Bài viết của Thư Thanh

[MINH HUỆ 07-04-2021] Từ khi lên nắm quyền năm 1949, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã nhiều lần tàn phá đất nước Trung Hoa. Ví dụ, Cách mạng Văn hóa (1966-1976) đã xóa bỏ các giá trị truyền thống, Vụ Thảm sát Thiên An Môn (1989) đã phá hủy giấc mơ dân chủ của người dân, và cuộc bức hại Pháp Luân Công (1999-nay) đã khiến mọi người ly xa Chân-Thiện-Nhẫn.

Đánh mất niềm tin

Năm 1989 là thời khắc đặc biệt của Trung Quốc. Một mặt, cải cách kinh tế và đầu tư nước ngoài mang lại nhiều chuyển biến tích cực. Mặt khác, giới trí thức và công chúng Trung Quốc đã cảm nhận được sự kìm kẹp của hệ thống chính trị. “Phản đối trục lợi và phản đối tham nhũng” đã trở thành lời kêu gọi của các sinh viên đại học.

Nhiều sinh viên dưới ảnh hưởng của nền giáo dục duy tâm, không thể nhận ra bản chất thực sự của ĐCSTQ. Với ý thức trách nhiệm với xã hội và quốc gia, họ đã đi đòi dân chủ và tự do, vì thế mà vô tình khiến họ đối đầu với ĐCSTQ. Suy cho cùng, đối thoại và thảo luận chỉ tồn tại ở các xã hội dân chủ. Đối với một chế độ toàn trị như ĐCSTQ, ủng hộ dân chủ đồng nghĩa với phế truất quyền lực của nó.

Phong trào sinh viên không có gì xa lạ đối với ĐCSTQ. Để duy trì sự cai trị của nó, từ năm 1898, chính quyền ĐCSTQ đã coi những sinh viên biểu tình ôn hòa trên Quảng trường Thiên An Môn là những kẻ bạo loạn và điều động quân đội và xe tăng để dẹp bỏ cuộc biểu tình này.

Nhiều sinh viên và công dân Trung Quốc cảm thấy khó hiểu: tại sao một phong trào ôn hòa có thể giải quyết bằng đối thoại lại biến thành một vụ thảm sát? Song, họ đã học cách tự kiểm duyệt và tránh những chủ đề có thể mang lại rắc rối cho bản thân. Khi từ bỏ chủ nghĩa lý tưởng và ý thức trách nhiệm đối với xã hội, họ chuyển hướng sang những thứ đơn giản có lợi cho bản thân. Vì vậy, nhiều trí thức đã ra nước ngoài, kinh doanh, hoặc tìm cách khác để làm giàu.

Mặt khác, ĐCSTQ cũng nhận ra các cuộc tẩy não trước đây khiến sinh viên “yêu nước” đến mức quan tâm quá sâu sắc đến các vấn đề quốc gia. Để tránh lặp lại tình trạng này trong tương lai, ĐCSTQ đã thay đổi trọng tâm giáo dục. Thay vì đẩy mạnh chủ nghĩa duy tâm, sinh viên bị định hướng theo hướng nghĩ về lợi ích của bản thân nhiều hơn.

Vài năm sau Vụ Thảm sát Thiên An Môn năm 1989, Trung Quốc ngừng tìm việc cho những sinh viên mới tốt nghiệp đại học, ngày nay họ phải tự kiếm việc làm. Nhiều đơn vị thuộc sở hữu nhà nước cũng ngừng cấp căn hộ cho nhân viên của họ. Do đó, sinh viên đại học phải bận rộn tìm việc làm và cố gắng kiếm đủ tiền để mua nhà ở thương mại, khiến họ không còn thời gian để lo lắng cho đất nước. Khi họ ngày càng coi trọng bản thân và hướng tới tiền bạc, toàn bộ xã hội bị đẩy ra khỏi chủ nghĩa lý tưởng và đức tin, thay vào đó thu hút sự chú ý ngắn hạn và hướng về một cuộc sống thoải mái.

Đánh mất lương tâm

Cùng với sự kiện Bức tường Berlin sụp đổ năm 1989 và Liên Xô tan rã năm 1991, Chiến tranh Lạnh đã kết thúc và Chủ nghĩa Cộng sản bị xóa sổ trên khắp lục địa Âu-Á, ngoại trừ Trung Quốc và một số đồng minh nhỏ. Các thủ đoạn nêu trên của ĐCSTQ mặc dù tạm thời đã xoa dịu bất mãn của người dân đối với chủ nghĩa cộng sản, nhưng nó đẩy người dân Trung Quốc vào vòng xoáy kiếm tiền, đi tìm khoái cảm, dục vọng, cờ bạc và mà túy trong chiếc hộp Padora.

