đạo cốt.

Người hiện đại biến dị thì không có quy củ gì, kiểu tóc cũng kỳ hình dị trạng, đủ mọi kiểu, nào là kiểu Mohegan, smart, đầu nấm (cắt moi), kiểu bùng nổ (bù xù), húi cua, kiểu tóc đại xa xã hội đen Tôn Tiểu Quả (kiểu tóc Kim Jong Il và đeo dây chuyền vàng lớn trên cổ)…

4. Tóc và sức khỏe

Tóc tuy mọc ở bên ngoài cơ thể, nhưng nó lại có quan hệ mật thiết với mọi bộ phận của cơ thể. Một sợi tóc, nếu phóng đại lên ngàn vạn lần, thì nó giống như một cột trụ lớn, bên trong là thế giới to lớn và kỳ diệu. Người tu luyện sau khi thông đại chu thiên, chân khí xung quán toàn thân, ngay cả mỗi sợi tóc cũng phải chạy một lượt.

Đông y cho rằng, tóc và máu có liên quan đến thận, có những câu nói rằng, “máu là gốc của tóc”, “Thận, tinh hoa của tóc”… Thầy thuốc Đông y cao minh thông qua Vọng trong “vọng văn vấn thiết” để chẩn đoán, quan sát tóc người ta, là có thể thấy được tình trạng sức khỏe của họ. Người khỏe mạnh thì tóc thường đen bóng. Người không khỏe thì tóc thường vàng khô, như cỏ khô, dễ chẻ ngọn và đứt. Có thợ cắt tóc có kinh nghiệm nói rằng: Tóc người sắp chết rất cứng.

5. Tóc và cá tính

Có câu cổ ngữ rằng: Tướng do tâm sinh. Từ tóc cũng có thể nhìn ra một số đặc trưng cá tính của con người.

Nhìn từ độ to nhỏ, người tóc thô to thường cương nghị và bướng bỉnh. Người tóc mềm, nhỏ, thương cẩn thận tỉ mỉ.

Nhìn từ đường chân tóc trên trán, người có đường chân tóc ở trên, thường thoáng đạt, có trí tuệ.

Đại đa số mọi người có đường chân tóc trên trán là đường thẳng hoặc hơi tròn, rất ít người có đường chân tóc như một chữ Sơn (山), ở giữa nhô ra một mảng tóc có hình mũi nhọn rất rõ ràng, sách tướng gọi đó là “sâm si” (so le). Người có tóc ‘sâm si’ thường rất nóng tính.

Nhìn từ màu sắc tóc, vùng quê có câu vè rằng “hoàng mao ác, bạch mao thiện, bánh trước cá quyển mao bất hảo biện” (tóc vàng ác, tóc trắng thiện, gặp người tóc quăn khó làm việc). Ý nghĩa là, người tóc hơi vàng, đặc biệt là có chút màu đỏ, thường tính tình khá hung bạo, nóng nảy. Trong Thủy Hử, Xích Phát Quỷ Lưu Đường chính là người như thế, khi đánh thành Hàng Châu, vì để tranh công, ông ta tranh tấn công thành trước. Người tóc trắng, thường tính tình ôn hòa. Người tóc xoăn, tính tình khá cổ quái.

Đương nhiên cũng không thể vơ đũa cả nắm, tình huống cụ thể cần phải phân tích cụ thể.

6. Câu chuyện tóc

“Nộ phát xung quan” (nổi giận tóc dựng mũ)

… Lạn Tương Như thấy Tần Vương khinh miệt vô lễ, hoàn toàn không có ý trả lại thành trì, bèn nói: “Trên viên ngọc này vẫn còn chút lỗi, để tôi chỉ cho đại vương xem”. Ông cầm viên ngọc Hòa thị trong tay rồi, liền lùi mấy bước, dựa vào cột đứng. Ông cực kỳ phẫn nộ, tóc dựng ngược, đội cả mũ dựng lên. Ông hiên ngang nói: “Đại vương không tiếp kiến tôi ở triều đình, lấy được ngọc rồi lại đưa cho phi tần truyền nhau xem, chế giễu tôi. Do đó, tôi lấy lại viên ngọc này. Đại vương nếu uy hiếp ép buộc tôi, thì tôi đập đầu cùng với ngọc vào cột tan nát”. Tần Vương vội vàng xin lỗi, và đồng ý trai giới 5 ngày sau nhận ngọc. Lạn Tương Như dự liệu Tần Vương sẽ không giao thành, ngầm sai người đem ngọc trở về nước Triệu. Đây chính là câu chuyện “Hoàn ngọc quy Triệu”.

