Bài viết của Tịnh Trần, một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 09-07-2022] Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi được phân công về giảng dạy tại một trường tiểu học ở quê nhà. Trong khoảng thời gian này, tôi toàn thân đầy bệnh, dù đã đi khắp nơi tìm cách chữa trị nhưng đều không có kết quả, tới năm 39 tuổi tôi đã phải nằm liệt giường.

Đến năm 2002, tôi phải xin nghỉ hưu sớm vì vấn đề sức khỏe, lúc đó tôi chỉ mới 43 tuổi . Vào thời điểm ấy, một người bạn đã mang đến cho tôi cuốn sách Chuyển Pháp Luân quý giá. Kể từ đó, tôi bắt đầu bước trên con đường tu luyện, sức khỏe của tôi dần hồi phục và tôi đã có thể quay trở lại công việc giảng dạy.

Tôi chấp nhận đi đến bất cứ đâu

Vào đầu năm học, hiệu trưởng cho gọi tôi đến văn phòng của ông ấy và nói: “Có một ngôi làng cách khá xa trường học của chúng ta nên trẻ em ở đó không thể đến đây để đi học”. Để giải quyết vấn đề này, ban lãnh đạo đã quyết định sẽ thành lập một lớp học dành cho nhiều lứa tuổi ở ngôi làng đó, nhưng trong trường chúng ta hiện nay không có giáo viên nào nguyện ý đến đó công tác. Cô có thể chia sẻ bớt gánh nặng với cấp lãnh đạo và chuyển đến đó dạy học một vài năm được không?”. Lúc đó tôi cũng giống như các giáo viên khác, tìm cách đưa ra những lý do để từ chối.

Về đến nhà, tôi tĩnh tâm xuống và tra xét bản thân: “Những giáo viên khác từ chối công việc này vì họ không tu luyện. Tôi là một học viên Đại Pháp, làm sao có thể kén chọn nơi làm việc như vậy được? Nếu tôi cũng hành xử giống họ thì chẳng phải sẽ gây tổn hại đến hình tượng của các đệ tử Đại Pháp sao?”

Sư phụ đã dạy chúng ta:

“Là người tu luyện, ‘tìm bên trong’ là một Pháp bảo”. (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC năm 2009, Giảng Pháp tại các nơi IX)

Tôi hướng nội và tìm ra những lý do khiến tôi không muốn đến đó dạy học. Lý do thứ nhất là ngôi làng này cách xa nơi tôi ở, đường đi xa xôi cách trở nên tôi không muốn chịu khổ như vậy. Thứ hai, khi phải dạy từ hai khối lớp trở lên thì khối lượng công việc sẽ nhiều hơn, còn tôi lại không muốn phó xuất. Hơn nữa, việc đột nhiên bị thuyên chuyển công tác từ một trường tiểu học trung tâm về một trường tiểu học vùng nông thôn sẽ làm tổn hại đến thanh danh của tôi vì những người khác sẽ nghĩ rằng năng lực công tác của tôi không tốt.

Tôi nhận thấy mọi lý do khiến tôi không muốn chuyển trường đều xoay quanh cái “tôi”, đều là vị tư vị ngã. Tôi đã không suy nghĩ cho người khác, là một học viên tôi cảm thấy rất xấu hổ.

Ngày hôm sau tôi chủ động đến gặp hiệu trưởng và nói: “Chuyện hôm qua là lỗi của tôi. Là một học viên Pháp Luân Đại Pháp, tôi sẵn sàng đảm nhận nhiệm vụ này”. Hiệu trưởng vui mừng đứng dậy, liên tục bắt tay tôi và nói: “Cảm ơn! Cảm ơn!”.

Một lớp sáu ở trường tiểu học trung tâm có kết quả học tập không tốt do lớp này hay bị thay đổi giáo viên và nhiều học sinh trong lớp có hành xử không đúng mực. Phụ huynh thường xuyên đến trường phàn nàn và yêu cầu đổi giáo viên chủ nhiệm mới nên lãnh đạo nhà trường cảm thấy rất áp lực.

Lúc đó, tôi chỉ vừa mới quen với việc giảng dạy cho nhiều độ tuổi ở trường nông thôn, thì hiệu trưởng lại đến gặp tôi và nói: “Chuẩn bị tới kỳ thi tuyển sinh trung học cơ sở cho khối lớp sáu của trường, nếu kết quả thi của các em không tốt sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng của trường chúng ta. Các vị phụ huynh muốn có một giáo viên tốt làm chủ nhiệm lớp con họ. Sau nhiều lần cân nhắc, chúng tôi tin rằng cô là lựa chọn tốt nhất cho vị trí này vì cô là một giáo viên chăm chỉ và sẵn sàng chịu đựng gian khổ”.

