Bài viết của Quy Chân, học viên Pháp Luân Đại Pháp tỉnh Sơn Đông

[MINH HUỆ 30-03-2020] Bà Hàn Dược Quyên, nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo quận Đông Sơn, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông đã bị kết án ba năm vào năm 2002 chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công. Bà nói với thẩm phán chủ tọa rằng án tù này là phi pháp và hô to ba lần câu “Pháp Luân Đại Pháp hảo”. Thẩm phán lập tức tăng mức án của bà lên thành sáu năm, bảo rằng mỗi lần hô “Pháp Luân Đại Pháp hảo” là tính thêm một năm tù nữa.

Ông Trương Kim Sinh, học viên Pháp Luân Đại Pháp ở huyện Thanh Nguyên, tỉnh Liêu Ninh bị kết án tám năm vì giúp người khác truy cập trang web Minh Huệ. Khi ông biện hộ rằng mình vô tội và nói “Pháp Luân Đại Pháp hảo” trước tòa, mức án của ông đã bị tăng lên thành 13 năm. Thẩm phán nói: “Mỗi từ trong câu ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo’ tương đương với thêm một năm tù nữa.”

Pháp Luân Đại Pháp, còn được gọi là Pháp Luân Công, một môn thiền định dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, bị bức hại ở Trung Quốc từ tháng 7 năm 1999. Trên đây chỉ là hai trong số rất nhiều ví dụ về các học viên vô tội bị kết án phi pháp chỉ vì thực hiện quyền tự do tín ngưỡng đã được hiến pháp thừa nhận. Nếu cuộc bức hại Pháp Luân Công vẫn tiếp tục như vậy, đối với mỗi người chúng ta cũng như đối với cả xã hội sẽ như thế nào?

* * *

Kiểu thái độ khiến cảm động nhân tâm chính là Chân, phẩm chất có thể sưởi ấm lòng người chính là Thiện, và loại cảnh giới có thể khiến người bội phục chính là Nhẫn. Chân-Thiện-Nhẫn là căn bản của sự tồn tại của sinh mệnh. Chỉ có tin vào Chân-Thiện-Nhẫn, chúng ta mới có thể kính úy Thần và tự ước thúc bản thân. Tựa như ngọn đèn sáng trong đêm, Chân-Thiện-Nhẫn thắp sáng cả thế giới và mang đến quang minh cùng hy vọng.

Làm người lấy thành tín làm gốc rễ. Từ cổ chí kim, có bao nhiêu tiên nhân, hiền triết đã dùng hành động của bản thân để cho chúng ta thấy uy lực của sự thành tín. Trong thế giới hiện đại của chủ nghĩa duy vật ngày nay, những quan niệm như “tiền bạc là trên hết” và “tiền bạc là toàn năng” dường như đã trở thành chân lý. Mọi người đều vì tiền tài mà không ngừng bôn ba, khi đối diện với lợi ích thì thành tín được coi là gì đây? Dục vọng lấn át thành tín, khiến lòng tham phóng đại. Luận văn giả trở thành phong trào, ngay cả nghiên cứu và xuất bản khoa học, một lĩnh vực vốn có mức độ nghiêm ngặt cao nhất, cũng bị gian lận xâm lấn. Bất cứ ai không chịu trôi theo dòng – cho dù là nhà nghiên cứu, học giả hay bác sỹ – cũng sẽ mất cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.

Tuy nhiên, nếu không có thành tín và chính trực, bác sỹ có thể biến công cụ phẫu thuật thành con dao đồ tể “giết người theo nhu cầu để lấy nội tạng cấy ghép, giáo viên thay vì dạy lẽ phải lại có thể tẩy não học sinh bằng những điều dối trá, luật sư có thể làm trái lương tâm mình để tìm cầu lợi ích, thương nhân có thể bán sản phẩm pha tạp chất hoặc hàng giả như gạo độc, sữa bột trẻ em độc hại và nhiều sản phẩm khác nữa. Chính vì vậy, thế giới chúng ta cần Chân-Thiện-Nhẫn.

