Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Úc
[MINH HUỆ 12-11-2021] Tôi muốn thông qua bài chia sẻ này để báo cáo lên Sư phụ Lý Hồng Chí (nhà sáng lập pháp môn Pháp Luân Đại Pháp) về kinh nghiệm làm ba việc của bản thân trong những năm qua, đồng thời cùng với các đồng tu giao lưu tâm đắc thể hội tu luyện.
Học Pháp và tu tâm tính
Học Pháp là khát vọng của một sinh mệnh, giống như bạn uống nước khi khát hoặc dùng bữa khi đói. Nếu chúng ta học Pháp tốt thì dù sống ở một khu vực dân cư thưa thớt, không có ai để giao lưu trao đổi thì chúng ta cũng sẽ không cảm thấy cô đơn.
Là người thường, họ sẽ cảm thấy không vui khi không được thỏa mãn về danh, lợi, tình. Nhưng nếu một học viên xem trọng việc học Pháp thì Đại Pháp sẽ giúp họ đột phá được những chấp trước này. Niềm vui khi đắc Pháp sẽ ức chế được tâm người thường, khiến người tu luyện không dễ bị xã hội người thường mê hoặc.
Tôi ngộ ra được nhiều điều mỗi khi học Pháp. Vì vậy, tôi không chỉ nói rằng Đại Pháp là tốt, mà tôi còn muốn đạt được yêu cầu của Pháp đến một mức độ nhất định.
Những người đang trải qua ma nạn thường trong tâm không vui và tư tưởng cũng dễ xuất hiện thiên sai. Nhưng tại sao có một số người vẫn kiên định tín tâm vào Đại Pháp dù ở vào tình huống khó khăn? Theo tôi đó là vì những người này có một nền tảng học Pháp vững chắc, nên họ không cảm thấy sợ hãi khi khi đối diện khổ nạn. Tôi luôn hứng thú với việc học Pháp nên vào những thời khắc then chốt, tôi luôn sẵn sàng ma luyện ý chí tu luyện của bản thân chứ không yêu cầu người khác phải phù hợp với quan niệm của mình.
Mỗi lần học Pháp, dường như tôi lại kiểm nghiệm được một nguyên lý mà mình ngộ ra trước đó trong Pháp: đó là con người đến thế gian này đều có một mục đích. Thể ngộ này khiến tôi có được trạng thái tinh thần phấn chấn. Đại Pháp củng cố ý chí của tôi để chống lại sự cám dỗ của thế giới người thường.
Học Pháp tập thể là một hình thức tu luyện mà Sư phụ lưu lại cho chúng ta. Có một đêm, khi tôi tham gia học Pháp tập thể, tôi chợt minh bạch ra một chút nội hàm của Đại Pháp. Một ý niệm đột nhiên xuất hiện trong đầu não tôi: Nếu tôi cứ tiếp tục học Pháp không ngừng nghỉ như thế này, quên cả thời gian xuân, hạ, thu, đông thì thật tuyệt vời biết bao! Tôi nghĩ chắc hẳn Sư phụ đã giúp tôi sinh xuất được chính niệm này. Kể từ lúc đó, tôi đã nghiêm khắc yêu cầu bản thân phải tu luyện tinh tấn, bởi tôi đã thể hội được sự thù thắng của việc học Pháp tập thể.
Xã hội nhân loại là một không gian mê. Chỉ có bằng cách dụng tâm học Pháp thì chúng ta mới đắc được khải ngộ và từ trong mê mà bước vượt ra.
Đề cao tâm tính
Năm 2020, đại dịch lây lan khắp thế giới, với nhiều người mà nói thì đây là một năm thế giới đối diện với hiểm nguy. Tuy nhiên, đối với tôi, dường như đó lại là năm tôi bắt đầu tu luyện Đại Pháp.
Gần sáu năm qua, hầu như tôi chưa từng lùi bước trước những khổ nạn mà mình gặp phải.
Sư phụ giảng:
“Nhẫn là chìa khoá của đề cao tâm tính.” (Thế nào là Nhẫn, Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Khi gặp phải khó khăn, tôi có thể nhẫn nại và trân quý cơ hội đề cao. Khi cảm thấy tâm dao động, tôi luôn suy nghĩ rằng: “Tại sao mình lại gặp phải sự việc loại này? Liệu có phải là do một tâm nào đó xúc tiến tạo thành, và mình có thể cải biến được bao nhiêu phần?” Tôi luôn có một lối tư duy chính xác như vậy.
