Bài viết của một phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 18-03-2022]

Họ và tên: Trương Quốc Vũ

Giới tính: Nam

Tuổi: 50

Thành phố: Đại Liên

Tỉnh: Liêu Ninh

Nghề nghiệp: Quản lý dịch vụ khách hàng

Ngày mất: 18 tháng 1 năm 2022

Ngày bị bắt gần đây nhất: 12 tháng 9 năm 2006

Nơi giam giữ gần đây nhất: Trại lao động cưỡng bức Bổn Khê

Ông Trương Quốc Vũ đã nhiều lần bị bắt, bị giam và tra tấn kể từ khi chính quyền cộng sản Trung Quốc bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công 23 năm trước. Trong khi đang phải thi hành án lao động cưỡng bức lần thứ 2, ông đã bị kéo căng người trong tư thế cực kỳ đau đớn trong 9 ngày và bị nhiễm trùng phổi nặng.

Ông Trương lại bị hạch sách vào năm 2021, khiến cho ông phải chịu sức ép tinh thần rất nhiều và vấn đề về phổi của ông lại tái phát. Ông bị tích dịch ở trong bụng, khiến bị suy tạng. Ông đã qua đời vào ngày 18 tháng 1 năm 2022 ở tuổi 50.

79c71f19ddecf635aac645241de16a8f.jpg

Ông Trương Quốc Vũ

Ông Trương và vợ ông là bà Trầm Liên đã cùng làm việc ở một công ty truyền thông ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh. Họ đã nhận được nhiều giải thưởng và được các đồng nghiệp tôn trọng và đánh giá cao.

Là một người quản lý dịch vụ khách hàng, ông Trương thường giúp đỡ thêm cho các khách hàng của mình, bao gồm cả việc cho vay 3000 tệ từ tiền túi của mình cho một người đàn ông nhiều tuổi từng gặp khó khăn về tài chính.

Án lao động cưỡng bức đầu tiên và bị cho thôi việc

Sau khi cuộc đàn áp bắt đầu, hai vợ chồng đã đến Bắc Kinh vào năm 2001 để thỉnh nguyện cho quyền được tu luyện Pháp Luân Công, nhưng đã bị bắt. Ông Trương bị 2 năm lao động cưỡng bức. Khi cả hai bị tạm giam, đứa con trai chưa đến tuổi đi học của họ ở nhà không có bố mẹ chăm sóc.

Trong trại tạm giam Diêu Gia, do ông Trương từ chối đeo thẻ tù mà bị biệt giam và xúi giục các tù nhân khác đánh ông. Họ còng tay ông vào một cái giường, chụp một cái mũ lên đầu ông và đánh đập ông. Hai chân ông bị thương nặng và sau đó ông không thể ra khỏi giường. Các lính canh còng tay ông chặt đến mức các ngón tay của ông vẫn bị tê 1 tháng sau đó.

Ông Trương đã bị bắt phải nằm trên giường hơn 20 ngày, không có đệm và chăn. Thời gian duy nhất ông được phép ra khỏi giường là khi dùng nhà vệ sinh và khi ăn, chưa đầy 1 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Ông không được phép tắm gội hay thay quần áo. Khi ông được ra khỏi giường, hai bàn tay và bàn chân ông đã bị sưng nặng do máu lưu thông kém.

Với chính sách đàn áp, “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, và hủy hoại thân thể”, công ty truyền thông đã cho thôi việc cả ông Trương và bà Trầm. Họ khiếu nại lên công đoàn lao động, tòa án địa phương và tòa trung thẩm nhưng không có tác dụng.

Án lao động cưỡng bức thứ 2

Ông Trương lại bị bắt vào ngày 12 tháng 9 năm 2006, chỉ 1 tuần sau khi ông bắt đầu làm việc ở một công ty mới. Cảnh sát từ đồn cảnh sát Giác Kim Sơn đã lục soát nhà ông, tịch thu máy in, sổ hộ khẩu, thẻ căn cước, và một tấm biển mang dòng chữ “Chân-Thiện-Nhẫn” và một bức ảnh của nhà sáng lập Pháp Luân Công. Không lâu sau đó, ông lại bị án lao động cưỡng bức 2 năm.

