Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Bắc Kinh

[MINH HUỆ 21-02-2022] Một ngày vào năm 1995, tôi nhìn thấy một cuốn sách có tựa đề là Pháp Luân Công tại nhà một người bạn. Ngay sau khi đọc xong đoạn đầu tiên, tôi cảm thấy khá chắc chắn rằng đây chính là điều mà tôi vẫn luôn tìm kiếm. Rốt cuộc tôi đã tìm được rồi! Kể từ đó, tôi bước vào con đường tu luyện. Sư phụ Lý (nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp) dạy chúng tôi tuân theo Chân-Thiện-Nhẫn để yêu cầu bản thân, biết nghĩ đến người khác, khi gặp mâu thuẫn phải hướng nội tìm, làm một người tốt, làm một người tốt hơn nữa.

Tôi sinh ra trong một gia đình hạnh phúc. Bố mẹ tôi đều rất yêu con cái. Là con gái duy nhất trong gia đình, tôi được nuông chiều từ nhỏ đến lớn. Sau khi tôi kết hôn, chồng và mẹ chồng tôi chưa bao giờ từ chối tôi điều gì. Cuộc sống của tôi bình lặng và êm ả cho đến khi bà ngoại của chồng tôi đến sống với chúng tôi vào năm 1993.

Bà ngoại của chồng tôi sinh ra trong một gia đình khá giàu có. Bà chưa bao giờ phải làm việc ngoài đồng. Sau khi kết hôn, mẹ chồng bà đối xử không mấy dễ chịu với bà vì bà không thể làm bất cứ công việc đồng áng nào. Chồng bà qua đời khi bà 26 tuổi, và mẹ chồng bà bắt đầu đối xử tệ hơn với bà. Bà phải dọn ra ở riêng cùng hai con gái và chịu nhiều vất vả. Những thăng trầm trong cuộc đời đã tạo cho bà một tính cách kiên cường. Không ai có thể thuyết phục bà thay đổi quyết định.

Bà bắt đầu đối xử với tôi như cách mẹ chồng bà đối xử với bà trước kia. Mỗi khi tôi nói hay cười lớn tiếng một chút, bà liền nhìn chằm chằm vào tôi. Khi tôi chào hỏi bà, bà thường nhau mày nhìn tôi. Còn đối với mẹ chồng tôi và chồng tôi, bà lại bảo vệ quá mức như gà mẹ bảo vệ gà con vậy.

Mặc dù không nói gì trước mặt tôi, nhưng bà lại nói xấu rất nhiều sau lưng tôi. Một người hàng xóm của tôi nói với tôi rằng bà đã hướng dẫn mẹ chồng tôi cách thể hiện uy quyền bằng cách đưa ra các quy tắc cho tôi. Từng chút một, tôi nhận thấy mẹ chồng và chồng đã thay đổi. Họ ngày càng ít quan tâm đến tôi và trở nên lạnh lùng hơn. Tôi không thể chịu đựng được những thay đổi này và thường xuyên cãi nhau với chồng. Dù tôi có bị đối xử oan ức như thế nào đi nữa, bà cũng không cho phép mẹ chồng tôi hòa giải với tôi.

Vốn là một người có tính cách vui vẻ, nhưng dần dần tôi đã trở nên tiêu trầm, oán giận và thường xuyên bị đau ngực. Một ngày nọ khi tôi đang gói há cảo, bà chê tôi gói quá dày, không nói không rằng liền đem những chiếc há cảo tôi đã gói vo thành một cục. Tôi đã rất tức giận đến mức dừng lại và bỏ đi.

