Bài viết của một phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 19-03-2022]

Họ và tên: Khương Vân Anh

Giới tính: Nữ

Tuổi: 78

Thành phố: Đại Liên

Tỉnh: Liêu Ninh

Ngày mất: 22 tháng 12 năm 2021

Ngày bị bắt gần đây nhất: 28 tháng 6 năm 2016

Nơi giam giữ gần đây nhất: Trại giam Diêu Gia.

Một cụ bà 78 tuổi đã chết ngày 22 tháng 12 năm 2021 sau khi phải sống lang bạt trong hơn 5 năm để tránh bị bắt vì tín ngưỡng của mình vào Pháp Luân Công, một môn tu luyện bị chính quyền cộng sản Trung Quốc đàn áp từ năm 1999.

Cụ Khương Vân Anh, ở thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, bắt đầu tập Pháp Luân Công vào tháng 12 năm 1998. Hồi đó, chồng bà bị các bệnh tim, phổi và đau dây thần kinh sinh ba trong 30 năm. Đầu tiên, nơi ông làm việc có thể chi trả các chi phí y tế của ông. Nhưng sau đó công ty phá sản và ông bị mất bảo hiểm y tế.

Theo lời khuyên của một người hàng xóm, bà Khương bắt đầu đọc các cuốn sách của Pháp Luân Công cho chồng mình. Không lâu sau đó, ông dần dần ngồi dậy được và có thể tự đọc sách. Vào tháng 4 năm 1999, ông đã có thể đi ra ngoài để tập các bài công pháp của Pháp Luân Công với các học viên khác.

Nhiều cảnh sát đã đột nhập vào nhà bà Khương ngày 8 tháng 4 năm 2002 và hỏi là bà có còn tập Pháp Luân Công không. Bà nói là bà còn và bị đưa đến đồn cảnh sát. Các cuốn sách Pháp Luân Công của bà cũng bị tịch thu. Ngày 6 tháng 6, sau 2 tháng bị tạm giam, bà bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia để chịu án 1 năm.

Chồng bà Khương đã kinh hãi vì việc bà bị bắt. Nhiều vấn đề sức khỏe của ông lại tái phát. Chưa đầy 1 tuần sau khi bà bị đưa đến trại lao động, ông đã qua đời.

Trong trại lao động, bà Khương bị các tù nhân theo dõi suốt ngày đêm. Bà phải xin phép khi cần sử dụng nhà vệ sinh. Bà phải dậy vào 4h sáng và đi ngủ lúc 10h đêm. Ngoài việc phải xem các video tẩy não, bà cũng bị bắt phải lao động không công. Những sản phẩm bà phải làm đã phát ra các chất độc hại khiến cho bà không thở được. Đôi khi bà không được phép ngủ vì không từ bỏ Pháp Luân Công.

Cảnh sát và các nhân viên ủy ban dân cư tiếp tục hạch sách bà sau khi bà được phóng thích, khiến cho gia đình bà phải chịu nhiều áp lực về mặt tinh thần.

Vào năm 2015, bà Khương nộp đơn kiện Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo chính quyền cộng sản Trung Quốc, kẻ chủ mưu ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công. Bà viết, “Pháp Luân Công đã cho chồng tôi một cuộc đời thứ hai. Vừa đúng lúc chúng tôi vui mừng vì ông khỏi bệnh, chính quyền đã đột nhiên ra lệnh cấm. Tôi không hiểu là có gì sai khi Pháp Luân Công dạy người ta làm người tốt và đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu. Ông đã không phải đi bệnh viện trong 3 năm và tiết kiệm được rất nhiều tiền. Nhưng vì cuộc đàn áp mà ông đã qua đời”.

Bà Khương lại bị bắt vào ngày 28 tháng 6 năm 2016 cùng với 30 học viên khác. Máy tính, máy in các tư liệu Pháp Luân Công và bức ảnh nhà sáng lập Pháp Luân Công của bà đã bị tịch thu.

Cảnh sát vẫn tiếp tục hạch sách bà sau khi bà được bảo lãnh tại ngoại sau khi bị giam 1 tháng trong Trại tạm giam Diêu Gia. Một cảnh sát có lần hỏi bà mật khẩu máy tính của bà là gì. Bà từ chối trả lời và cảnh sát đe dọa bắt bà.

Để tránh bị bức hại thêm nữa, bà Khương đã phải sống xa nhà kể từ đó và thoát được một lần bắt giữ vào tháng 10 năm 2016. Một năm sau đó, chính quyền đã treo lương hưu của bà.

Trong hơn 5 năm, bà Khương đã phải dựa vào các học viên Pháp Luân Công địa phương để sống qua ngày. Bất chấp những khó khăn mà bà phải đối mặt, bà vẫn cố gắng hết khả năng để in và đi phát những tư liệu thông tin để nói cho mọi người biết về cuộc đàn áp. Cuộc sống lang bạt và sức ép tinh thần đã ảnh hưởng đến sức khỏe của bà. Bà đã qua đời ngày 22 tháng 12 năm 2021 ở tuổi 78.

Bài viết này chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/3/19/440224.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/3/20/199604.html

Đăng ngày 01-05-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share