Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Mỹ
[MINH HUỆ 25-04-2022] Tôi sinh ra ở một nước châu Âu và đến Mỹ lúc 6 tuổi. Khi còn trẻ, tôi nhìn thấy các học viên Pháp Luân Đại Pháp trên ti vi và nghĩ: “Những người này thật thông minh. Làm thế nào để mình làm được theo những gì họ đang làm nhỉ?” Tôi vẫn luôn trăn trở về ý nghĩa nhân sinh và muốn tìm ra chân lý. Tôi đã đọc nhiều sách và gần như sống vì điều này. Đó cũng chính là mục tiêu của tôi khi vào đại học. Có lần ở trường đại học, tôi bị ốm và có người đề nghị tôi thử tìm hiểu thiền định. Các nguyên lý được nói đến trong lớp thiền sâu sắc hơn bất cứ điều gì khác mà tôi đang học. Trong một lớp học, có vị giáo sư nói về Pháp Luân Công. Tôi nghĩ: “Đây là con đường tu luyện tốt nhất.” Tôi bèn đến thư viện và xem cuốn Chuyển Pháp Luân. Khi tôi đọc trong Luận ngữ viết rằng Chân-Thiện-Nhẫn là đặc tính của vũ trụ, tôi liền biết cuốn sách là chân lý.
Tôi đã đọc Chuyển Pháp Luân, và khi trở về nhà, tôi muốn tu luyện. Tôi cũng nghĩ về biện pháp hiệu quả nhất để thức tỉnh mọi người về chân tướng của Pháp Luân Đại Pháp. Tôi quyết định làm việc bán hàng để gây quỹ cho hạng mục truyền thông. Tuy nhiên, tôi nhận ra rằng mình không hứng thú với quy trình bán hàng. Tôi ý thức được mình phải đặt tâm vào những gì mình đang làm. Tôi là một nhà văn và muốn viết về tu luyện, nhưng đó không phải là điều tôi có thể làm để kiếm sống nên tôi đã nhập ngũ. Trong quân đội, tôi nhận thấy Hoa Kỳ luôn dựa trên những nguyên tắc tốt đẹp và họ đã dạy tôi trở thành một người tốt. Tôi trân trọng điều đó, nhưng tôi không muốn dành quá nhiều thời gian trong quân ngũ. Tôi muốn có thêm thời gian để giảng chân tướng, và vì vậy tôi quyết định xuất ngũ. Cuối cùng tôi đã tìm được một công việc truyền thông, tại đây tôi có thể thực sự đặt hết tâm huyết của mình vào công việc và tiếp tục sáng tạo nội dung.
Học Pháp
Tôi muốn đọc Pháp bằng tiếng Trung, vì vậy tôi đã sử dụng một công cụ bổ trợ cho Mozilla để dịch các ký tự. Điều này đã giúp tôi đọc Pháp bằng tiếng Trung. Tôi ghi nhớ và đôi khi tập trung vào các ký tự trong tâm trí mình. Nhờ thành tâm trong việc học Pháp, tôi thấy rằng mình đã đồng hóa với Pháp. Những lời của Sư phụ Lý (người sáng lập Đại Pháp) luôn ở trong tâm trí tôi. Tôi cũng bắt đầu làm công việc dịch thuật, điều này cũng giúp thể ngộ của tôi sâu sắc hơn.
Vượt quan
Trong quá trình tu luyện của mình, tôi nhận thấy, cơ sở tu luyện kiên định bất biến sẽ giúp chúng ta chiểu theo an bài của Sư phụ tốt hơn. Là một cựu chiến binh, tôi hiểu được trong những tình huống khắc nghiệt nhất, một người luôn phải giữ bình tĩnh và minh mẫn, và tôi có thể làm điều này trong mọi tình huống.
Lấy ví dụ, đôi khi tôi cảm thấy mệt mỏi. Là một nhà văn, tôi hiểu rất rõ những gì đang diễn ra trong suy nghĩ của mình. Khi cảm thấy khó chịu, tôi tập trung vào những gì tôi đang làm và những gì tôi cần làm. Tôi nhận thức cảm giác khó chịu giống như thể nó đang xảy ra với người khác, vì vậy nó không ảnh hưởng đến tôi. Điều tương tự cũng xảy ra đối với những xung đột giữa các cá nhân và những khó khăn khác. Nhận thức về những gì mình tin là đúng và luôn ý thức được các niệm đầu của mình đã mang lại cho tôi sự tự tin và quyết tâm không thể lay chuyển. Nó chỉ là một trạng thái tự nhiên luôn thường hằng hiện diện mà không cần chú tâm vào.
Ví dụ, do sai sót mà đã từng có sự hiểu lầm giữa tôi và các học viên khác. Tôi luôn ý thức được những gì trong tâm trí mình và tôi nghĩ điều này xuất phát từ sự thành tâm trong tu luyện. Dù có một số lời phàn nàn hời hợt hiện lên, nhưng ý thức bản thân là một người tu luyện, nên tôi không nuôi dưỡng ác ý và luôn cố gắng cởi mở, từ bi với mọi người. Tôi coi những suy nghĩ đó là sự nông nổi và như thể nó là của một người khác, và thế là chúng biến mất. Ý thức rằng mình là một đệ tử Đại Pháp, tôi biết mọi thứ đều là từ Sư phụ an bài, và bất kỳ vấn đề nào phát sinh đều là cơ hội để tôi tu luyện.
Sư phụ giảng:
“Tất nhiên quá trình tu luyện là một quá trình rất chậm, phải phó xuất rất lớn. Nhọc cái gân cốt, khổ cái tâm chí, không dễ dàng chút nào. Ở trong va chạm giữa người với người thì tâm ấy có thể bất động hay không? Trước những lợi ích thiết thân của cá nhân thì cái tâm ấy có bất động hay không? Những sự việc ấy làm được rất khó; do đó không phải muốn đạt được mục đích ấy liền có thể đạt được đâu. Tâm tính của người ta, đức của người ta đều cần phải tu lên trên mới có thể đạt được mục đích như vậy.” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)
Tôi có thể đưa ra rất nhiều ví dụ cụ thể khác nữa, nhưng đối với tất cả các học viên thì đều như nhau: Học Pháp, đề cao tâm tính và phát chính niệm. Ban đầu, tôi đã luôn có ý định tu luyện, và theo thời gian, tôi đã trở thành một lạp tử của Đại Pháp. Đến giờ ý niệm muốn làm điều gì thì tự nó xuất hiện. Tôi hiếm khi phải nghĩ về những thứ khác ngoài các chi tiết cụ thể, và ngay cả điều đó phần lớn cũng đã minh bạch.
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/4/25/200055.html
Đăng ngày 06-10-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.