Trong bối cảnh này, vào tháng 5 năm 1992, Pháp Luân Công, môn tu luyện cổ xưa giúp nâng cao tinh thần và cải thiện sức khỏe, đã được hồng truyền ra công chúng, dạy con người sống theo Chân – Thiện – Nhẫn. Thông qua con đường truyền khẩu, số người biết đến Pháp Luân Công ngày càng nhiều. Theo dữ liệu của Bộ Công an Trung Quốc, tính đến tháng 7 năm 1999, có khoảng 70 đến 100 triệu học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Vào thời điểm đó, các quan chức cấp cao cũng ca ngợi môn tu luyện này. Kiều Thạch (乔石), cựu Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, với sự tán thành của hơn 100 quan chức cấp cao khác, đã tiến hành một cuộc khảo sát vào nửa cuối năm 1998. Dựa trên kết quả khảo sát, họ đã đệ trình một báo cáo lên Bộ Chính trị, nói rằng “Pháp Luân Công đối với quốc gia và dân chúng chỉ có trăm điều lợi mà không có lấy một điều hại”. Một cuộc khảo sát do Tổng cục Thể thao Nhà nước thực hiện cũng cho thấy 98% người tham gia khảo sát đã cải thiện sức khỏe sau khi tập Pháp Luân Công.

Bất chấp những báo cáo ​​tích cực về Pháp Luân Công, lãnh đạo tối cao của ĐCSTQ, bấy giờ là Giang Trạch Dân, vẫn quyết định bức hại môn tu luyện này vào tháng 7 năm 1999. Ông ta ra lệnh cho tất cả các phương tiện truyền thông và lực lượng cảnh sát vu khống Pháp Luân Công, đồng thời theo dõi, bắt giữ và giam cầm các học viên. “Tôi không tin ĐCSTQ không thể đánh bại Pháp Luân Công”, ông ta tuyên bố tại một Hội nghị Công tác Trung ương của ĐCSTQ.

Giang vươn lên vị trí lãnh đạo tối cao nhờ cuộc đàn áp phong trào dân chủ của sinh viên năm 1989. Ông ta xem cuộc bức hại Pháp Luân Công là cơ hội để củng cố uy tín của mình trong hệ thống phân cấp quyền lực của ĐCSTQ. Tuy nhiên, vì sự phổ biến rộng rãi của Pháp Luân Công, ngay từ đầu, cuộc bức hại đã không được ủng hộ rộng rãi. Để thúc đẩy cuộc bức hại, Giang và phụ tá của ông ta là La Cán đã dàn dựng Vụ tự thiêu giả trên Quảng trường Thiên An Môn nhằm bôi nhọ Pháp Luân Công. Khi liên tục tuyên truyền kích động thù ghét trên các phương tiện truyền thông tin tức, giáo dục, văn học, giải trí và các lĩnh vực khác, họ đã khiến công chúng sinh lòng thù hận đối với Pháp Luân Công và đẩy cuộc bức hại lên một cấp độ mới.

Để thúc đẩy cuộc bức hại, Giang và bè lũ của ông ta đã mua chuộc các quan chức bằng sự thăng tiến trong chính trường, tiền bạc và tham nhũng. Người nào hưởng ứng cuộc bức hại sẽ được khen thưởng bằng việc thăng cấp. La Cán, Chu Vĩnh Khang và các quan chức khác đã được Giang đề bạt vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ. Khi lạm dụng hệ thống luật pháp, chính trị và hệ tư tưởng để bức hại Pháp Luân Công, ĐCSTQ đẩy Trung Quốc vào tình trạng hỗn loạn vô pháp luật. Quyền lực của nhà nước trở thành công cụ cá nhân để chính quyền của Giang bức hại Pháp Luân Công.

Theo thời gian, hiệu suất làm việc của công nhân viên chức, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, thu nhập cá nhân của người dân, thậm chí cả điểm số của học sinh đều liên quan trực tiếp đến thái độ của họ đối với Pháp Luân Công. Điều này dẫn đến sự suy thoái đạo đức chưa từng có trong nước. Các quan chức lợi dụng quyền lực để giữ chân các nhân tình, và dân thường tìm cách kiếm lợi riêng cho mình bằng dối trá và gian lận.

