Bài viết của một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc Đại Lục

[MINH HUỆ 12-03-2022] Sau khi tốt nghiệp trường sư phạm, tôi được phân công đến làm việc ở một trường mầm non. Mọi thứ ở nơi làm việc dường như đều mới mẻ đối với tôi, hơn nữa, những đứa trẻ trong lớp của tôi rất nghịch ngợm. Tôi không biết làm thế nào để dạy dỗ chúng cho tốt, cảm thấy áp lực rất lớn – đặc biệt lãnh đạo còn rất nghiêm khắc với những người mới đến như tôi.

Giáo viên chủ nhiệm phụ trách lớp của tôi không chú ý, kết quả là trong giờ ăn trưa, một cậu bé bị bát súp trứng hấp làm bỏng nặng, bị mất một mảng da lớn, sau đó một thời gian, một đứa trẻ khác bị thương trong lúc vui chơi. Phụ huynh đã kiện nhà trường và đòi bồi thường. Hai sự việc này là cú đánh mạnh đối với giáo viên chủ nhiệm, khiến bà cảm thấy công việc ở trường mầm non không an toàn. Sau một thời gian, bà nhờ quan hệ để được điều chuyển công tác.

Khi đó, một ngày lên lớp tôi đều cảnh giác cao độ, sợ rằng sẽ xảy ra sự cố nào đó, trong tâm thấy rất căng thẳng. Mặc dù tuổi còn trẻ, nhưng tôi cảm thấy công việc thật sự mệt mỏi.

Những thay đổi tích cực ở nơi làm việc sau khi tôi bắt đầu tu luyện

Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1996. Sau khi tu luyện, tôi đã minh bạch đạo lý làm người và quan hệ nhân duyên của con người trong thế gian, những oán giận ở nơi làm việc đã hoàn toàn tiêu tan. Tôi đã tận tụy làm việc, không còn để nhiều tư tưởng phức tạp kia ở trong đầu nữa, chỉ nghĩ đến việc làm thế nào để hoàn thành tốt công việc. Tôi luôn suy nghĩ cho các em và các phụ huynh. Cứ như vậy, các em đều trở nên ngoan ngoãn hơn, cũng không xảy ra những sự cố nguy hiểm nữa. Tôi biết rằng, mình là một đệ tử Đại Pháp, hết thảy đều có Sư tôn bảo hộ, tâm tôi trở nên nhẹ nhõm.

Nhiều giáo viên lo các em có nguy cơ gặp tai nạn nên đã giữ các em ở trong lớp. Còn Tôi thường đưa học sinh của mình ra ngoài trời trong giờ chơi. Tôi cũng đã liên hệ với các bậc cha mẹ và quan tâm đến họ. Họ nói rằng họ rất vui vì con họ được học trong lớp của tôi.

Thư khen ngợi được dán ở cổng trường

Trong lớp của tôi có một cậu bé tên là Minh Minh, tính cách hướng nội, ít nói và khá nhút nhát. Một lần cậu bé cầm một hộp bút màu mới ở trên lớp về nhà. Khi tôi nói với ông bà của cậu bé về điều này, họ rất đau lòng. Khi đó tôi mới biết khi Minh Minh còn chưa ra đời thì bố của em đã mất, sau đó mẹ em đã tái hôn. Gánh nặng nuôi dạy Minh Minh đặt lên vai ông bà nội. Tôi thấy buồn khi biết về hoàn cảnh của cậu bé, cậu bé thật đáng thương. Bà của cậu bé cho biết: “Minh Minh đã đi học được hai năm nhưng chưa có thầy cô nào quan tâm đến nó như cô. Vì vậy trước đây chúng tôi cũng không muốn nói về hoàn cảnh gia đình của cháu.“

Tôi bắt đầu chú ý đến Minh Minh nhiều hơn. Tôi thường xuyên động viên và bồi dưỡng những thói quen tốt cho em. Em đã trở nên tự tin và vui vẻ hơn. Em cũng tiến bộ ở nhiều mặt khác. Ông bà của em rất biết ơn tôi. Khi học kỳ kết thúc, họ muốn mua quà cho tôi. Tôi đã từ chối — thay vào đó tôi giảng chân tướng cho họ. Họ rất xúc động, ông của em đã nói: “Một giáo viên tốt như cô, nên được đặc biệt biểu dương. Mặc dù tôi không biết đọc hoặc viết, nhưng tôi đã nhờ người viết cho cô một lá thư cảm ơn.”

Bức thư đó đã được dán ở cổng trường. Một vị lãnh đạo nhà trường nói với tôi rằng tôi là giáo viên duy nhất từng nhận được thư khen ngợi như vậy. Tuy nhiên, tôi đã bị đánh giá là “không đủ năng lực” trong cuộc đánh giá giáo viên hằng năm vì tôi là một học viên Pháp Luân Đại Pháp.