Thiện lương là vàng quý trong sinh mệnh. Thiện lương là khi cơ hàn, khốn khó, có người mang cho bạn bát cháo nóng; thiện lương là trong giống tố bão bùng, có người đưa cho bạn chiếc ô; thiện lương là khi rơi vào vực sâu, có người chìa ra đôi tay mạnh mẽ kéo bạn thoát khỏi hiểm nguy…

Thiện lương là mùa xuân vĩnh hằng, là ngọn đèn sáng trong đêm, là ánh dương của thế giới tinh thần, là ngôi sao vạn cổ soi sáng. Đại Pháp Chân-Thiện-Nhẫn dạy ta làm người như thế nào, tịnh hóa tâm linh và thân thể, giải khai những nghi hoặc về nhân sinh, khiến ta minh bạch ý nghĩa nhân sinh. Dưới sự bảo hộ của Sư tôn, hạt giống thiện từ lâu bị phong kín trong tâm đã mọc rễ, đâm chồi. Tri ân báo đáp là mỹ đức trong truyền thống của dân tộc Trung Hoa. Nếu như ân nhân, ân sư của bạn bị người ta vu hại, bôi nhọ, bạn liền đứng ra nói lời công đạo; đây mới là lương tri tối căn bản của một người bình thường.

Chân-Thiện-Nhẫn là giá trị phổ quát toàn thế giới, đáng được mỗi người chúng ta dùng sinh mệnh để bảo vệ. Người xưa có câu “Chịu ơn một giọt, báo đáp một dòng”. 30 năm kiên định, không bị khuất phục trước cường quyền, không sợ bị cười nhạo, chỉ để nói với thế nhân chân tướng rằng, Trung Cộng vu khống, hãm hại Pháp Luân Công chính là tội ác; Pháp Luân Đại Pháp là chính Pháp; thế giới cần Chân-Thiện-Nhẫn.

Khoan dung là chính là đạo, biển nạp trăm sông, dung chứa vạn vật mà thành to lớn, khoan dung người khác cũng là thiện đãi chính mình. Pháp Luân Công vô cớ bị Trung Cộng phỉ báng, phát tán vu khống độc địa khắp thế giới. Từ ngày 20 tháng 7 năm 1999 đến nay, học viên Pháp Luân Công luôn kiên trì dùng phương thức hòa bình và lý tính mà giảng chân tướng cho chính phủ và người dân, không đối kháng bằng bạo lực, không trả thù cực đoan, đã thể hiện tâm đại thiện đại nhẫn của đệ tử Đại Pháp. Cho dù bị đối xử bất công, Sư tôn vẫn một mực dặn đệ tử: bất kể người khác đối với chúng ta như thế nào, chúng ta cũng không được đối đãi với họ giống như thế; làm việc gì trước tiên phải nghĩ đến người khác, gặp vấn đề phải tìm nguyên nhân ở bản thân. Tấm lòng khoan dung độ lượng từ bi ấy khiến thiên địa quỷ thần cũng phải cảm động. Thế giới cần tôn trọng Chân-Thiện-Nhẫn.

Tu luyện Chân-Thiện-Nhẫn có tội chăng? Không có tội nào cả, mà chỉ có thể mang lại cho thế giới này dòng nước trong mát, mang lại chính khí và hy vọng tốt đẹp nhất. Chân-Thiện Nhẫn khiến người lạc lối tìm lại được con đường chính đạo để về nhà.

Tín ngưỡng vào Chân-Thiện-Nhẫn là vô tội. Có chân thành sẽ không có gì phải hối hận; có thiện tương mới có hạnh phúc; có khoan dung mới có an lạc.

Cuộc bức hại đối với Chân-Thiện-Nhẫn đang diễn ra ở Trung Quốc có liên quan đến tất cả chúng ta. Giữ gìn thiện lương cũng chính là cứu vớt chính mình.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/3/30/439756.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/4/5/199803.html

Đăng ngày 08-04-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share