Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ
[MINH HUỆ 13-02-2022] Khi Ngô Triết giữ chức Phó viện trưởng của Viện Kiểm sát thành phố Đại Liên của tỉnh Liêu Ninh (từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 10 năm 2021), 179 học viên Pháp Luân Công địa phương đã bị truy tố bất hợp pháp và bị kết án tù. Trong đó 70 học viên đã bị kết án tù từ 4 năm trở lên; ba học viên đã chết vì cuộc bức hại là ông Lưu Hy Vĩnh, bà Trọng Thục Quyên và ông Trịnh Đức Tài.
Ngô Triết (sinh năm 1962, dân tộc Mông Cổ) và đang là đảng viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Năm 2006, ông ta được bổ nhiệm làm tổ trưởng của Tổ Kiểm tra Kỷ luật, thành viên của Ban cán sự Đảng, Ủy ban Kiểm tra của Viện Kiểm sát tỉnh Liêu Ninh.
Tháng 8 năm 2010, ông ta được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó viện trưởng của Viện Kiểm sát tỉnh Liêu Ninh.
Tháng 9 năm 2016, ông được bổ nhiệm làm Phó Viện trưởng và Quyền viện trưởng của Viện Kiểm sát thành phố Đại Liên.
Từ tháng 3 năm 2017 đến tháng 10 năm 2021, ông ta được bổ nhiệm giữ chức vụ Viện trưởng của Viện kiểm sát thành phố Đại Liên.
Để thăng tiến sự nghiệp của mình, Ngô Triết đã tích cực làm theo các chỉ thị của Giang Trạch Dân mà đàn áp Pháp Luân Công – “Bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể“ của các học viên. Trong 11 năm ông ta giữ chức Phó viện trưởng Viện Kiểm sát tỉnh Liêu Ninh và Viện trưởng của Viện kiểm sát Đại Liên, 179 học viên đã bị kết án tù, bao gồm 35 trong năm 2016, 48 trong năm 2017, 24 trong năm 2018, 26 trong năm 2019, 14 trong năm 2020, 30 vào năm 2021 và 2 vào năm 2022.
Số trường hợp học viên bị kết án ở Đại Liên từ năm 2016 đến 2022.
Theo thống kê do Minghui.org thu thập, từ năm 2016 đến tháng 1 năm 2022, 44 học viên Đại Liên đã bị tòa án tuyên phạt tổng cộng 620.000 nhân dân tệ, trung bình 14.901 nhân dân tệ cho mỗi người. Ba học viên khác đã bị lấy mất tổng cộng 780.000 nhân dân tệ từ nhà của họ trong khi cảnh sát đột kích vào nơi ở của họ.
Học viên Pháp Luân Công bị tòa án phạt tiền từ năm 2016 đến 2022
Dươi đây là thông tin tóm tắt về một số trường hợp.
Ba trường hợp tử vong
Trường hợp 1: Ông Lưu Hy Vĩnh, 80 tuổi, tử vong ở trong tù
Ông Lưu Hy Vĩnh đã liên tục bị giam giữ vì kiên định với đức tin và nâng cao nhận thức về cuộc bức hại. Vào ngày 9 tháng 4 năm 2018, ông đã bị kết án 3 năm mà không thông qua phiên toà xét xử.
Khi gia đình đi đến Nhà tù Đông Lăng ở thành phố Thẩm Dương để đón ông, họ đã rất suy sụp khi biết rằng ông cụ 80 tuổi vừa mãn hạn 3 năm tù này đã bị cảnh sát đưa đi. Ông đã lại bị kết án 4 năm tù và phạt tiền 6.000 nhân dân tệ.
Tháng 12 năm 2021, ông Lưu lại được đưa vào Bệnh viện Trung ương Đại Liên vì lâm bệnh nặng. Khi gia đình đến chăm sóc ông, họ đã rất ngạc nhiên khi thấy mặt, tay và chân của ông Lưu đều sưng lê. Ông dường như không còn khả năng làm việc gì và không thể nói chuyện rõ ràng.
Ngày 20 tháng 12, gia đình yêu cầu được đưa ông về nhà, nhưng quản lý nhà tù từ chối, nói rằng nếu không từ bỏ Pháp Luân Công thì ông Lưu sẽ không được phép về nhà chừng nào ông vẫn còn thở. Họ cũng nói rằng căn bệnh của ông mắc phải trong trại giam và không liên quan gì đến Nhà tù số 3 Đại Liên. Họ yêu cầu gia đình ông Lưu phải trả tất cả các chi phí y tế cho ông.