Trong hai năm qua, tôi đã gặp phải những gian nan chưa từng có. Tôi vẫn học Pháp một cách vui vẻ và hiếm khi hướng ngoại khi gặp mâu thuẫn. Thế nhưng khổ nạn lớn lần này đã chỉ ra rằng trạng thái của tôi là không chính. Trong lúc bối rối, một đồng tu đã gửi cho tôi một tin nhắn với nội dung: “Bạn có thể làm được. Bạn nhất định có thể làm được bởi vì bạn có Sư phụ vĩ đại”.
Tôi hồi tưởng lại mỗi khi bản thân vượt qua một khổ nạn, tôi lại xem xét chính niệm chính hành của mình trong suốt quá trình vượt quan này. Vì vậy, tôi đã vô tình tiếp thụ quan niệm tu luyện trong ma nạn trường kỳ, điều này cũng tương đương với rơi vào cái bẫy của cựu thế lực.
Cách thức suy xét và sự tự thừa nhận như vậy giống như đặt bản thân vào vị trí trọng yếu, cường điệu ý chí của bản thân một cách phiến diện, nhưng thực tế chính là đặt Sư phụ và Đại Pháp ở vị trí thứ yếu. Tôi đã quá coi trọng tu luyện cá nhân nên đã ly khai khỏi Đại Pháp. Vậy nên, Đại Pháp cũng không cách nào triển hiện ra được uy lực trên thân thể tôi. Tôi đã minh bạch rằng, việc vượt quan tốt là điều mà tôi nên làm, và tôi không nên tự mãn về bản thân vì điều đó. Khi tôi có thể đặt Đại Pháp lên trên hết, lúc đó tôi mới có thể thoát khỏi nguy hiểm.
Mọi người không nên chỉ tập trung vào làm các việc mà xem nhẹ việc tu luyện cá nhân, bởi vì đó là hành động đảo gốc làm ngọn. Chỉ cần một chấp trước còn tồn tại thì các vấn đề lớn nhỏ cũng sẽ theo đó mà nảy sinh. Đó là lý do tại sao trong tu luyện không có việc gì là nhỏ cả. Khi một chấp trước được trừ bỏ, tự nhiên rắc rối sẽ không xuất hiện, thậm chí vấn đề có thể được giải quyết từ căn bản.
Tôi nghĩ có hai phương diện cần làm được để buông bỏ chấp trước. Thứ nhất là phải kiên trì học Pháp. Khi trong đầu não chứa đầy Đại Pháp, thì sẽ có rất ít chỗ cho quan niệm người thường. Phương diện thứ hai là phải trân quý hoàn cảnh ma luyện bản thân.
Sư phụ giảng:
“Con người phải qua thực tế mà thật sự ‘ma luyện’ bản thân mới có thể đề cao lên.”(Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)
Khi gặp việc không thuận tâm, chúng ta nên xét xem ý niệm đầu tiên của mình có phải là nghĩ đến Sư phụ và Đại Pháp hay không; liệu chúng ta có cho rằng phiền phức xảy đến là do người khác đã làm không tốt; hay chúng ta sẽ cảm tạ họ vì đã tạo cho chúng ta một cơ hội để đề cao trong tu luyện? Đó là sự khác biệt giữa Thần và nhân.
Khi chúng ta gặp mâu thuẫn hoặc có ai đó làm chúng ta bị tổn thương, nếu chúng ta không hướng nội và nghiêm khắc yêu cầu bản thân theo tiêu chuẩn cao, thì dù trên miệng chúng ta nói mình là người tu luyện, nhưng kỳ thực ít nhất tại vấn đề này thì chúng ta vẫn là người thường. Là một người chân chính tu luyện, vào những thời khắc quan trọng, việc chúng ta làm được ít hay nhiều, có ổn trụ được tư tưởng hay không là tối quan trọng. Khi gặp mâu thuẫn, chúng ta không thể cứ mất kiểm soát rồi đổ lỗi cho người khác, và sau đó lại xin lỗi. Một khi vượt qua được đại nạn, chúng ta sẽ trải nghiệm được sự mỹ diệu của tu luyện.
