Bài viết của Đức Thúc

[MINH HUỆ 20-03-2022] Trước đây, tôi thường nghe người già nói xã hội bại hoại thì đủ thứ hỗn loạn sẽ xảy ra. Trong những dấu hiệu cho thấy sự bại hoại, thì điều tệ nhất là khi “tăng nhân và đạo sỹ bị bức hại”, nghĩa là những người có đức tin bị đàn áp vì tin vào các giá trị truyền thống thay vì hệ tư tưởng giả-ác-đấu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Đáng buồn thay, đây lại là thực trạng đang xảy ra ở Trung Quốc. Trong 23 năm qua, hàng chục triệu học viên Pháp Luân Công ôn hòa đã bị bức hại vì tin vào Chân-Thiện-Nhẫn. Khi những giá trị phổ quát này bị đả kích, người người đều trở thành nạn nhân.

Chạm trán với lưu manh

Vì tu luyện Pháp Luân Công mà năm 2008, tôi bị bắt và bị giam vào một trại tạm giam. Ở đó, tôi gặp một tên côn đồ tên là Minh. Các lính canh gọi cậu ấy là kẻ vô lại vì cậu ta không quan tâm đến bất cứ điều gì và đánh nhau rất nhiều.

Khi nghe tin tôi bị giam giữ vì tu luyện Pháp Luân Công, Minh rất tôn trọng tôi. Cậu ấy nói: “[Các học viên] Pháp Luân Công đều là những người dũng cảm không cúi đầu trước áp lực!” Tôi biết cậu ấy hiểu điều này bởi vì các học viên bị giam giữ ở đó trước tôi hẳn đã giảng chân tướng rất tốt. Dưới ảnh hưởng của Minh, một số côn đồ khác trong phòng giam cũng đối xử tốt với tôi.

Thỉnh thoảng, tôi nói chuyện với họ về văn hóa truyền thống Trung Hoa và các học viên Pháp Luân Công áp dụng nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn trong cuộc sống hàng ngày như thế nào.

Tôi nói: “Minh, cháu biết cháu mới được làm cha, nhưng đứa con cháu mới sinh của cháu, từ khi sinh ra vẫn chưa được gặp cháu. Có lẽ đã đến lúc cháu phải nghĩ đến tương lai của mình và có kế hoạch chăm sóc gia đình.”

Minh ngượng ngùng gãi đầu nói: “Cả đời này, chưa có ai nói với cháu như vậy cả. Nếu cháu được nghe điều này sớm hơn, mẹ cháu đã không tức cháu đến mức phải chết. Được rồi. Cháu sẽ nghe lời chú, cháu hứa với chú.”

Những tên côn đồ khác cũng thay đổi. “Nếu chúng tôi biết về những điều này, chúng tôi đã không phải ở đây,” một người trong bọn họ nói.

Một tên côn đồ khác là Nam. Tôi sống cạnh nhà bà ngoại của cậu ấy nên tôi biết bố mẹ cậu ấy và cậu ấy.

Cậu nói: “Chú ơi, cháu đã sai. Khi chú được thả, liệu chú có thể nói với bố cháu rằng cháu đã làm những điều vô cùng sai trái và sẽ hứa sẽ thay đổi không ạ? Hy vọng bố cháu sẽ có tiền để bảo lãnh cho cháu.”

Cậu nói thêm: “Nhưng ngay cả khi bố cháu không bảo lãnh và cháu phải ngồi tù, cháu vẫn sẽ thay đổi.”

Một tháng sau, tôi được thả và tìm đến bố của Nam. Vì thất vọng về những gì Nam đã làm, bố cậu gần như đã bỏ rơi cậu. Khi tôi nói với ông về những lời của con trai ông, ông hết sức ngạc nhiên và nói: “Thật sao? Nó thực sự đã nói như vậy sao? Chuyện gì đã xảy ra thế?“

Tôi đã nói với bố của Nam về Pháp Luân Công và việc các học viên áp dụng nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn như thế nào trong cuộc sống.

Ông nói: “Đúng vậy, nếu mọi người đều làm được như thế thì tôi dám chắc thế giới sẽ tốt đẹp hơn nhiều.”

