Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc
[MINH HUỆ 12-04-2022] Người ta thường nói: nhà nào chẳng có chuyện. Quả đúng là vậy. Tôi năm nay 58 tuổi. Trước khi tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, gia đình tôi luôn xảy ra mâu thuẫn. Tôi tốt nghiệp đại học, còn vợ tôi chỉ đạt trình độ trung học, nên tôi rất coi thường cô ấy. Chúng tôi luôn xảy ra tranh cãi về các vấn đề nhỏ nhặt trong mọi chuyện. Cô ấy đã than phiền về tôi và đề nghị ly hôn. Tôi không hiểu tại sao một người trí thức như tôi lại gặp chuyện này, vì thế tôi than trời trách đất. Có vẻ như những gia đình khác đang sống xung quanh chúng tôi cũng như vậy. Nhà nào cũng có chuyện.
Mọi thứ thay đổi sau khi tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp
Mùa xuân năm 1998, một người bạn đã đưa cho tôi cuốn Chuyển Pháp Luân. Tôi đã đọc một mạch hết cuốn sách. Quả là một báu vật. Tâm tôi được khai mở. Tôi đã hiểu được ý nghĩa của cuộc sống. Tôi muốn trở thành một người tốt, một người tốt hơn và tu tâm dưỡng tính để không ngừng tốt hơn nữa. Tôi muốn thành một người biết sống vì người khác và vị tha, có tiêu chuẩn đạo đức cao thượng, và phản bổn quy chân. Pháp Luân Đại Pháp là điều tôi đã tìm kiếm suốt cuộc đời mình.
Tôi bắt đầu đối xử tử tế với người thân, họ hàng, bạn bè và mọi người theo nguyên lý của Đại Pháp. Tôi dần dần trở nên rộng lượng và bao dung. Tôi đã đặt mọi người lên trên bản thân mình và không còn kiêu ngạo nữa. Giờ đây, tôi nhìn vợ bằng cái nhìn tích cực. Những mâu thuẫn trong gia đình chúng tôi đã vợi đi rất nhiều. Gia đình tôi trở nên hòa thuận. Tôi sẵn sàng giúp đỡ người nhà và bạn bè và không còn có ý nghĩ xấu về họ như trước nữa. Tôi đã có thể dễ dàng giải quyết các vấn đề gia đình. Chân-Thiện-Nhẫn giống như chiếc chìa khóa vạn năng giúp hóa giải nhiều xung đột tưởng chừng khó mà giải quyết nổi.
Cách đây 10 năm, bố vợ tôi bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nặng và phải nhập viện. Một vấn đề nảy sinh là: ai sẽ chăm sóc ông và ở lại bệnh viện trực qua đêm? Ông có bốn người con gái đều đã đi lấy chồng. Họ đều là công nhân nhà máy và rất bận, lại vướng con nhỏ, nên không có thời gian chăm ông. Tôi đã nói với vợ: “Anh là người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Sư phụ dạy phải nghĩ cho người khác trước. Vì các chị em khác không có thời gian nên anh sẽ vào viện chăm bố. Các chị em em có thời gian thì tới thăm.” Tôi bèn xin nghỉ phép ở công ty. Bố vợ tôi nằm viện 14 ngày, tôi chăm sóc ông 12 ngày. Mấy ngày đầu, ông còn không thể đi lại hay đi vào nhà vệ sinh được. Ông nằm bẹp giường. Tôi phải tắm rửa, xoa bóp, trở người cho ông và trò chuyện với ông để ông ấy bớt buồn chán. Tôi hầu như không ngủ. Các bệnh nhân khác trong phòng nói tôi hiếu thảo quá, như con ruột của ông vậy.
Cách đây ba năm, bố đẻ tôi thì bị ốm. Tôi đã phải đón ông từ quê lên nhà tôi ở thành phố. Ông phải phẫu thuật và nằm viện 18 ngày. Hai anh trai tôi sống ở quê, lao động chân tay, gia cảnh bần hàn, lại quá bận nên không có thời gian lên thành phố chăm sóc bố tôi. Tôi thuyết phục mẹ tôi cứ ở nhà. Tôi đã chăm sóc bố tôi trong bệnh viện 18 ngày. Viện phí y tế hết 60.000 Nhân dân tệ. Bố tôi bảo mấy anh em chia đều viện phí y tế. Quê tôi có phong tục: bố mẹ ốm nằm viện thì anh em chia nhau chi phí và thay nhau chăm sóc. Ai phải trả nhiều chi phí hơn hay dành nhiều thời gian hơn trong bệnh viện sẽ tỵ nạnh.