Do bị hành hạ về mặt thể xác và tinh thần hồi năm 2001, bà Trầm đã bị suy sụp tinh thần và ở trong trạng thái thần kinh không bình thường. Ngay khi bà chỉ mới hồi phục cách đó không lâu, bà lại bị giáng một cú sốc tinh thần nữa khi ông Trương lại bị bắt. Bà liên tục đến đồn cảnh sát đề yêu cầu trả tự do cho ông, nhưng lại bị đe dọa và bị cảnh sát theo dõi. Bà lại bị suy sụp tinh thần và ở trong trạng thái không bình thường.

Bị đưa vào trại lao động cưỡng bức năm 2007

Ông Trương bị viên cảnh sát Vương Thế Vĩ đưa đến Trại lao động cưỡng bức Bổn Khê vào năm 2007. Đầu tiên, các lính canh giả vờ tử tế với ông và cho ông gọi điện thoại về cho gia đình.

Khi gia đình ông đi từ Đại Liên đến để thăm ông vào tháng 9 năm 2007, lính canh Lưu Thiếu Thi đã mời một số lính canh khác và các cựu học viên vốn đã bị cưỡng ép từ bỏ Pháp Luân Công tham gia cuộc gặp mặt. Lưu nói rằng ông Trương phải có trách nhiệm với gia đình minh và ngụ ý gia đình ông phải thuyết phục ông từ bỏ việc tu luyện Pháp Luân Công.

Vì ông Trương từ chối thỏa hiệp, cuối cùng Lưu đã cắt đứt liên lạc của ông với gia đình. Khi gia đình ông lại đến thăm ông, Lưu đã từ chối không cho họ vào gặp mặt. Điều tương tự cũng xảy ra với những học viên khác vẫn kiên định với tín ngưỡng của mình. Ngay cả khi gia đình họ lặn lội đến trại lao động trong mùa đông lạnh giá, Lưu cũng không cho họ gặp mặt người thân của mình.

Không lâu sau Tết Nguyên đán năm 2008, lính canh Lưu nói với ông Trương rằng, “Tôi mới nói chuyện với mẹ ông. Bố ông đã giận ông đến mức ông ấy đã chết rồi”. Sau đó, một lính canh khác tên là Quách Thiết Anh đã phao tin đồn về ông Trương và lên án ông là đã gây ra cái chết của bố ông. Khi ông Trương được phóng thích, mẹ ông nói với ông rằng bố ông đã quá buồn về việc con trai bị giam giữ và qua đời do bị nhồi máu cơ tim.

Vào đầu tháng 3 năm 2003, lính canh Trịnh Đào nói với ông Trương rằng, “Ông phải từ bỏ Pháp Luân Công. Tôi tuyên bố chiến tranh với ông thay mặt luật pháp”.

Ông Trương trả lời, “Chúng tôi là những người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Chúng tôi tuân theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn. Chúng tôi không có kẻ thù. Không có lý gì để tôi chiến đấu với ai cả”.

Bị tra tấn kéo căng người như một cái giá đỡ

Khi những lừa dối và kích động như vậy không thể làm lung lay tín ngưỡng của một người tu luyện, lính canh Lưu bắt đầu dùng thủ đoạn tra tấn đối với họ bằng cách kéo căng cơ thể họ hết cỡ.

Cách tra tấn này hay được sử dụng bởi các lính canh ở Trại lao động cưỡng bức Bổn Khê, vì nó không gây ra nhiều vết thương bên ngoài có thể nhìn thấy được với các học viên, nhưng nội thương bên trong là không thể đo lường được.

Ngoài ông Trương, những học viên khác bị tra tấn theo cách này bao gồm ông Tống Kế Vĩ, ông Trương Chí Cương, ông Cao Đông, ông Vương Trung Minh và ông Cung Phát Cửu.