Sau đó, mẹ của Nam đề nghị tôi dạy bà ấy luyện Pháp Luân Công. Tuy nhiên, cuộc bức hại vẫn đang diễn ra khốc liệt, bà ấy chỉ luyện có sáu tháng rồi dừng lại.

Từ gia đình đến xã hội

Câu chuyện của Minh và Nam khiến tôi phải suy nghĩ. Trẻ em là tương lai của xã hội. Nhưng không có giá trị truyền thống, những người trẻ tuổi như Minh và Nam có thể chỉ quan tâm đến bản thân và hầu như không quan tâm đến người khác. Chúng có thể dần trở thành vấn đề nhức nhối của bậc phụ huynh, cuối cùng cha mẹ và con cái thậm chí có thể coi nhau như kẻ thù.

Tình huống này có thể giải thích tại sao Pháp Luân Công rất quan trọng đối với xã hội của chúng ta. Pháp Luân Công được Sư phụ Lý Hồng Chí truyền ra công chúng vào năm 1992, và nhanh chóng thu hút nhiều người theo học vì mang lại những lợi ích to lớn về thể chất và tinh thần cho người học. Khi mọi người nhận thấy Pháp Luân Công thực sự có thể giúp con người tốt hơn, họ đã chia sẻ với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm và những người khác, dẫn dắt xã hội đi theo hướng tích cực với một tương lai tươi sáng hơn.

Nhưng hệ tư tưởng cốt lõi của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) – là giả-ác-đấu – về cơ bản mâu thuẫn với các giá trị truyền thống, cũng như những lời giảng của Pháp Luân Công. Sau khi cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, vô số học viên đã bị phân biệt đối xử, bắt giữ, giam cầm, tra tấn, và thậm chí bị giết hại.

Kế hoạch của cộng sản khiến người dân phải trả giá đắt. Khi các cơ quan hành pháp bị lợi dụng để trấn áp những công dân vô tội chỉ vì muốn trở thành người tốt hơn, nhiều người chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân. Tình trạng này nhanh chóng dẫn đến đủ loại hỗn loạn trong xã hội – tình trạng lừa dối, tham lam, bạo lực, và nhiều hệ quả khác do suy thoái đạo đức xuất hiện ngày càng nhiều.

Từ xa xưa, các thế hệ đi trước luôn dặn dò thế hệ trẻ phải làm người tốt và ghi nhớ đạo lý “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”. Vì thế, nền văn minh mới được duy trì hàng nghìn năm. Nhưng khi ĐCSTQ hủy hoại văn hóa truyền thống qua các chiến dịch như Cách mạng Văn hóa, và bây giờ là cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công, thì về cơ bản, nó đang đưa Trung Quốc đến một tương lai bất ổn.

Trong quá khứ, các bậc tiền bối đã cảnh báo về một thời kỳ mà “tăng nhân và đạo sỹ bị bức hại”. Khi ĐCSTQ huy động công chúng, kể cả học sinh, tham gia vào các cuộc vận động lên án Pháp Luân Công và các đạo lý của Pháp Luân Công, về cơ bản nó đã dẫn mọi người lên con tàu sẽ chìm cùng với chính quyền của nó.

Nhiều khi, các học viên giải thích cho mọi người Pháp Luân Công và việc ĐCSTQ ngụy tạo thông tin để bôi nhọ môn tu luyện, mọi người đã thức tỉnh và xin lỗi. Nhiều người nói: “Giá như chúng tôi biết về những điều này sớm hơn – ĐCSTQ đã lừa mị chúng tôi.”

Trong các nền văn hóa, kẻ hành ác đều bị lịch sử đào thải. Chúng ta không thể không đồng ý rằng trong một xã hội mà Chân-Thiện-Nhẫn bị đả kích thì người người đều trở thành nạn nhân.

Để chặn đứng sự trượt dốc, chúng ta cần giúp nhiều người hơn biết điều gì đang thực sự diễn ra. Khi chân thành ủng hộ những người vô tội và tránh xa ĐCSTQ vì những tội ác của nó, chúng ta sẽ có thể đi đúng hướng, được phúc báo và có một tương lai tốt đẹp hơn.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/3/20/439779.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/3/21/199618.html

Đăng ngày 25-03-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share