Bài viết của Văn Hân
[MINH HUỆ 19-04-2022]Nhân kỷ niệm 125 năm ngày thành lập vào ngày 1 tháng 7 năm 2005, tạp chí Science đã công bố danh sách 125 câu hỏi quan trọng về khoa học. Trong đó, 46% về khoa học sự sống, 16% liên quan đến vũ trụ và trái đất, 14% về khoa học vật chất, và 9% về khoa học nhận thức. 15% còn lại là các câu hỏi về các chủ đề như toán học, khoa học máy tính, chính trị, kinh tế, năng lượng, môi trường và dân số.
Không thể coi nhẹ tầm quan trọng của khoa học sự sống. Thế kỷ 21 là thời đại của sinh học, bà Anne Glover nhận định vào năm 2012 trên cương vị Cố vấn Trưởng về Khoa học cho Chủ tịch Ủy ban Châu Âu vào thời điểm đó. Bà cho rằng thế kỷ 19 là thời đại của kỹ thuật; thế kỷ 20 là kỷ nguyên của hóa học, vật lý; còn hiện tại, “khoa học đời sống đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu”.
Các nhà khoa học Trung Quốc cũng đã nhận ra điều này. Giáo sư Tiền Học Sâm (钱学森, còn được biết đến với tên Hsue-Shen Tsien), cha đẻ của ngành vũ trụ học của Trung Quốc, tin rằng khoa học cơ thể người có thể sẽ là một làn sóng những đột phá khoa học mới có tầm quan trọng không kém gì cơ học lượng tử hay thuyết tương đối. Không giống như nhiều nhà lãnh đạo Trung Quốc khác, ông đề xuất một tư tưởng cởi mở đối với các môn khí công và y học cổ truyền Trung Quốc. Đặc biệt, ông khuyến khích các nhà khoa học thu thập dữ liệu quan sát về khí công để “xây dựng lý thuyết khoa học trong tương lai”.
Pháp Luân Đại Pháp, sau khi được hồng truyền ra công chúng vào năm 1992, đã nhanh chóng được đón nhận rộng rãi và trở nên phổ biến vì những lợi ích to lớn đối với tinh thần và thể chất con người. Ông Ngũ Thiệu Tổ (伍绍祖,Wu Shaozu), bấy giờ là Cục trưởng Tổng Cục Thể dục Thể thao, đã đến thành phố Trường Xuân ở tỉnh Cát Lâm, nơi khai sinh của Pháp Luân Đại Pháp, để nghiên cứu hiện tượng này. Vào thời điểm đó, khí công và khoa học con người thuộc quyền giám sát của cơ quan của ông Ngũ. Nhận thấy Pháp Luân Đại Pháp đã trở thành môn khí công phát triển nhanh nhất, các nhà khoa học và quan chức của Tổng cục Thể dục Thể thao đã tiến hành một số cuộc khảo sát và đưa ra đánh giá toàn diện về môn tập này.
Trong bài viết này, chúng tôi trình bày một số cuộc khảo sát lớn từ năm 1998 đến năm 2021 về tác dụng của Pháp Luân Đại Pháp, dựa trên các nguồn dữ liệu của bên thứ ba.
1998: Quảng Châu và Bắc Kinh
Trong cuộc đánh giá của Tổng cục Thể dục Thể thao, vào tháng 9 năm 1998, 9 chuyên gia y tế của cơ quan này đã tiến hành một cuộc khảo sát đối với 12.553 học viên Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Quảng Đông. Các học viên đến từ Quảng Châu, Phật Sơn, Trung Sơn, Triệu Khánh, Sán Đầu, Mễ Châu, Triều Châu, Yết Dương, Thanh Viễn, Thiều Quang, và các thành phố khác trong tỉnh.
Chủ đề khảo sát là “Điều tra dịch tễ học và phân tích tình huống”. Các chỉ số quan sát bao gồm tình trạng sức khỏe, thể trạng và tinh thần của các học viên Pháp Luân Công trước và sau khi tu luyện.