Là đệ tử Đại Pháp, tôi hiểu khó khăn của các anh em nên thông cảm với họ và không đòi họ chia sẻ chi phí hay phải vào việc chăm cha. Cha mẹ tôi thấy như thế không công bằng nên sau khi cha xuất viện, cha mẹ bảo tôi phải nhận tiền của các anh em. Tôi nói: “Lương của con không cao, nhưng ổn định. Còn các anh em sống ở quê, lao động chân tay, sớm hôm tần tảo, kiếm tiền cũng chẳng dễ dàng gì. Vậy nên con đóng góp nhiều hơn cũng không sao.” Cha mẹ tôi biết tôi biết nghĩ cho người khác vì tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Họ rất biết ơn Sư phụ và Đại Pháp. Sau này, khi có điều kiện hơn, các anh em trai cho tôi ít tiền.
Năm 2008, mẹ tôi phẫu thuật đục thủy tinh thể và phải nằm viện tám ngày. Tôi đã chăm sóc mẹ ở bệnh viện trong tám ngày và trả toàn bộ viện phí. Lúc đó, chị dâu có mâu thuẫn với bố mẹ tôi. Tôi không nói với anh chị về việc mẹ tôi phải nhập viện, cũng không nói anh em đóng góp, dù chỉ một xu. Họ thấy tôi coi nhẹ mọi sự, thu xếp mọi việc ổn thỏa. Vợ chồng anh tôi cũng dần dần đối xử tốt với bố mẹ, mâu thuẫn giữa mẹ tôi và chị dâu cũng càng ít đi. Anh chị ở cùng làng chăm sóc cha mẹ đã ngoài 80, nên tôi không phải lo lắng gì, mà có thể tập trung vào công việc. Cha mẹ tôi hiện giờ sống hạnh phúc và thường niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo” mỗi ngày.
Ngày nay, mâu thuẫn giữa mọi người trong gia đình thường xuất phát từ những việc như chia sẻ viện phí y tế khi bố mẹ nhập viện, anh chị em ruột và họ hàng không hòa hợp mà trở nên bất hòa. Nếu không tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi sẽ cư xử giống như họ. Thật đáng cười mà cũng thật đáng thương. Pháp Luân Đại Pháp thể thay đổi một con người về căn bản.
“Con rể ông bà tu luyện Pháp Luân Đại Pháp thật khác người ta!”
Trước khi kết hôn với tôi, vợ tôi từng có một cuộc hôn nhân ngắn ngủi, và đã ly hôn vì chồng cũ ngoại tình. Cô ấy có một con trai riêng tên là Tiểu Vệ. Lúc đó, Tiểu Vệ mới một tuổi. Vì là cháu trai duy nhất nên ông bà nội yêu cầu thẩm phán cho Tiểu Vệ ở với bố. Họ không yêu cầu vợ tôi chu cấp nuôi con, nhưng cũng không được gặp con nếu được. Vợ tôi rất buồn nhưng không có lựa chọn nào khác.
Hơn chục năm qua, Tiểu Vệ sống với bố, mẹ kế và ông bà ngoại. Mẹ kế của Tiểu Vệ có một con gái lớn hơn cháu 4-5 tuổi. Cha Tiểu Vệ lương thấp, lại hay say xỉn. Mẹ kế của Tiểu Vệ về hưu non nên tiền trợ cấp rất ít, lại không có việc làm, nên gia đình họ sống rất nghèo. Dì của Tiểu Vệ lại giàu có nên thường đỡ đần cho gia đình Tiểu Vệ.
Nhưng bất hạnh ập đến bất ngờ. Khi Tiểu Vệ học lớp 8, dì của Tiểu Vệ đột ngột qua đời. Chồng của dì Tiểu Vệ không có quý mến ông bà của Tiểu Vệ nên đã cắt đứt mối quan hệ với họ. Khi Tiểu Vệ lên cấp III, học phí và chi phí sinh hoạt tăng vọt. Gia đình bên nội hầu như không có tiền để cho cậu bé ăn học. Cha Tiểu Vệ đốt tiền vào rượu chè, lại phải nuôi con gái riêng đang học đại học. Tiểu Vệ phải dựa vào tiền trợ cấp ít ỏi của ông bà để đi học. Nhưng họa vô đơn chí. Ông nội lại lâm bệnh nặng và qua đời. Tài chính của gia đình họ càng eo hẹp hơn, không đủ sức lo cho Tiểu Vệ học cấp III được nữa.