Cứ như vậy, tôi lại trở thành giáo viên chủ nhiệm lớp sáu ở trường tiểu học trung tâm. Hàng ngày, tôi thường xuyên phải làm thêm giờ khi các đồng nghiệp khác đã được nghỉ. Tôi tranh thủ dạy kèm cho học sinh yếu kém tại nhà vào cuối tuần và ngày lễ mà không thu thêm một đồng học phí nào.

Những nỗ lực của chúng tôi cuối cùng cũng được đền đáp. Đến ngày tốt nghiệp, lớp tôi đứng thứ ba toàn thị trấn trong kỳ thi vào cấp hai. Một số phụ huynh muốn đưa tiền hoặc biếu quà để biểu thị sự cảm ơn đối với tôi, nhưng tôi đều khéo léo từ chối và trả lại tất cả. Tôi nói với họ: “Tôi là một người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, dạy tốt học sinh là bổn phận của tôi, tôi không thể nhận quà của các vị”.

Sau khi lứa học sinh này tốt nghiệp, tôi lại quay về giảng dạy ở ngôi làng nông thôn đó. Sáu tháng sau, trưởng khoa đến gặp tôi và nói: “Hiệu trưởng muốn gặp cô”.

Vừa bước tới cửa văn phòng, hiệu trưởng đã nhiệt tình chào đón tôi: “Mời ngồi, mời ngồi! Ài, suốt những năm qua chúng tôi đã dựa vào cô để giải quyết vấn đề nan giải của mình. Bây giờ chúng tôi lại gặp phải một khó khăn khác. Tôi muốn nhờ cô đảm nhận thêm một lớp sáu nữa vì giáo viên chủ nhiệm lớp này đang bị ốm và các phụ huynh đang xin đổi giáo viên chủ nhiệm cho con của họ”.

Tôi nói: “Ông biết tôi là một học viên Pháp Luân Đại Pháp, Sư phụ Lý dạy chúng tôi phải làm người tốt ở bất cứ nơi đâu. Nếu tôi không tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi sẽ không bao giờ chấp nhận việc phải di chuyển nhiều nơi để dạy học như vậy”.

Hiệu trưởng nói: “Tôi hiểu, tôi hiểu. Pháp Luân Đại Pháp hảo! Pháp Luân Đại Pháp hảo!”. Tôi mỉm cười và cảm thấy vui mừng vì hiệu trưởng đã minh bạch Pháp Luân Đại Pháp là tốt.

Hoàn thành nhiệm vụ

Các lớp học tổ chức trong làng đã bị hủy do số lượng học sinh tới lớp ngày càng giảm nên tôi đã xin chuyển về dạy ở một trường tiểu học gần nhà hơn và bắt đầu một cuộc sống mới.

Hiệu trưởng của ngôi trường này biết tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Ông ấy sợ bị liên lụy nên luôn có thành kiến với tôi. Ông ấy thường chỉ đích danh tôi trong tất cả các cuộc họp và thậm chí còn nói xấu tôi với Sở Giáo dục.

Vào đầu mỗi năm học, các giáo viên có thể chuyển những học sinh không đạt tiêu chuẩn xuống lớp dưới nhưng duy chỉ có tôi là không được phép làm như vậy. Thay vào đó, tôi còn phải nhận thêm bốn học sinh kém từ lớp trên chuyển xuống.

Một lần khác, lớp tôi có kết quả thi cuối kỳ đứng thứ hai trong toàn thị trấn nhưng hiệu trưởng vẫn nhất quyết xếp hạng thi đua của lớp tôi đứng cuối bảng. Ông ấy đã công khai khiển trách tôi trong một cuộc họp ở trường và đe dọa sẽ sa thải tôi.

Đối diện với sự bất công này, tôi không tranh không cãi, chỉ im lặng nhẫn chịu. Tôi chỉ quản việc tận tâm tận lực làm tốt công tác, chỉ chiểu theo Chân-Thiện-Nhẫn để yêu cầu bản thân mà không truy cầu điều gì khác.