Các lính canh đặt hai cái giường đơn lại gần nhau và kéo căng tứ chi của học viên ra bốn góc giường. Đầu tiên họ còng tay học viên vào giường, nhưng sau đó chuyển sang dùng dây thừng, vì còng tay cứa vào cổ tay ông Vương Tuyết Phi và gây ra những vết thương ngoài da.

Thỉnh thoảng, các lính canh lại hoặc là thắt chặt dây thừng hoặc là kéo những chiếc giường ra xa nhau, giữ cho chúng cách nhau bằng cách chèn các viên gạch ở giữa 2 cái giường. Kết quả là trông giống như “cái giá đỡ” trong các phim Hollywood.

Trong một số trường hợp cực đoan, các lính canh trói tứ chi của các học viên lên phần cao của khung giường và để thân thể của họ treo trên không trung. Vì có một học viên bị rơi vào trạng thái thực vật do bị tra tấn theo cách này nên sau đó họ đã không sử dụng nó nữa, mà nghĩ ra một thủ đoạn tinh vi hơn để gây ra đau khổ mà không bị nguy cơ đi quá xa.

69e252d34f3809e63bf2c4da6984eaf6.jpg

Dựng lại cảnh tra tấn: kéo căng cơ thể hết cỡ

Ngày 11 tháng 3 năm 2003, các lính canh đã biệt giam ông Trương. Ba ngày sau đó, họ trói ông trong tư thế “kéo căng cơ thể hết cỡ” trong 9 ngày. Họ định trói ông trong thời gian lâu hơn, hy vọng là sẽ bắt được ông từ bỏ Pháp Luân Công và cung cấp thông tin về những học viên khác.

Vào ngày thứ 9, ông Trương bắt đầu khó thở và có những triệu chứng khác. Các lính canh đưa ông đến bệnh viện. Bác sĩ phát hiện ra phổi của ông bị viêm nhiễm nặng và nói là ông phải được chữa trị ngay lập tức. Các lính canh từ chối để ông ở lại bệnh viện mà đưa ông về trạm xá trong trại lao động.

Ông Trương bị sốt cao liên tục trong 1 tuần trước khi thân nhiệt của ông cuối cùng trở lại bình thường sau khi được truyền 3 chai dịch qua đường tĩnh mạch mỗi ngày. Không thể chịu đựng được nữa, ông đã viết bản tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công trái với ý muốn của mình.

Khi anh trai ông Trương đến thăm ông vào đầu tháng 4, lính canh Quách Thiết Anh nói rằng vì ông Trương không hát bài hát được yêu cầu hay tuân theo các quy định, họ đã đặt ông vào chế độ quản lý chặt – chỉ tham gia một số lớp vào buổi sáng và sau đó làm một số công việc nhẹ vào buổi chiều. Tin lời các lính canh, gia đình của nhiều học viên đã không tin là họ đang bị tra tấn trong đó mà cảm thấy yên tâm để cho các lính canh phụ trách người thân của mình.

Ngày 11 tháng 7 năm 2003, ông Trương và một học viên khác là ông Tống Kế Vĩ đã viết bản nghiêm chính thanh minh, phủ định bản tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công mà họ đã viết trước đó. Các lính canh đã đưa họ vào trong biệt giam 3 ngày sau đó. Ông Tống bị giam ở trong đó trong 9 ngày và ông Trương bị 14 ngày.

Trong khoảng thời gian đó, các lính canh thường đến và đe dọa sẽ kéo căng người họ nữa nhưng họ không bị nhụt chí.

Sau khi ông Trương được phóng thích vào tháng 9 năm 2008, chính quyền thỉnh thoảng vẫn tiếp tục hạch sách ông và vợ ông. Ông đã sống trong sợ hãi và áp lực rất lớn. Vấn đề về phổi của ông đã tái phát vào năm 2021 trong lần bị hạch sách mới nhất. Ông bị tích dịch trong phổi và bụng và đã chết vì suy đa tạng trong một bệnh viện vào sáng sớm ngày 18 tháng 1 năm 2022.

Bài viết này chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/3/18/440166.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/3/20/199606.html

Đăng ngày 01-05-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share