Không còn cách nào khác, bà của Tiểu Vệ đã nghĩ đến mẹ của Tiểu Vệ, không biết mẹ Tiểu Vệ có cáng đáng được không. Thực ra, Tiểu Vệ đã 17-18 năm không gặp mẹ từ khi rời xa vòng tay mẹ. Hai mẹ con họ cũng không liên lạc với nhau. Vợ tôi không sao hình dùng được Tiểu Vệ trông như thế nào. Chúng tôi cũng đang phải nuôi con trai, tôi còn phải chăm sóc bố mẹ. Cha mẹ tôi đều là nông dân nghèo, không có lương hưu, phải sống dựa vào trợ cấp của tôi. Chúng tôi sống đạm bạc và cũng không tiết kiệm được bao nhiêu.
Khi Tiểu Vệ đến tìm chúng tôi, vợ tôi đã biết cháu đến để xin cưu mang. Dù đã hơn 10 năm không gặp, vợ tôi vẫn muốn đỡ đần cho con, nhưng lại lo lắng vì học phí đại học và sinh hoạt phí không hề nhỏ. Sau khi tốt nghiệp đại học, còn phải lo tìm việc làm, mua một chiếc xe hơi và một căn hộ, rồi chuyện kết hôn cho con. Có rất nhiều thứ mà cô ấy sẽ phải chu cấp tiền, giống như cái giếng không đáy, lấp sao cho đầy. Nếu con trai vợ tôi sau này trở thành người tốt thì chúng tôi sẽ ổn. Nhưng nếu nó lỡ bước sa cơ thì chúng tôi sẽ ra sao? Đó là điều không thể tưởng tượng được.
Bạn bè và đồng nghiệp của vợ tôi tìm cách thuyết phục cô ấy không đón Tiểu Vệ về vì cho rằng cháu chỉ đến vì tiền. Họ khuyên cô ấy không cho Tiểu vệ khoản tiền nào hoặc chỉ cho chút ít thôi. Họ cảnh báo vợ tôi rằng cô ấy sẽ tự chuốc lấy rắc rối nếu nó đòi hỏi nhiều hơn. Họ cũng băn khoăn liệu tôi có đồng ý chi tiền cho cậu bé hay không. Vì vậy, nhiều gia đình tái hôn thường tranh cãi về việc chu cấp chi phí nuôi dạy con, v.v., thậm chí đến mức còn không nhìn mặt nhau. Bạn bè của vợ tôi bóng gió rằng chuyện gì cũng có thể xảy ra, rồi mọi chuyện sẽ hỏng bét.
Vợ tôi lo lắng khôn nguôi, lo nhất là tôi không đồng ý. Cô ấy dè dặt hỏi ý kiến tôi. Thành thật mà nói, khi cô ấy nói với tôi về việc này, tôi cảm thấy không thoải mái, có chút lo lắng. Tôi vừa mới tìm được việc. Học phí không phải là một khoản nhỏ và sẽ là gánh nặng lớn cho gia đình tôi. Tôi không biết con trai cô ấy có ngoan không. Nếu không thì sao… Nhưng tôi chỉ do dự một lúc, rồi nói với cô ấy, “Anh đồng ý trả học phí cho con trai em. Em biết anh đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp hơn chục năm nay. Em biết anh luôn hành xử theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Sư phụ dạy chúng ta phải đối xử tốt với mọi người. Đây cũng là nguyên tắc của anh. Cho dù cậu ấy có thế nào, chúng ta cũng phải giúp nó. Đừng lo. Con em thì cũng là con anh. Bây giờ, thằng bé đang không nơi nương tựa. Nếu vợ chồng mình không cưu mang nó thì ai giúp chứ? Em bảo nó không phải lo. Chúng ta sẽ trả học phí đại học cho nó.” Cô ấy hết sức cảm động.
Khi gặp Tiểu Vệ, tôi đã chia sẻ với cậu ấy những suy nghĩ của mình. Nó vui mừng khôn xiết, liền kể lại với bà nội, cha và mẹ kế. Họ đều rất mừng. Cuối cùng, họ đã có thể yên tâm, sống vui vẻ. Khi Tiểu Vệ vào đại học, tôi không đưa toàn bộ chi phí một lần vì sợ cậu ấy có thể tiêu hết. Tôi chuyển khoản vào thẻ của Tiểu Vệ mỗi tháng một lần. cậu ấy thường gọi điện cho tôi và muốn trò chuyện, tâm sự với tôi về những vướng mắc, lo lắng của nó. Tôi sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ với cậu ấy về nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, giúp nó tháo gỡ những khúc mắc, khó khăn, nói với nó về luật nhân quả và khuyên nó phải tử tế với mọi người. Cậu ấy dễ dàng tiếp thu các nguyên tắc của Pháp Luân Đại Pháp và cảm ơn tôi đã chỉ dạy những điều tốt như vậy.