Trong số 12.553 người tham gia, 27,9% là nam và 72,1% là nữ. Tỷ lệ phân bố theo độ tuổi là 48,4% dưới 50 tuổi và 51,6% trên 50 tuổi. Ngoài ra, 10.475 người tham gia (hoặc 83,4%) mắc một hoặc nhiều bệnh. Sau một thời gian (từ hai tháng đến ba năm) tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, sức khỏe được cải thiện đáng kể, trong đó 77,5% người tham gia đã hồi phục rõ rệt hoặc hoàn toàn và 20,4% đang hồi phục. Nói cách khác, 97,9% (77,5% + 20,4%) trong số những người tham gia đã được cải thiện sức khỏe nhờ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Khoảng một tháng sau, một cuộc khảo sát khác đã được tiến hành tại Bắc Kinh và được thực hiện bởi các chuyên gia y tế từ Trường Đại học Y khoa Liên hiệp Trung Quốc, Đại học Y Bắc Kinh, Bệnh viện Đa khoa Cảnh sát Vũ trang Nhân dân Trung Quốc, Bệnh viện Tây Uẩn thuộc Học viện Y học Cổ truyền Trung Quốc và Bệnh viện Giải phóng Nhân dân Trung Quốc 304. Các học viên từ hơn 200 điểm luyện công ở quận Tây Thành, quận Sùng Văn, quận Đông Thành, quận Tuyên Vũ và quận Triều Dương đã tham gia cuộc khảo sát. Trong số 14.199 phiếu khảo sát được trả lời, có 12.731 phiếu có dữ liệu đầy đủ để phân tích.
Trong 12.731 phiếu khảo sát, 20% (2.547) người mắc một bệnh, 23,6% (3.004) người mắc hai bệnh và 49,8% (6.341) người đã mắc ba bệnh trở lên trước khi học Pháp Luân Đại Pháp. Như vậy, tổng cộng có đến 93,4% (11.892) người từng mắc bệnh. Trong đó, 58,5% (6.962) người đã hồi phục hoàn toàn, và 24,9% (2.956) người có tiến triển tốt sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Hiệu quả chữa bệnh tổng cộng là 99,1%. Ngoài ra, những học viên này đã tiết kiệm được tổng chi phí y tế hàng năm lên đến 41,70 triệu nhân dân tệ, tức khoảng 3.270 nhân dân tệ cho mỗi người.
2001: Nga
Một cuộc khảo sát các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Nga đã được tiến hành từ ngày 23 tháng 4 đến ngày 24 tháng 6 năm 2001. Cuộc khảo sát này do chuyên gia pháp y cấp cao Gurochkin của Bộ Nội vụ và bác sỹ Simingtanni, Chủ nhiệm Giám định Pháp y dẫn đầu. Các phương diện được khảo sát bao gồm bệnh sử, chỉ số sức khỏe trước và sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, và cuộc sống hàng ngày của các học viên.
Nhóm nghiên cứu đã áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên và khảo sát 12 trong số 32 học viên. Câu hỏi bao gồm a) tình trạng sức khỏe của các hệ thống và nội tạng trong cơ thể, b) tình hình khách quan và ý kiến chủ quan của người được hỏi, và c) trạng thái tinh thần của người được hỏi. Trong số 12 người tham gia (4 nam và 8 nữ), có 3 người dưới 40 tuổi và 9 người trên 40 tuổi.
Tất cả những người được hỏi này đều từng mắc bệnh nào đó trước khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, trong đó, 3 người bị rối loạn tiêu hóa (loét và viêm), 1 người bị rối loạn nội tiết, 1 người mắc bệnh đường hô hấp. Ngoài ra, 8 người trong số họ có áp lực công việc hoặc gia đình. Họ bị trầm cảm ở mức độ khác nhau và dễ mệt mỏi.
Trong số 12 người được hỏi, 9 người cho biết có tiến triển rất tốt trong vòng 8 tuần. Một cuộc kiểm tra y tế toàn diện cho thấy những người này không còn phàn nàn hay dấu hiệu bệnh lý nào, kết quả xét nghiệm máu và nước tiểu bình thường. Hơn nữa, họ có tinh thần ổn định với thái độ tích cực, dễ hòa đồng.
Nhóm nghiên cứu đã đưa ra các kết luận sau: a) Tỷ lệ chữa khỏi bệnh nói chung của Pháp Luân Đại Pháp là 75%, b) kiểm tra y tế cho thấy môn tu luyện này có những lợi ích lớn cả về tinh thần lẫn thể chất, và c) Pháp Luân Đại Pháp không có điểm có hại nào, mà an toàn cho người tập luyện.
(Còn nữa)
Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/4/18/441215.html
Bản tiếng Anh : https://en.minghui.org/html/articles/2022/4/19/199974.html
Đăng ngày 27-04-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.