Khi chồng tôi trở về, tôi đã kể cho anh ấy nghe chuyện đã xảy ra. Thay vì thể hiện sự cảm thông, anh ấy lại đánh tôi. Tôi đã khóc rất lớn. Mẹ và bà của anh ấy ở sau cánh cửa cách đó một mét, nhưng họ cũng không ra giúp tôi. Tôi vô cùng tức giận và khóc lớn hơn. Tuy nhiên, họ hoàn toàn phớt lờ tôi. Tôi biết bà của chồng tôi đã không cho phép mẹ chồng tôi ra mặt. Nghĩ lại tất cả những điều bất công mà họ đã gây ra cho tôi và cha mẹ tôi đã chăm sóc tôi như thế nào, tôi cảm thấy vô cùng đau buồn. Trong tâm tôi tràn ngập sự oán giận đối với bà.

Sư phụ giảng rằng:

“Đã làm người luyện công thì trước hết phải làm được ‘đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu’, phải Nhẫn.“ (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

Ban đầu, tôi không biết cách tu dưỡng bản thân và không thể chịu đựng được những lúc xảy ra xung đột. Mặc dù tôi đã cố gắng nhẫn, nhưng vẫn rơi nước mắt và trong tâm cảm thấy ủy khuất. Khi thấy mình không thể vượt qua được, tôi liền cố gắng học Pháp.

Sư phụ giảng rằng:

“Trong tu luyện, khi đối xử với các mâu thuẫn cụ thể, khi người khác đối xử với chư vị không tốt, có thể có tồn tại hai loại tình huống: một là chư vị tại đời trước có thể đã đối xử không tốt với người ta; trong tâm chư vị thấy bất bình: ‘Cớ chi đối xử với tôi như vậy?’ Nhưng tại sao trước đây chư vị đối xử với người ta như thế? Chư vị nói rằng chư vị đâu có biết được lúc ấy, rằng đời này đâu liên quan gì với chuyện của đời kia; [suy nghĩ] thế không được.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Dần dần tôi cũng bình tĩnh và minh bạch được rằng đây chẳng qua là nghiệp lực luân báo. Sư phụ đã dạy chúng ta phải từ bi và đối xử tốt với mọi người, đo lường bản thân theo Chân-Thiện-Nhẫn. Dần dần, tôi đã có thể tha thứ cho bà về những gì bà đã làm và cũng biết cách đặt mình vào vị trí của bà.

Bà cả đời chăm chỉ làm lụng, dù đã gần 90 tuổi nhưng bà vẫn không ngừng làm việc. Tôi đã cố gắng hết sức làm việc nhà để bà được nghỉ ngơi nhiều hơn. Tôi làm điều đó vì tôi thực sự quan tâm đến bà. Tôi biết rằng bà đã phải trải qua rất nhiều khó khăn để nuôi con một mình. Tôi có thể tưởng tượng một phụ nữ nông dân với đôi chân bị bó nhỏ lại đã khó khăn như thế nào để có thể tiết kiệm đủ tiền nuôi con ăn học. Con gái cả của bà đã tốt nghiệp đại học và làm giáo sư. Con gái thứ hai của bà đã tốt nghiệp đại học và làm kế toán. Bà cũng đã hào phóng giúp đỡ những người gặp khó khăn. Bà vô cùng biết ơn những người đã giúp đỡ mình và luôn cố gắng hết sức để đền đáp sự giúp đỡ của họ. Tôi ngưỡng mộ bà vì những gì bà đã làm được.

Vì bà đã nhiều tuổi rồi, bà không thể tự chăm sóc bản thân, vì vậy tôi đã cố gắng hết sức để chăm sóc cho bà. Tôi đã làm những gì bà muốn và mua hoặc nấu bất kỳ món ăn nào mà bà thích. Tôi đưa bà đến gặp nha sĩ và các bác sĩ khi cần thiết. Khi bà nhập viện, tôi đã ở đó với bà.

Bà càng ngày càng đối xử tốt hơn với tôi. Bà mỉm cười ngay khi nhìn thấy tôi và mong tôi đi làm về mỗi ngày. Bà thường chia sẻ những câu chuyện trong cuộc sống của bà với tôi, cả vui lẫn buồn.