Đối với công việc, tôi luôn cố gắng làm hết chức trách, toàn lực phó xuất. Tôi có mặt ở lớp học vào lúc 7h30’ mỗi sáng. Trong giờ làm bài tập và tự học buổi sáng, tôi đến lớp và kèm các em học bài. Tôi đã xem lại bài tập và sách bài tập của từng học sinh, không bỏ sót một em nào. Đôi khi tôi giải thích một vấn đề đến 10 lần hoặc thậm chí 20 lần cho đến khi học sinh hiểu được vấn đề mới thôi.

Vào giờ ăn trưa, trong khi các giáo viên khác ngồi chơi bài thì tôi trông coi học sinh của mình ngủ trưa. Bởi vì trường của chúng tôi ở gần miền núi nên các giáo viên khác thường tranh thủ lên núi hái rau rừng và nấm khi không có tiết dạy nhưng tôi không bao giờ tham gia cùng họ. Bởi thế, hiệu suất giảng dạy của lớp tôi luôn đứng đầu toàn trường.

Công việc dù có khó khăn nhưng không hề ảnh hưởng đến sức khỏe của tôi mà trái lại tôi ngày càng khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng.

Hiệu trưởng đã chứng kiến tất cả những điều này và dần dần thay đổi thái độ đối với tôi. Ông ấy đã nói trong một bữa tiệc tối rằng: “Tôi cảm thấy hài lòng nhất với một giáo viên trong trường (ám chỉ tôi). Dù tôi không có mặt ở trường trong một tháng nhưng cô ấy vẫn hoàn thành tốt chức trách như bình thường”.

Ở Trung Quốc ngày nay, gian lận trong thi cử là một việc thường thấy. Tôi tu luyện theo Chân-Thiện-Nhẫn nên tôi không thể trôi theo dòng chảy đó. Trước mỗi kỳ thi, tôi thường dặn dò các giám thị: “Đừng đưa ra bất kỳ gợi ý nào cho các học sinh, tôi muốn xem thành tích chân thực của các em”.

Vào một năm, Sở Giáo dục huyện đã ra lệnh tiến hành một cuộc thanh tra lớn về chất lượng giảng dạy của toàn huyện, tất cả các trường học thay phiên nhau tổ chức các kỳ thi và chấm điểm bài thi. Sau khi kiểm tra, huyện đã xếp loại toàn bộ các lớp theo kết quả kiểm tra thực tế. Kết quả là lớp của tôi đứng thứ hai trong toàn huyện cả về môn Ngữ văn và môn Toán.

Lần đó, hiệu trưởng vui mừng đến nỗi ông ấy đã nói với toàn thể giáo viên trong văn phòng: “‘Pháp Luân Đại Pháp (ám chỉ tôi)’ thật tốt! ‘Pháp Luân Đại Pháp’ thật lợi hại! Sau này, chúng ta phải để ‘Pháp Luân Đại Pháp’ có thời gian luyện công sau giờ ăn trưa. Bắt đầu từ ngày mai, giờ nghỉ trưa của trường sẽ chuyển từ 11h55’ sang 11h30’”. Sau đó, ông ấy đã đến nhà trưởng thôn để báo tin vui vì con trai của trưởng thôn cũng đang học trong lớp của tôi.

Cũng trong năm đó, tôi được điều động quay về trường tiểu học trung tâm để giảng dạy. Cả hiệu trưởng và trưởng thôn đều lưu luyến muốn giữ tôi ở lại.

Lời kết

Hiện tại, tôi đã nghỉ hưu được sáu năm. Nhìn lại sự nghiệp giảng dạy của mình, có thể nói tôi đã phó xuất xứng đáng với lương tâm của một giáo viên, và không để cho các em học sinh cũng như các bậc phụ huynh phải thất vọng.

Hồi còn trẻ, sức khỏe của tôi không tốt, 39 tuổi mắc trọng bệnh và nằm liệt giường. Năm tôi 43 tuổi, em gái đã đi xem toán mệnh và nói rằng tuổi thọ của tôi chỉ đến đây là hết rồi.

Bây giờ tôi đã ngoài 60 tuổi nhưng thân thể khỏe mạnh, không bệnh tật. Đó là nhờ Pháp Luân Đại Pháp đã kéo dài sinh mệnh cho tôi. Tôi từ trong Đại Pháp mà tu xuất ra được phẩm chất cao thượng, nhận được sự khen ngợi của các giáo viên, đồng thời bồi dưỡng nên những học sinh ưu tú cả về nhân cách và thành tích học tập.

Cảm tạ Sư phụ đã ban cho con cuộc đời thứ hai! Tạ ơn sự từ bi cứu độ của Sư phụ!

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/7/9/445805.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/7/13/202226.html

Đăng ngày 06-10-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share