Ngày 29 tháng 12 năm 2021, ông Lưu qua đời trong bệnh viện ở tuổi 80. Các nhân viên nhà tù không cho phép con trai ông nhận thi thể của ông mà tự đưa thi thể về nhà tang lễ vì sợ gia đình anh sẽ làm đơn tố cáo họ. Cảnh sát đã canh giữ thi thể của ông cho đến khi nó được hỏa táng vào ngày 1 tháng 1 năm 2022.
Ông Lưu Hy Vĩnh
Trường hợp 2: Người phụ nữ Đại Liên tử vong ở trong tù sau ba năm bị từ chối tạm tha y tế
Bà Trọng Thục Quyên (66 tuổi, ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh) đã chết trong Nhà tù Nữ Liêu Ninh vào ngày 24 tháng 12 năm 2021, chỉ ba năm sau khi yêu cầu bảo lãnh điều trị y tế của bà bị từ chối. Thi thể bà đã bị hoả thiêu với sự có mặt của cảnh sát, công tố viên và thẩm phán, những người liên quan đến bản án của bà.
Trong hơn 22 năm qua, bà Trọng đã bị bắt bảy lần và bị giam tổng cộng 12 năm vì kiên định đức tin của mình. Bà bị giam trong Trại tạm giam Đại Liên 18 ngày, một trung tâm cai nghiện ma tuý 28 ngày, Trại Cưỡng bức Lao động Đại Liên, Trại Cưỡng bức Lao động Mã Tam Gia hai lần. Bà bị tra tấn tàn bạo cả về thể chất lẫn tinh thần khi ở trong các cơ sở này.
Bà đã bị kết án 7,5 năm tù sau lần bắt giữ cuối cùng vào ngày 28 tháng 6 năm 2016 và bị giam ở trong Nhà tù Nữ Liêu Ninh cho đến khi qua đời. Ở trong nhà tù này, cảnh sát đã sử dụng những thủ đoạn đê hèn để cưỡng bức bà từ bỏ Pháp Luân Công và tước bỏ quyền sống cơ bản của bà. Bà bị ung thư vú ở trong nhà tù và cuối cùng đã chết ở đó sau khi bị từ chối tạm tha y tế.
Bà Trọng không phải là người duy nhất trong gia đình trở thành nạn nhân của cuộc bức hại. Con gái bà là cô Lý Tú Lệ đã bị rối loạn tâm thần vào năm 2007 ở tuổi 27 do bị sách nhiễu thời gian dài từ chính quyền. Cô không bao giờ hồi phục sau một cuộc truy quét của cảnh sát khi cô ở nhà một mình.
Sau lần bắt giữ cuối cùng của bà Trọng vào năm 2016, chồng bà đã bị giam nửa tháng và sau đó bị kết án 3,5 năm quản thúc tại gia. Tinh thần của con gái của họ lại càng suy sụp hơn nữa.
Trường hợp 3: Ông Trịnh Đức Tài qua đời không lâu sau khi được thả khỏi nhà tù
Ông Trịnh Đức Tài là người ở thị trấn Quang Minh Sơn, thành phố Trang Hà. Năm 2000, ông Trịnh đi tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công và bị cảnh sát đánh đập tàn nhẫn đến mất thính lực ở cả hai tai.
Ngày 4 tháng 9 năm 2017, ông Trịnh lại bị bắt giữ tại nhà và bị kết án 1,5 năm tù vào ngày 12 tháng 4 năm 2018. Ở trong tù, ông Trịnh bị tra tấn tàn bạo dù tuổi tác đã cao. Khi được thả khỏi nhà tù vào tháng 8 năm 2019, ông yếu đến mức gần như không thể đi lại. Ông cũng gặp khó khăn khi ăn uống, và đã qua đời vào ngày 21 tháng 11 năm đó, ở tuổi 84.
Đước biết, ngay trước trước khi ông qua đời, các viên chức thôn và cảnh sát vẫn thường xuyên đến nhà sách nhiễu ông và lấy đi ảnh của Nhà sáng lập Pháp Luân Công của ông.
Tranh vẽ minh họa: tra tấn đánh đập
Một số trường hợp chọn lọc khác
Trương hợp 1: Ông Lưu Nhân Thu bị kết án 10 năm tù và phạt 50.000 nhân dân tệ
Ông Lưu Nhân Thu bị bắt vào ngày 28 tháng 6 năm 2916 trong một cuộc bắt giữ quy mô lớn nhắm vào các học viên theo mệnh lệnh của Ủy ban Chính trị và Pháp luật Tỉnh Liêu Ninh. Một cảnh sát đấm vào ngực và bụng dưới của ông với găng tay đấm bốc, gây nội thương nghiêm trọng và tiểu ra máu.