Trong bài từ “Mãn giang hồng” của Nhạc Phi, khởi đầu băng câu: “Nộ phát xung quan, bình lan xứ, tiêu tiêu vũ yết”. (Nộ tóc dựng mũ, dựa lan can, lao xao mưa tạnh).

“Cắt tóc thay cho đầu”

Một lần Tào Tháo dẫn quân xuất chinh, đúng mùa lúa mạch chín. Ông hạ lệnh không được làm tổn hại lúa mạch, nếu có người giẫm lên ruộng lúa mạch, thì sẽ chém đầu thị chúng. Không may trên đường hành quân, con ngựa của Tào Tháo bị kinh hãi chạy vào ruộng lúa mạch. Ông lập tức gọi viên quan tùy tùng, yêu cầu trị tội mình. Viên chủ bạ nói: Làm sao có thể trị tội thừa tướng được? Tào Tháo nói: Chính ta đã nói mà không tuân thủ, thì ai còn tuân lệnh nữa? Lập tức rút kiếm muốn tự vẫn. Viên chủ bạ nói: “Kinh Xuân Thu có nói: Pháp không áp dụng cho bậc tôn quý. Thừa tướng thống lĩnh đại quân,thân mang trọng trách, sao có thể tự sát được?”. Tào Tháo trầm tư một lúc lâu rồi nói: “Sách cổ đã nói như vậy, ta lại mang trọng trách mà thiên tử giao phó, vậy hãy cắt tóc thay cho cái đầu của ta đi”. [Người xưa cho rằng: Thân thể tóc da là nhận từ cha mẹ, không được làm tổn hại. Tùy tiện cắt tóc là đại tội bất hiếu]. Tào Tháo bèn cắt tóc để thể hiện quân pháp nghiêm minh.

“Tóc treo xà nhà”.

Thời Đông Hán, Tôn Kính thường học thông đêm đến sáng. Để phòng việc đọc sách bị ngủ gật, ông dùng dây thừng buộc tóc lên trên xà nhà. Chỉ cần mơ màng cúi đầu thì tóc kéo khiến ông tỉnh ngủ. Ông hăng say đọc sách, cuối cùng trở thành bác học hiểu rộng cổ kim.

“Cắt tóc đãi khách”

Đào Khản thời trẻ gia cảnh bần hàn. Một năm nọ, trời đổ tuyết lớn, có người bạn là Phạm Quỳ đến thăm. Đào Khản trong tấm rất khó xử, làm thế nào để chiêu đãi bạn đây? Mẫu thân là Trạm thị an ủi Đào Khản rằng: “Con cứ lưu giữ khách lại, mẹ có cách rồi”. Bà lấy cỏ khô trải giường ra cắt nhỏ rồi cho ngựa của Phạm Quỳ ăn no, rồi cắt mái tóc của mình đem đi đổi lấy tiền mua gạo và thức ăn.

Đào Khản là tấm gương về học tập và làm quan thời cổ đại. Mọi người đều nói, thành công của ông nhờ có người mẹ hiền lương. Trạm thị là một trong Tứ Đại Hiền Mẫu trong lịch sử Trung Quốc.

“Ngũ Tử Tư vượt Chiêu Quan – Một đêm đầu bạc”

Sở Bình Vương nghe theo lời sàm ngôn, sát hại cha và anh của Ngũ Tử Tư, còn vẽ hình ông đưa đến khắp nơi để bắt Ngũ Tử Tư. Ngũ Tử Tư ban đầu chạy trốn đến nước Tống, Trịnh, đều bất lợi, sau đó chạy trốn sang nước Ngô. Trên đường chạy trốn đến nước Ngô phải đi qua quan ải Chiêu Quan, trên ải có dán tranh chân dung ông. Ông đành phải tạm trú ở nhà nghĩa sĩ Đông Cao Công. Do nóng ruột và đau lòng, tóc của Ngũ Tử Tư đã bạc trắng sau một đêm. Vì tóc bạc, nên ngày hôm sau ông đã vượt qua Chiêu Quan thuận lợi, đến được nước Ngô.