Năm 2017, Tiểu Vệ tốt nghiệp đại học và tìm được một công việc tốt tại một thành phố lớn. Năm 2019, Tiểu Vệ đính hôn và muốn mua một căn hộ ở thành phố. Cậu ấy rất lo lắng vì phải trả góp trước 400.000 đến 500.000 Nhân dân tệ (khoảng 62.000 USD đến 78.600 USD). Cha mẹ cậu ấy đã rất lo lắng và chỉ có thể lo cho cậu ấy 10.000 tệ (Khoảng 1.500 USD), quá ít so với số tiền cậu ấy cần. Bà của Tiểu Vệ cho cậu ấy 100.000 tệ (khoảng 15.700 USD); đó là toàn bộ số tiền bà có. Bà cụ lo lắng đến phát bệnh. Hiện nay, đi vay tiền của người khác không phải dễ. Tiểu Vệ đã gọi cho chúng tôi, ngập ngừng, rồi hỏi tôi có thể giúp không. Cậu ấy nói nếu tôi có thể cho cậu ấy vay một ít cũng được. Cậu ấy ngại hỏi vay tiền tôi. Tôi hỏi thăm tình hình và biết cậu ấy đã đăng ký thế chấp căn hộ và vẫn thiếu 200.000 tệ. Vợ tôi bàn với tôi. Tôi không ngần ngại chuyển tiền cho cậu ấy vào ngày hôm sau. Phần lớn tiền tiết kiệm của chúng tôi đã được chuyển cho cậu ấy. Tiểu Vệ rất cảm động. Cha mẹ cậu ấy rất biết ơn tôi. Bà của Tiểu Vệ cũng vui mừng mà khỏi bệnh. Cả gia đình Tiểu Vệ đều không ngờ cậu ấy lại có bố dượng tốt như vậy.
Tôi nói với Tiểu Vệ: “Trước khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, chú khá ích kỷ và sẽ không làm được như thế này. Pháp Luân Đại Pháp đã thay đổi chú về căn bản. Chú buông bỏ được những bất bình trong tâm và trở thành một người nhân từ và chu đáo. Các học viên khác đều giống như chú. Sau này, khi có khả năng giúp đỡ người khác, con hãy giúp đỡ người thân, bạn bè và giúp họ giải quyết một số vấn đề.”
Tiểu Vệ cũng học được từ tôi rằng Pháp Luân Đại Pháp là chính đạo, dạy con người làm người tốt hơn; các học viên Đại Pháp thực sự là người tốt và ĐCSTQ đã lừa dối người dân, khiến họ hiểu lầm Pháp Luân Đại Pháp. ĐCSTQ cũng ra sức phá hoại các nguyên tắc phổ quát Chân-Thiện-Nhẫn. Cậu ấy đã minh bạch và thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ và đã chọn cho mình một tương lai tốt đẹp.
Bây giờ, Tiểu Vệ đã được phúc báo, thành công trong công việc, mới đi làm ba năm mà đã trở thành một nhà quản lý trẻ trong một công ty lớn. Cậu ấy thường xuyên gọi điện cho tôi. Mỗi khi cậu ấy đến, chúng tôi lại gặp nhau ở nhà ông bà ngoại của cậu ấy. Họ không ngờ cậu quý tử của họ sẽ trở lại sau hơn một thập kỷ xa cách và nó lại thành công đến vậy. Họ nhắc Tiểu Vệ không được quên ơn cha dượng.
Hàng xóm của họ cũng khen tôi rất nhiều, còn nói với bố mẹ vợ tôi: “Chúng tôi chưa thấy ai tốt như vậy. Anh ấy đối xử với Tiểu Vệ như con ruột vậy. Con rể ông bà tu luyện Pháp Luân Đại Pháp thật khác người ta!”
Tôi mong tất cả mọi người trên thế giới này đều biết sự thật về Pháp Luân Đại Pháp, và ghi nhớ “Pháp Luân Đại Pháp hảo” và “Chân Thiện Nhẫn hảo” để được Đại Pháp ban phước lành và đắc cứu.
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/3/11/436917.html
Bản tiếng Anh : https://en.minghui.org/html/articles/2022/4/12/199883.html
Đăng ngày 13-05-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.