Cảnh sát đã lục soát nơi ở của ông, tịch thu các tài sản cá nhân và đóng băng tài khoản ngân hàng trực tuyến của ông. Gần 400.000 nhân dân tệ trong tài sản của ông đã bị rút gần hết mà gia đình ông không hay biết.
Toà án Lữ Thuận đã kết án ông Lưu 10 năm tù và phạt 50.000 nhân dân tệ vào ngày 22 tháng 12 năm 2017.
Nhiều học viên khác bị nhắm đến trong vụ bắt giữ quy mô lớn cũng bị kết án tù: Bà Thịnh Kiệt bị kết án 7,5 năm và phạt 30.000 nhân dân tệ, bà Vương Hồng Ngọc bị kết án 3,5 năm và phạt 30.000 nhân dân tệ, bà Cốc Thụ Xuân bị kết án 2 năm, bà Kim Tố Nguyệt bị kết án 18 tháng, ông Vương Kim Vinh bị kết án 16 tháng, ông Vu Vĩnh Phú bị kết án 15 tháng, ông Lưu Đại Học và ông Vương Huệ Hiên mỗi người bị kết án 3 năm tù với 3 năm thử thách.
Ông Lưu đã kháng cáo lên Tòa án Trung cấp Đại Liên, nhưng cơ quan này đã giữ nguyên phán quyết ban đầu vì ông từ chối từ bỏ Pháp Luân Công.
Trường hợp 2: Ông Nhâm Hải Phi bị kết án 10 năm tù và phạt 100.000 nhân dân tệ, bà Tôn Trung Lệ bị kết án bảy năm và phạt 70.000 nhân dân tệ
Ông Nhâm Hải Phi bị bắt tại căn hộ đi thuê vào ngày 26 tháng 6 năm 2020. Cảnh sát đã lấy của ông 550.000 nhân dân tệ tiền mặt cũng như các thẻ kỹ thuật số và các sản phẩm điện tử trị giá hơn 200.000 nhân dân tệ.
Ông Nhâm Hải Phi và bà Vương Tinh (vợ ông Nhâm)
Ngày hôm đó, bà Tôn Trung Lệ ở Đại Liên cũng bị bắt và nơi ở bị lục soát.
Sau khi bị giam hơn một năm, cả hai học viên này đã bị Tòa án quận Cam Tỉnh Tử đưa ra xét xử vào ngày 8 tháng 9 và một lần nữa vào ngày 23 tháng 9 năm 2021.
Ông Nhâm bị kết án 10 năm tù và phạt 100.000 nhân dân tệ, bà Tôn bị kết án 7 năm và phạt 70.000 nhân dân tệ. Hiện họ đang kháng cáo.
Bà Vương (công dân Hoa Kỳ) kêu gọi trả tự do cho chồng mình, ông Nhâm Hải Phi
Đây không phải là lần đầu tiên ông Nhâm bị bức hại. Trước đó ông đã bị bắt vào năm 2001 vì nói với mọi người về Pháp Luân Công và đã bị kết án 7,5 năm tù, và ông cũng bị tra tấn vô cùng tàn bạo ở trong tù.
Trường hợp 3: Bốn học viên bị kết án, trong đó một người bị án 9,5 năm tù và phạt 20.000 nhân dân tệ
Ngày 30 tháng 5 năm 2018, Toà án Quận Sa Hà Khẩu ở thành phố Đại Liên đã kết án bốn học viên. Ông Trương Nhân Quang bị kết án 9,5 năm tù và phạt 20.000 nhân dân tệ, ông Vương Thượng Kiệt và ông Hàn Kiến Hải bị kết án 8 năm tù và phạt 10.000 nhân dân tệ, ông Lý Tĩnh Ba bị kết án 3 năm với ba năm án treo và bị phạt 2.000 nhân dân tệ.
Ông Trương, ông Vương và ông Hàn đã kháng cáo, nhưng Toà án Trung cấp Đại Liên đã giữ nguyên phán quyết ban đầu.
Trường hợp 4: Ông Từ Cường bị kết án 9 năm 1 tháng tù
Ông Từ Cường bị bắt trong một đợt truy bắt của cảnh sát vào ngày 11 tháng 7 năm 2020. Ông đã bị kết án 9 năm 1 tháng tù.