Những vấn đề tôi gặp phải trong sinh hoạt và công tác, chỉ cần chúng khiến tôi động tâm thì tôi sẽ ôm cứng lấy chúng mà không buông, thậm chí không để cho một niệm đầu nào dù nhỏ tự sinh tự diệt. Nếu chúng ta thực sự có thể bất động tâm khi đối diện với mâu thuẫn, thì chúng ta không cần phải nghĩ đến nó.
Một niệm đầu nhỏ của người thường có thể là biểu hiện của một khối nghiệp lực to lớn tại không gian khác. Khi tôi truy ra được căn nguyên của vấn đề thì phát hiện rằng chúng đều là do dục vọng của bản thân bị động chạm đến, chứ không phải do lỗi của đối phương. Sau khi tìm ra được nguyên nhân thì mâu thuẫn kia cũng biến mất.
Nếu nội tâm một người chứa đầy mâu thuẫn, thì người đó làm sao có được một cái nhìn toàn cảnh rộng lớn? Người tu luyện là không có kẻ thù. Điều tối quan trọng là phóng hạ được nỗi đau mà bản thân phải chịu nhận, tiêu trừ gián cách giữa các học viên và giúp chúng sinh liễu giải được chân tướng.
Tôi từng dành phó xuất nhất định cho một sự việc nhưng nỗ lực của tôi lại bị đối phương phủ nhận. Nguyên nhân xuất phát từ vấn đề của tôi. Tuy nhiên, thay vì trực tiếp nói với tôi thì đối phương lại gián tiếp đả kích tôi sau lưng. Việc này đã khiến tôi không thể nhẫn chịu được. Ngày hôm đó, tôi lê đôi chân đi làm và không biết mình đã vượt qua tám giờ làm việc như thế nào. Trước đây, có nhiều lần tôi đã tận dụng tốt cơ hội để vượt quan và đề cao tâm tính, nhưng lần này tôi lại làm không tốt. May mắn thay tôi vẫn nguyện ý hướng nội tìm và lấy lại được tinh thần vào ngày hôm sau.
Tu nhất tư nhất niệm, nhất ngôn nhất hành, có thể kiên trì làm được như vậy cho đến giây cuối cùng thật không dễ dàng gì. Khi gặp phải mâu thuẫn, nếu chúng ta có thể mang theo suy nghĩ vị tha thay vì chấp trước vào cảnh giới của bản thân thì sẽ cảm nhận được trạng thái thật nhẹ nhàng. Đó chính là chân tu trong Đại Pháp. Chúng ta đang ở giai đoạn cuối cùng của thời kỳ Chính Pháp. Tôi mong rằng mỗi một học viên có thể bước đi bình ổn trên con đường tu luyện của riêng mình để đạt được viên mãn.
Giảng chân tướng
Nếu tôi không học Pháp hoặc phát chính niệm nhưng vẫn nỗ lực giảng chân tướng thì về một phương diện nào đó trong tu luyện tôi vẫn mơ hồ cảm nhận được mình có chút đề cao. Nhưng nếu tôi không đi giảng chân tướng thì dù có nỗ lực làm hai việc kia đến thế nào, tôi vẫn không thấy mình đề cao lên. Chúng ta không thể bỏ qua bất kỳ việc nào trong ba việc, nhưng điều mà tôi muốn nhấn mạnh là việc giảng chân tướng là vô cùng quan trọng.
Tu luyện trong quá khứ, người tu luyện phải cách ly với thế tục. Con đường tu luyện của họ rất dài và đầy gian khổ. Nhưng đến cuối cùng, đa số họ đều già đi rồi chết mà không đắc được chính quả. Còn chúng ta là tu luyện trong thời kỳ Chính Pháp, chúng ta có hình thức học Pháp tập thể và tham gia các hạng mục giảng chân tướng. Việc giao lưu chia sẻ giữa các học viên đã làm giảm đi đáng kể độ khó trong tu luyện và giúp chúng ta duy trì được nhiệt tâm giảng chân tướng cứu người.