“Ngàn cân treo sợi tóc”

Mai Thừa là văn học gia nổi tiếng thời Đông Hán, từng làm Lang trung ở chỗ Ngô Vương Lưu Tị. Lưu Tị muốn làm phản chống lại triều đình, Mai Thừa khuyên can ông ta rằng: “Dùng một sợi tóc buộc ngàn cân, phía trên treo nơi cao vô cực, phía dưới vực sâu không đáy, tình cảnh này thì người ngu xuẩn đến mấy cũng biết là cực kỳ nguy hiểm). Nhưng Ngô Vương không nghe theo lời khuyên can, Mai Thừa liền đến làm môn hạ Lương Hiếu Vương. Sau này, Ngô Vương khởi bị thất bại, quốc gia bị tiêu diệt. Mọi người đều khâm phục tầm nhìn xa trông rộng của Mai Thừa.

7. Thần Châu

Trung Quốc thời cổ đại được gọi là Thần Châu, là quê hương của Thần, có vô số những Thần tích và sự kỳ diệu hiển hiện. Văn hóa Trung Hoa là văn hóa Thần truyền, sự bác đại tinh thâm của nó thể hiện ở đủ các phương diện. Chỉ nói riêng về câu đối, đó là một loại hình thức nghệ thuật đặc biệt của chữ Hán, các loại văn tự khác trên thế giới không có câu đối.

Thời xưa, hiệu cắt tóc có một câu đối: “Tuy vân hào mao kỹ nghệ, khước thị đỉnh thượng công phu” (Tuy nói là kỹ nghệ lông tóc, nhưng lại là công phu thượng đỉnh). Chỉ 20 chữ, lại nói ra được 2 tầng ý nghĩa, vừa nói rõ đặc điểm công việc của thợ cắt tóc – cắt tóc, thao tác trên đỉnh đầu; lại dí dỏm nói ra rằng, tay nghề của thợ cắt tóc tuy là nghề nhỏ mọn, nhưng lại có công phu tuyệt vời. Văn hóa Thần truyền thực sự khiến người ta ca ngợi khôn nguôi.

Trên thế giới, có rất nhiều dân tộc đều để lại dự ngôn cho nhân loại ngày nay, hơn nữa, những dự ngôn này đều giống nhau một cách kinh ngạc rằng: Thời kỳ mạt kiếp, đạo đức nhân loại vô cùng bại hoại, sẽ gây ra rất nhiều thiên tai nhân họa. Đến lúc đó, phương Đông sẽ có một vị Thánh nhân vĩ đại đến nhân gian truyền Pháp, khiến nhân tâm quy chính, chúng sinh được cứu.

Lưu Bá Ôn, nhà tiên tri nổi tiếng triều Minh đã miêu tả trong tác phẩm Thiêu Bính Ca của ông về vị Thánh nhân cứu thế rằng: “Không giống tăng nhân, không giống Đạo sĩ, đầu đội mũ lông cừu 4 lạng”. Ý nghĩa là, vị Thánh nhân này không phải là tăng nhân, cũng không phải Đạo sĩ, Ngài dùng hình tượng thế tục để đến nhân gian truyền Pháp – Trên đầu ngài có tóc (“mũ lông cừu 4 lạng” ngụ ý mái tóc).

Nhìn khắp phương Đông, người hiện nay dạy người tín Thần, coi trọng đạo đức, và lại có ảnh hưởng đến thế giới, thì duy nhất chỉ có Sư phụ Lý Hồng Chí của Trung Quốc. Pháp Luân Đại Pháp mà Ngài truyền ra từ ngày 13/5/1992 lấy Chân Thiện Nhẫn để chỉ đạo tu luyện, hiện đã hồng truyền ra trên 100 quốc gia và khu vực trên thế giới, khiến hàng chục hàng trăm triệu người trên thế giới thu được lợi ích, hơn nữa sức ảnh hưởng vẫn đang mở rộng.

Thánh nhân Thần Châu, lời này quả không sai.

Chú thích của tác giả:Trên mạng có thể tìm kiếm được các kiểu tóc ở các bức tranh “Trâm hoa sĩ nữ đồ”; “Đạo luyện đồ”; “Hàn Hi Tái dạ yến đồ”, và “Cổ đại phát kê”.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/6/17/444913.html

Đăng ngày 10-08-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share