Trường hợp 5: Ông Đinh Quốc Thần bị kết án 2 năm tù dù bị xuất huyết não
Ngày 23 tháng 2 năm 2021, gia đình ông Đinh Quốc Thần nhận được một thông báo từ Toà án Quận Kim Châu rằng ông Đinh đã bị kết án 2 năm tù và phạt 5.000 nhân dân tệ, dù ông đã bị bất tỉnh gần một tháng vì bệnh xuất huyết não do bị tra tấn. Vợ ông, bà Diêm Thanh Hoa, đã bị kết án 3,5 năm tù và phạt 8.000 nhân dân tệ.
Ngày 10 tháng 7 năm 2019, ông Đinh, một gia sư toán 50 tuổi và bà Diêm bị bắt và nhà họ bị lục soát. Bà Diêm được bảo lãnh vào tối hôm đó nhưng ông Đinh bị giam và tra tấn trong Trại tạm giam Đại Liên. Kết quả là, ông bị xuất huyết não và mất thính lực ở cả hai tai. Ông đã được bảo lãnh vào ngày 1 tháng 10 cùng năm.
Sau khi trở về nhà, tình trạng của ông Đinh đã cải thiện nhờ học Pháp (đọc các sách của Pháp Luân Công) và luyện công (luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công). Tuy nhiên, cảnh sát địa phương và người của cục tư pháp liên tục sách nhiễu ông. Áp lực đã gây hại đến sức khoẻ của ông.
Ngày 27 tháng 1 năm 2021, ông bị đột quỵ lần thứ hai và được đưa đi cấp cứu trong tình trạng bất tỉnh.
Sau khi ông bị giam lần đầu vào năm 2019, vợ ông đã gọi điện cho học sinh và phụ huynh của các em, nói rằng ông không thể dạy kèm nữa vì cảnh sát đã bắt. Một số học sinh buồn đến nỗi bật khóc và cha của một em học sinh đã nói với vợ ông Đinh: “Con trai của tôi đang khóc. Khi mẹ cháu bảo hãy đăng ký học ở lớp khác, cháu nói: ‘Con không thể tìm được thầy giáo nào tốt như thầy giáo Đinh! Con không muốn đổi người khác! Con chỉ muốn thầy Đinh dạy kèm cho con!’”
Trường hợp 6: Kháng cáo bản án oan sai của bà Viên Hiểu Mạn đã bị Tòa án trung cấp Đại Liên bác bỏ
Bắt đầu từ tháng 5 năm 2015, làn sóng kiện Giang Trạch Dân (cựu lãnh đạo của ĐCSTQ và là thủ phạm chính trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công) đã bắt đầu xuất hiện. Đó là khi Toà án Nhân dân Tối cao Trung Quốc thực hiện một cuộc “Cải cách hệ thống đăng ký” mới, theo đó, tất cả các vụ kiện hình sự phải được thụ lý sau khi được tiếp nhận và phải được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Các học viên Pháp Luân Công và gia đình họ đã đệ đơn kiện hình sự chống lại Giang Trạch Dân lên Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, yêu cầu cơ quan này đệ yêu cầu Toà án Tối cao khởi kiện đầu sỏ Giang Trạch Dân, buộc ông ta phải chịu trách nhiệm cho những tội ác phản nhân loại trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công.
Con trai bà Viên tại Hoa Kỳ kêu gọi giúp giải cứu mẹ mình
Đến ngày 31 tháng 12 năm 2015, Minghui.org đã nhận được bản sao của hơn 200.000 đơn kiện của các học viên Pháp Luân Công, trong đó có 5.097 đơn đến từ Đại Liên.
Thay vì xử lý các vụ kiện theo luật mới này, ĐCSTQ đã bắt đầu truy lùng các học viên đã đệ đơn kiện Giang. Bà Viên Hiểu Mạn bị bắt vào năm 2016 vì đệ đơn kiện Giang. Bà đã từ chối từ bỏ đức tin vào Pháp Luân Công và bị bức hại.
Ngày 16 tháng 11 năm 2016, Toà án quận Trung Sơn đã xét xử bà Viên. Bà đã bị kết án 3,5 năm và phạt 5.000 nhân dân tệ vào tháng 12.
Ngoài bà Viên, năm học viên khác cũng bị kết án tù vì kiện Giang, gồm: bà Trương Hà 7 năm 5 tháng, bà Vương Thục Phương 7,5 năm, bà Lưu Ngọc Mỹ 3 năm và phạt 20.000 nhân dân tệ, bà Cảnh Nhân Nga và bà Khúc Quế Hiền mỗi người 4 năm.
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/2/13/438920.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/2/27/199330.html
Đăng ngày 17-05-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.