Trong quá khứ, giáo viên, bác sỹ, và thẩm phán được xem là những nghề danh giá nhất, bởi có liên quan mật thiết đến sự chính trực, sự lành mạnh và tương lai của xã hội. Nhưng với sự tàn phá mới này, giáo viên tìm kiếm những “khoản thu nhập xám” để kiếm được nhiều tiền hơn thay vì làm hình mẫu cho học sinh. Bác sỹ cũng thao túng hệ thống y tế để kiếm thêm tiền thưởng thay vì đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân. Nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công đã biến công nghệ hiện đại thành các cửa hàng bán thịt. Thẩm phán, những người bảo vệ luật pháp và nhân quyền, giờ đây trở thành thủ phạm chính gây ra một trong những vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất trong lịch sử hiện đại – cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Hy vọng nhỏ bé của xã hội

Khi lòng tốt và lương tâm bị đánh mất, mọi người trong xã hội đều trở thành nạn nhân.

Năm 2006, một bà lão ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, bị ngã ở bến xe buýt. Anh Bành Vũ (彭宇) tới đỡ bà dậy và đưa bà vào viện để điều trị. Nhưng sau đó, bà lão lại cho rằng Bành Vũ đã đụng ngã bà và yêu cầu anh phải bồi thường. Cuối cùng, việc này đã được đưa ra tòa. Dựa trên phân tích về “kinh nghiệm sống hàng ngày” và “lý luận xã hội”, thẩm phán tuyên bố Bành Vũ “nếu làm điều tốt vì dũng cảm trượng nghĩa, thì cách tiếp cận thực tế hơn lẽ ra nên là bắt kẻ đã xô ngã nguyên đơn, chứ không phải chỉ đỡ bà cụ đứng dậy vì lòng tốt.” Cuối cùng, thẩm phán đã phán quyết Bành Vũ phải bồi thường 45.000 nhân dân tệ (khoảng 160 triệu VNĐ). Vụ việc này trở nên đình đám ở Trung Quốc và gây tranh luận sôi nổi. Các phụ huynh kể lại câu chuyện cho con mình và dặn dò: “Khi thấy người già ngã trên đường, con cũng không được đỡ dậy. Nếu không, con sẽ bị tống tiền.” Kể từ đó, ở Trung Quốc Đại Lục liên tiếp xảy ra những trường hợp các cụ già ngã mà không ai dám đỡ dậy. Thế giới bên ngoài nói chung cho rằng những bi kịch như vậy là do “Vụ án Bành Vũ” ở Nam Kinh.

Bé gái hai tuổi Duyệt Duyệt (悦悦) bị một chiếc ô tô đâm phải ở Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông vào ngày 13 tháng 10 năm 2011. Người lái xe thậm chí còn cố ý cán qua người cô bé lần thứ hai. Có tổng cộng 18 người đi bộ đi ngang qua hiện trường, nhưng không ai bước đến giúp em. Cuối cùng, có người đã giúp đỡ, nhưng quá muộn và Duyệt Duyệt đã chết sau đó tám ngày.

Một cuộc khảo sát cho thấy hiện tượng thờ ơ với xã hội như vậy là do “cảm giác mất an toàn”. Nhưng điều đó có nghĩa là gì? Trong một xã hội mà hệ thống công lý và pháp luật bị thao túng để nhắm vào người vô tội, khi mọi người chọn cách thừa nhận cuộc bức hại sai trái đối với Pháp Luân Công, khi các học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ, giam cầm, và tra tấn vì đức tin của họ, vì trở thành người tốt, thì cuối cùng tất cả mọi người đều trở thành nạn nhân.

ĐCSTQ coi “duy trì sự ổn định” là mục tiêu trọng nhất. Với tư tưởng đó, bất kỳ ai bị xem là “mối đe dọa” đối với “sự ổn định” đều có thể trở thành mục tiêu. Những “mối đe dọa” này bao gồm các luật sư nhân quyền, những công dân lên tiếng đòi quyền cơ bản của mình, cán bộ quân đội về hưu, nạn nhân bị phản ứng do thuốc giả hay vắc-xin, thậm chí cả người dân kêu cứu trong giai đoạn đóng cửa cách ly hiện nay.

Với mạng lưới giám sát khổng lồ, công nghệ nhận dạng khuôn mặt tinh vi và các công cụ kiểm duyệt internet tiên tiến, bất kỳ ai cũng có thể trở thành nạn nhân tiếp theo của ĐCSTQ tàn bạo. Không có ngoại lệ.

Ở thời khắc quan trọng này của lịch sử, tìm lại lòng tốt và lương tâm là điều quan trọng hàng đầu. Khi quay trở lại với những giá trị truyền thống, chúng ta mới có thể tìm thấy con đường hướng tới một tương lai tươi sáng.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/4/7/439758.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/4/18/199957.html

Đăng ngày 27-04-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share