Các phương tiện truyền thông có thể truyền bá chân tướng trên diện rộng. Năm ngoái, tôi bắt đầu tham gia vào một hạng mục, tôi thấy rằng đó quả là một thế giới rộng lớn. Nó hoàn toàn khác biệt với việc gặp gỡ người hữu duyên và giảng chân tướng trực diện cho họ trên phố. Hơn nữa, vì tôi sống một mình, nên nhờ sự hỗ trợ của nhóm đồng tu trong hạng mục mà tôi có thể vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống người thường.
Chủng khó khăn này đối với những người độc tu trong lịch sử mà nói có lẽ sẽ rất khó để vượt qua nếu họ gặp phải. Mỗi tuần, tôi đều nghĩ cách làm sao hoàn thành tốt công việc trong thời gian sớm nhất để người điều phối có thể yên tâm. Nếu tôi có thể vận hành công việc của mình trôi chảy giống với cách mà các thiên thể xoay chuyển không ngừng nghỉ hàng ngày, hàng tuần và hàng năm thì hiệu quả đem lại sẽ là tốt nhất.
Là một học viên, tôi nên cố gắng giảm thiểu tối đa rắc rối gây ra cho người điều phối. Mặc dù không nói ra, nhưng tôi thích được giao các bài báo có nội dung về những sự việc siêu nhiên và không thích dịch các bài liên quan mật thiết đến hình thế xã hội. Tuy nhiên, không ngờ là công việc đầu tiên mà người điều phối giao cho tôi lại hoàn toàn là dịch tin tức thời sự xã hội.
Là một đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp, chúng ta phải có trách nhiệm với tất cả các nhân tố chính diện. Đại Pháp đã chính lại tư tưởng của tôi, tiêu trừ những hiểu sai về việc không tham dự chính trị, đồng thời sự lãnh đạm đối với các động thái xã hội cũng theo đó biến mất. Tôi đã toàn tâm toàn ý tập trung dịch các bài báo liên quan đến hình thế xã hội.
Ngoài công việc dịch bài cho hãng truyền thông, tôi cũng chú trọng giảng chân tướng trực diện. Vào năm 2020 khi đại dịch bùng phát, tôi có quen một vị bác sỹ trông có vẻ là một phần tử trí thức sinh vào những năm thập niên 50, 60. Những người thuộc thế hệ đó có chuẩn mực đạo đức cao hơn các thế hệ sau này. Tôi nghĩ chắc hẳn cô ấy sẽ nhất trí với tôi rằng y đức là nền tảng căn bản cần có đối một người bác sỹ.
Tôi nghĩ chúng ta giảng chân tướng cần thuận theo hứng thú của đối phương mà giảng, vì vậy tôi nói với cô ấy: “Các bác sĩ cần có tấm lòng của những bậc phụ mẫu. Tôi từng nghe cha mẹ mình nói rằng, ngày xưa các đại phu rất cẩn thận khi kê đơn bốc thuốc, bởi trong mỗi loại thuốc đều có ba phần độc. Nhưng ngày nay, các bác sĩ Trung Quốc yêu cầu bệnh nhân đi đến hết tiệm thuộc Tây y rồi lại đến hiệu thuốc Đông y để kiếm tiền của bệnh nhân nhiều nhất có thể”. Cô ấy gật đầu đồng ý.
“Dae Jang Geum là vị danh y nổi tiếng nhất trong lịch sử Hàn Quốc cổ đại”, tôi nói tiếp. “Tại sao bà ấy không bị lây bệnh dù đang ôm những đứa trẻ bị nhiễm dịch bệnh trên tay?” Trước sự ngạc nhiên của tôi, cô ấy dường như gật đầu đồng ý. Cô ấy nói: “Điều này có thể”. Từ biểu cảm của cô ấy, tôi cảm thấy cô ấy hẳn phải là một người coi trọng y đức, nếu không thì cô ấy đã không tham gia vào cuộc trò chuyện này. Tôi đã nói với cô ấy về đợt bùng phát dịch bệnh ban đầu, và đâu là linh đan diệu dược để chữa bệnh. Trước khi chúng tôi chia tay, cô ấy nói rằng sau này cô ấy sẽ tìm hiểu thêm về Đại Pháp.