Học cách suy nghĩ cho người khác

Sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã minh bạch đạo lý làm người và học cách trở thành một người tốt. Tôi không chỉ dạy các em kiến thức học thuật mà còn dạy các em những nguyên tắc để trở thành một người tốt và biết quan tâm đến người khác.

Tôi thường đọc cho học sinh nghe những câu chuyện truyền thống. Đạo lý trong những câu chuyện này dạy các em biết quan tâm đến người khác, giúp đỡ người gặp khó khăn và nhường nhịn khi gặp mâu thuẫn. Trong giờ ăn, tôi luôn nhắc các em rằng trong bữa ăn ở nhà, cần phải mời người lớn ăn trước, sau đó mới tới mình.

Một ngày nọ, cha của Lệ Lệ nói với tôi rằng ông ấy rất xúc động trước những thay đổi ở con gái mình. Trước đây Lệ Lệ thường muốn những món ăn vặt ngon nhất và không bao giờ quan tâm đến người khác. Một ngày nọ, khi cha em mang một ít dâu tây về nhà, Lệ Lệ đã lấy quả dâu tây lớn nhất và mang cho cha mình. Ông đã rất ngạc nhiên, Lệ Lệ nói: “Cô giáo con dạy con rằng con phải biết nghĩ đến người khác và mời người lớn ăn trước.” Cha của Lệ Lệ rất cảm động trước hành động của em.

Nhường đồ ăn cho một bé trai

Các em học sinh thường được cha mẹ cưng chiều quá mức, tính tự tư rất lớn, không biết cách chia sẻ với người khác. Vì vậy tôi thường kể cho các em nghe những câu chuyện văn hóa truyền thống của Trung Quốc, về thiện ác hữu báo và cách trở thành một người tốt hơn. Tôi khen ngợi và khuyến khích hành vi tốt của các em. Các em dần dần đã có cải biến tốt và học cách chia sẻ và giúp đỡ người khác.

Một lần, mẹ của Mộng Mộng đưa em đi chơi. Mẹ của em nhận ra rằng em chỉ mang theo một món ăn nhẹ yêu thích của bản thân. Trong khi Mộng Mộng đang chơi, một cậu bé nhìn thấy đồ ăn đó và muốn ăn. Mẹ của Mộng Mộng hỏi: “Mình chỉ có một phần đồ ăn này, phải làm thế nào?” Mộng Mộng liền nói: “Mình cho em ấy nhé mẹ.” Mẹ của em hỏi: “Vậy con sẽ không có đồ ăn sao?” Mộng Mộng nói rằng mình không sao. Trước đây, em sẽ không muốn nhường đồ ăn của mình cho người khác. Mẹ em rất vui khi thấy Mộng Mộng đã hiểu chuyện hơn.

“Lớn lên con sẽ rửa chân cho mẹ”

Tôi thường dạy các em quan tâm đến cha mẹ và người thân trong nhà. Một ngày nọ, mẹ của Duyệt Duyệt đang rửa chân cho em, Duyệt Duyệt liền nói một cách nghiêm túc: “Mẹ ơi, lớn lên con sẽ rửa chân cho mẹ.” Mẹ em đã rất xúc động khi nghe điều này. Hệ thống giáo dục hiện đại đang xa rời các giá trị truyền thống và đang hướng các em đến các công nghệ hiện đại. Kết quả là nhiều thói quen xấu được hình thành. Trẻ em trở nên ích kỷ, kiêu ngạo và tranh giành lợi ích cá nhân. Vai trò của cha mẹ cũng đang dần giảm sút.

Tôi thường nhấn mạnh với các em về các tiêu chuẩn đạo đức và học các giá trị truyền thống. Ngoài ra, tôi dạy các em về nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn, chỉ cho các em cách phân biệt tốt xấu và nhắc nhở chúng quan tâm đến người khác. Những đứa trẻ trong lớp của tôi không còn ích kỷ như trước nữa và chúng đã học được cách quan tâm đến người khác. Các em trở nên khiêm tốn, lễ phép, thiện lương, chân thành và đáng yêu hơn.

Đại Pháp đã khai mở trí huệ của tôi và cải thiện môi trường làm việc của tôi. Tôi vô cùng hạnh phúc và sẽ làm tốt công việc của mình. Con xin cảm tạ Sư phụ đã từ bi cứu độ!

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/3/12/大法让我知道如何做一个好的幼儿教师-439946.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/4/16/199928.html

Đăng ngày 13-05-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share