Bà nắm tay tôi và nói với tôi: “Mộng Nhi (biệt danh của tôi), cháu giỏi quá! Bà chưa từng chăm sóc cháu khi cháu còn nhỏ, nhưng cháu lại chăm sóc bà rất cẩn thận!” Tôi trả lời: “Bà ơi, đó không phải là do bản thân cháu đâu. Đó là nhờ Pháp Luân Đại Pháp và Sư phụ Lý đã dạy cháu cách trở thành một người tốt.” Nhìn khuôn mặt tươi cười của bà mà lòng tôi ngập tràn yêu thương. Tất cả những oán giận trước đây của tôi đối với bà đã biến mất.

Năm 2012, bà đã 100 tuổi và bị tổn thương xương lồng ngực. Bác sĩ không đề nghị phẫu thuật vì bà tuổi đã quá cao. Tôi không thể đứng nhìn bà chịu đau, vì vậy tôi nói với bà: “Bà ơi, bà đừng sợ. Sư phụ của Pháp Luân Đại Pháp sẽ giúp bà. Chúng ta hãy cùng nhau nhẩm niệm ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân-Thiện-Nhẫn hảo!’” Bà đã gật đầu. Tôi dùng ngón tay chỉ cho bà từng chữ: “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân-Thiện-Nhẫn hảo!” Cuối cùng bà cũng chìm vào giấc ngủ.

Sáng hôm sau, bà nói với tôi: “Nó thật có tác dụng! Khi bà nhẩm đi nhẩm lại những từ đó, bà đã thấy hết đau!” Ban ngày tôi phải đi làm nên tôi đã nói với mẹ chồng để hai người cùng nhẩm chín chữ chân ngôn.

Khi tôi đến thăm bà sau giờ làm việc, bà đã khóc ngay khi nhìn thấy tôi: “Pháp Luân Đại Pháp thật kỳ diệu! Bà và mẹ cháu nhẩm những từ đó cả ngày. Chỗ đau của bà đã hoàn toàn biến mất! Bây giờ bà và mẹ cháu đều tin vào Pháp Luân Đại Pháp! Chúng ta tin tưởng vào Sư phụ Lý!”

Nước mắt tôi tuôn rơi. Bà vẫn luôn thờ Bồ tát Quán Âm. Mặc dù biết rằng Pháp Luân Đại Pháp hảo, nhưng bà cho rằng mình không thể từ bỏ tín ngưỡng của mình.

Sau vài tuần, bà cảm thấy đã khỏe hơn. Bác sĩ đã rất ngạc nhiên về sinh lực của bà. Thấy tôi chăm sóc bà như vậy, những bệnh nhân khác cùng phòng bệnh đều khen tôi là một cô cháu gái tuyệt vời. Bà nội rơm rớm nước mắt nói: “Cháu là cháu gái của bà! Cháu là người thân yêu nhất của bà! Bà sẽ để lại tất cả đồ của mình cho cháu…” Bà tháo nhẫn ra và nhất quyết đeo nó vào ngón tay tôi.

Bà đã ra đi thanh thản sau sinh nhật lần thứ 101.

Mẹ chồng tôi thường xuyên nhẩm chín chữ chân ngôn. Năm nay mẹ chồng tôi đã bước sang tuổi 87 nhưng vẫn rất khỏe mạnh và thị giác, thính giác đều tốt cũng như đầu óc rất nhạy bén.

Con xin cảm tạ Sư phụ từ bi vĩ đại! Ngài đã tẩy tịnh cho con và đưa con ra khỏi thế gian ô trọc này. Ngài đã dạy con Đại Pháp và biết được ý nghĩa của sinh mệnh. Ngài đã dẫn con đi trên con đường phản bổn quy chân! Con xin cảm tạ Sư phụ vì tất cả những gì Ngài đã mang lại cho con!

Bài viết này chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2022/2/21/437294.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/3/11/199481.html

Đăng ngày 04-05-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share