Vào năm ngoái, không lâu sau khi dịch bệnh bùng phát, tôi đã gọi điện cho giáo viên âm nhạc của mình ở Trung Quốc và nói với cô rằng Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã che dấu sự thật về dịch bệnh. Nhưng cô ấy lại liên tục nói về những vấn đề gia đình khiến tôi mất kiên nhẫn và không muốn nghe. Bởi thái độ của tôi đối với cô ấy bất thiện nên cô đã nói rằng: “Em có thể nói toàn bộ những điều này qua điện thoại, nhưng cô vẫn đang ở Trung Quốc và cô có thể gặp phải nguy hiểm”.
Lần thứ hai tôi nhận ra rằng mình phải có tâm nhẫn nại. Vì vậy tôi dùng ngữ khí lo lắng để nói với cô ấy: “Dịch bệnh vẫn chưa kết thúc. Nếu không thật cần thiết thì cô đừng đi du lịch nhé”. Lần này thì cô ấy đã tiếp nhận những lời tôi nói.
Trong suốt cuộc trò chuyện, cô ấy hiếm khi nhắc đến những vấn đề gia đình. Thay vào đó, cô ấy nói với vè lo lắng: “Năm nay (2020) đã có 27 tỉnh bị ngập lụt”. Thuận theo chủ đề mà cô ấy đưa ra, tôi nói tiếp: “Đập Tam Hiệp là một công trình tai hại. Một chuyên gia kỹ thuật công trình thủy lợi nói rằng, chỉ cần cho ông ấy thời gian 30 phút thì ông sẽ chỉ ra rõ ràng cho mọi người thấy công trình này nguy hại như thế nào. Trong số 12 nguy cơ mà ông nêu ra thì có đến 11 nguy cơ đã ứng nghiệm. ĐCSTQ thích can thiệp vào những thứ mà họ không biết. Họ còn không cho vị chuyên gia thời gian 30 phút, từ đó đủ để thấy họ kiêu ngạo đến thế nào”.
Sau đó cô ấy bắt đầu quan tâm đến sự biến đổi nghiêm trọng khí hậu và phân tích rằng công trình Đập Tam Hiệp đã làm thay đổi hệ sinh thái ở trung lưu và hạ lưu của sông Dương Tử. Cô ấy nói rằng: “Trùng Khánh từng giống như một cái lò thiêu nhưng giờ lại có khí hậu ấm áp. Loại khí hậu dị thường này có khả năng là do công trình Tam Hiệp gây ra”.
Giảng chân tướng cần chú trọng vào quá trình. Nếu chúng ta truy cầu số lượng hoặc chú ý đến hiệu ứng bề mặt thì đó là việc mà người thường vẫn làm ở cảnh giới của họ. Giáo viên âm nhạc của tôi không nói về những vấn đề tầm thường mà chỉ tập trung vào những vấn đề mà cô ấy lưu tâm đến. Đây là dấu hiệu của việc cô ấy chấp nhận chân tướng và được đắc cứu. Khi chúng tôi chuẩn bị cúp máy, cô ấy đã hứa với tôi rằng chúng tôi sẽ cùng nhau sống sót qua đại dịch và trở thành chứng nhân cho kiếp nạn này.
Kết bài
Nhân loại sinh tồn trên trái đất này cũng không dễ dàng gì. Một người bình thường có không đến ba ngày vui vẻ, trong khi một người tu luyện không có được một ngày thảnh thơi. Loại tình huống này có thể không phải vì nghiệp lực của người đó lớn, mà rất có thể anh ta là một khối vật liệu tốt để tu luyện và gánh vác những trách nhiệm lớn lao, nên Phật Pháp đã từ bi với anh ấy.
Kỳ thực, mỗi một cá nhân đều gánh vác sứ mệnh trọng đại mà Thiên thượng giao phó. Tôi mong rằng các đệ tử Đại Pháp đều có thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử, không cô phụ ơn cứu độ của Sư phụ và sự kỳ vọng của chúng sinh.
Xin quý đồng tu vui lòng chỉ ra bất cứ điều gì chưa phù hợp.
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/11/12/433540.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/1/12/198096.html
Đăng ngày 16-05-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.