Bài viết của Âu Dương Phi

[MINH HUỆ 25-04-2022] Đối với nhiều người ở Thượng Hải, thành phố lớn nhất ở Trung Quốc, cũng là một trung tâm tài chính toàn cầu, họ luôn vội đến rồi vội đi. Đợt phong tỏa vì COVID-19 từ cuối tháng 3 năm 2022 không chỉ khiến cuộc sống hối hả của họ đột nhiên ngừng lại, mà còn khiến họ lên tiếng phản đối các biện pháp hà khắc.

Người dân Thượng Hải đã phải đối mặt với khoảng thời gian khó khăn nhất trong cuộc đời của họ kể từ cuối tháng 3. Giữa lúc phong tỏa nghiêm ngặt, thiếu lương thực và không được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc y tế phi Covid đã khiến nhiều người rơi vào tình cảnh thảm khốc, có lẽ là nguyên nhân cướp đi sinh mạng của nhiều người hơn bản thân dịch bệnh COVID-19.

Bất chấp sự kiểm soát mạnh mẽ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) như theo dõi, xóa bài đăng và chặn tài khoản, nhiều người ở Thượng Hải đã tìm cách đăng các video ngắn, truyện cười và thông điệp, cho thế giới bên ngoài thấy được thảm cảnh của Thượng Hải.

Ví dụ,

– Có một video khiến người ta phải chua xót. Một người cha trẻ đến phòng cấp cứu của bệnh viện, nhưng phải chờ có kết quả xét nghiệm PCR mới được bác sỹ chẩn trị. Anh đã qua đời trong khi chờ kết quả xét nghiệm, bỏ lại vợ và đứa con năm tuổi. Trước khi lâm chung, câu nói cuối cùng của anh là: “Mẹ nó ơi, đi hỏi bác sỹ xem, xem đã có kết quả PCR chưa.”

– Một đoạn video cho thấy trên một chiếc giường chen chúc mấy cháu bé sơ sinh bị ép tách khỏi cha mẹ để đi cách ly, nhưng không được chăm nom. Lũ trẻ đang khóc ngằn ngặt đòi bú. Cảnh tượng ấy thể hiện rõ nhất chính sách cách ly vô tình.

– Một cặp vợ chồng trẻ đang khẩu chiến với nhân viên chấp pháp về Covid đòi đưa họ đến bệnh viện dã chiến để cách ly. Cặp vợ chồng bất bình vì sự vô lý của nhân viên chấp pháp, bởi kết quả xét nghiệm của họ là âm tính. Song nhân viên này nói không quan tâm kết quả của họ là âm hay dương, cứ đến chỗ cách ly rồi đi mà khiếu nại, anh ta chỉ là người chấp hành nhiệm vụ, nếu họ không đi, anh ta sẽ cưỡng chế bằng vũ lực.

– Một đoạn video cho thấy tình trạng bên trong một bệnh viện dã chiến tệ đến thế nào; một người không chịu đựng được nữa, đã leo lên mái nhà, toan nhảy xuống.

– Hơn 200 giáo sư của Đại học Đồng Tế đã viết một lá thư kêu cứu cho biết đến đồ ăn nhanh đã cạn kiệt, thuốc nhu yếu cho người già cũng không còn, để sống qua ngày cũng đã vô cùng khó khăn, tình thế rất cấp bách. Mọi người đang bị đói, phải nhờ người lên tiếng. Nếu không có cơ hội lên tiếng, chắc phải chết đói mất. Rất nhiều người cảm thấy tự do chỉ còn là khái niệm trừu tượng, tự do ngôn luận và miếng ăn sao lại có quan hệ mật thiết đến vậy.

Đợt phong tỏa ở Thượng Hải đã khiến nhiều người lần đầu tiên nhận ra tự do không còn là một khái niệm trừu tượng nữa; quyền tự do ngôn luận gắn liền với đồ ăn trên đĩa của họ.

Sau đó, họ đăng những trải nghiệm của mình một cách sáng tạo lên các nhóm chat hoặc trên internet để bày tỏ sự bất bình đối với chính sách “Zero Covid” của ĐCSTQ và sự bất tín nhiệm đối với chính phủ.

Điều ĐCSTQ lo sợ đã xuất hiện: hiện tượng tiết lộ sự thật mọc lên như nấm ở khắp nơi.

Tự do ngôn luận không có nghĩa là tạo ra những siêu anh hùng truyền cảm hứng cho công chúng qua những buổi nói chuyện hoành tráng; đó là mang lại cơ hội để mọi người nói lên yêu cầu của chính họ. Lời nói của một cá nhân nghe có vẻ tầm thường trước bộ máy tuyên truyền khổng lồ và nắm đấm sắt hung tợn của ĐCSTQ, nhưng khi từng giọt nhỏ hợp lại với nhau, nó sẽ trở thành một lực lượng hùng hậu.

Nếu mỗi người đều dám lên tiếng bảo vệ chính mình, họ sẽ tạo thành một lực lượng hùng hậu theo đuổi tự do. Họ cũng sẽ tiết lộ với thế giới rằng ĐCSTQ luôn nhắm mắt làm ngơ trước nhân quyền, thậm chí là cả mạng sống của con người.

Các học viên Pháp Luân Công vẫn lên tiếng kể từ ngày 25 tháng 4 năm 1999

Trên thực tế, nhóm Pháp Luân Công có thể là nhóm đầu tiên ở Trung Quốc kiên trì tìm kiếm công lý cho quyền tự do tín ngưỡng của họ trong hai thập kỷ qua.

Ngày 23 tháng 4 năm 1999, cảnh sát Thiên Tân bắt giữ hàng chục học viên Pháp Luân Công. Hai ngày sau đó, khoảng 10.000 học viên từ các vùng lân cận Bắc Kinh đã kháng cáo bên ngoài Văn phòng Kháng cáo của Quốc vụ viện ở Bắc Kinh. Cuộc thỉnh nguyện của họ diễn ra ôn hòa – không có khẩu hiệu hay biểu ngữ; họ chỉ đứng trên vỉa hè, không la hét, không có hành động gì.

Họ chỉ yêu cầu chính quyền ba điều: 1) thả các học viên Thiên Tân bị bắt; 2) trả lại môi trường bình thường để mọi người tu luyện Pháp Luân Công; 3) cho phép các sách Pháp Luân Công được xuất bản qua các kênh bình thường. Sau đó, Thủ tướng Trung Quốc đã có cuộc đàm thoại với đại diện của các học viên và đưa ra những phản hồi tích cực. Sau đó, các học viên đã rời đi và sự kiện khép lại trong hòa bình. Đây là “Cuộc thỉnh nguyện Hòa bình ngày 25 tháng 4”.

Tuy nhiên, ngày 20 tháng 7 năm 1999, ĐCSTQ đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công và kéo dài cho đến ngày nay. Kể từ đó, các học viên Pháp Luân Công đã nỗ lực không mệt mỏi để bảo vệ quyền lợi của họ. Họ kiên trì thực hiện điều này không chỉ vì bản thân họ, mà còn để công chúng có quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng và tự do ngôn luận.

ĐCSTQ cho nó quyền quyết định có cho người dân tự do hay không. Nhưng có lên tiếng bảo vệ quyền tự do của chính mình hay không lại tùy thuộc vào mỗi người.

Bài viết này chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/4/25/441689.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/4/27/200079.html

Đăng ngày 02-05-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share