Bài viết của Chương Thế Minh

[MINH HUỆ 09-03-2022] Kể từ khi thành lập, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tuyên bố là phục vụ nhân dân Trung Quốc. Song, tuyên bố đó chỉ “đúng” trong cuốn sách lịch sử được ĐCSTQ phê duyệt, hòng bóp méo sự thật và tẩy não người Trung Quốc hết thế hệ này đến thế hệ khác.

Chẳng hạn, Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai, từ năm 1937 đến năm 1945. Mao Trạch Đông đã nêu rõ trong bài phát biểu: “Tình hình và chính sách của chúng ta sau chiến thắng kháng Nhật” (đăng trong Tập IV của cuốn Mao tuyển hay Tác phẩm chọn lọc của Mao Trạch Đông), “Thành quả của thắng lợi trong Kháng chiến nên thuộc về ai? Điều đó rất hiển nhiên. Lấy cây đào làm ví dụ… Tưởng Giới Thạch ngồi xổm trên núi không xách một xô nước nào, vậy mà bây giờ ông ta lại vươn tay từ xa để hái đào. “Mao viết,” Chúng tôi đã phản bác ông ta trên báo chí. Chúng tôi nói: ‘Ông chưa từng xách nước thì ông không có quyền hái đào.’”

Trong khi Mao tuyên bố trong bài phát biểu rằng Tưởng Giới Thạch và Quốc Dân đảng (Kuomintang, KMT) không chiến đấu chống lại những kẻ xâm lược trong chiến tranh, và rằng ĐCSTQ xứng đáng được ghi nhận tất công lao, thì điều ngược lại mới là đúng. Dưới đây là lý do.

Không một anh hùng chiến tranh Trung-Nhật nào có tên trên Đài tưởng niệm Anh hùng Nhân dân

ĐCSTQ rất giỏi sử dụng tuyên truyền để tẩy não dân chúng. Từ học sinh tiểu học đến người già, ai cũng được nghe kể (qua sách giáo khoa, báo chí, phim ảnh, sau này là truyền hình và Internet) rằng ĐCSTQ vĩ đại như thế nào trong việc giải phóng người dân Trung Quốc khỏi “vực thẳm của sự khốn cùng trong xã hội cũ.”

Về chủ đề Chiến tranh Trung-Nhật, ĐCSTQ đã sản xuất nhiều bộ phim để ca ngợi “chiến công” của ĐCSTQ trong việc “đánh bại quân xâm lược”, đặc biệt là trong những năm gần đây, như những bộ phim Chiến tranh MìnChiến tranh địa đạo và Chiến tranh Du kích Đường sắt.

Những bộ phim này đôi khi có một số nội dung phi lý như: “Ông tôi bị giết từ năm 9 tuổi [khi đang làm việc cho ĐCSTQ].” “Một anh hùng [ĐCSTQ] bắn và giết được một xạ thủ súng máy Nhật Bản từ cách đó 400km (hoặc 250 dặm).” “Một anh hùng nữa [của ĐCSTQ] có lần phá hủy một chiếc máy bay bằng lựu đạn.”

Khi ngày càng nhiều người Trung Quốc có thể truy cập Internet, mọi người dần dần đã biết đến vai trò của Quốc Dân Đảng cuộc chiến với quân đội Nhật Bản. Trước tình huống này, ĐCSTQ cũng bóng gió nói đến vai trò của Quốc Dân Đảng trong một số bộ phim mới sản xuất. Tuy nhiên, cũng không ngoại lệ, ít nhất một sỹ quan ĐCSTQ đã được đưa vào làm nhân vật chủ chốt của ban chỉ huy quân đội Quốc Dân Đảng. Chiêu này là nhằm cài vào thông điệp rằng: “Đúng là Quốc Dân Đảng đã lãnh đạo cuộc chiến chống Nhật, nhưng họ đã không thành công nếu không có ĐCSTQ!”

Lạ thay, các bộ phim về chiến tranh Trung-Nhật đã kể về bao nhiêu “anh hùng”, nhưng không một anh hùng nào được ghi trên Đài tưởng niệm các Anh hùng Nhân dân trên Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh. Nếu ĐCSTQ thực sự đã chiến đấu hết mình trong chiến tranh, thì nó đã có những anh hùng thực sự được khắc tên trên đài kỷ niệm.

Sự thật tự lên tiếng

Theo Điều 19 của Luật Lưu trữ Trung Quốc, “Các tài liệu lưu trữ ở các kho lưu trữ của Nhà nước thường sẽ được công khai khi hết thời hạn 30 năm kể từ ngày ban hành”. Đã hơn 70 năm trôi qua kể từ khi nắm quyền, nhưng ĐCSTQ vẫn giữ bí mật tuyệt đối với toàn bộ số tài liệu này.

Điều này cho phép dối trá tiếp tục tồn tại. Ví dụ, năm 1995, một Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương “khẳng định rằng Đảng Cộng sản và binh lính cùng dân thường do Đảng lãnh đạo trong các vùng căn cứ sau lưng kẻ thù là trụ cột trong chiến tranh chống Nhật.”

Nhưng dữ liệu lịch sử chỉ ra điều khác. Trước hết, khi cuộc chống Nhật bắt đầu, quân đội Quốc Dân Đảng có 2,7 triệu binh sỹ, trong khi Hồng quân của ĐCSTQ ở Diên An xa xôi chỉ có khoảng 20.000 binh sỹ. Tỷ lệ là 135:1. Trong trận Thượng Hải (từ tháng 8 đến tháng 11 năm 1937), 700.000 lính Quốc Dân Đảng giao chiến với 500.000 lính Nhật Bản trong ba tháng. Đây là một trong những trận đánh lớn nhất và đẫm máu nhất của cuộc chiến, đã phá vỡ kế hoạch đánh chiếm toàn bộ Trung Quốc trong nhiều tháng của Nhật Bản. Vào thời điểm đó, khoảng 20.000 quân Hồng quân còn ở cách đó khoảng 1.600 km.

Số liệu cũng cho thấy bằng chứng về con số thương vong. Theo Bộ Quốc phòng Đài Loan, từ tháng 7 năm 1937 đến tháng 8 năm 1945, Quốc Dân Đảng đã tiến hành 22 trận đánh lớn và 1.117 trận đánh quan trọng, với số thương vong lên đến 3,22 triệu người, trong đó, 226 tướng lĩnh đã hy sinh trong chiến tranh. Mặt khác, ĐCSTQ ước tính chỉ có 35 triệu người Trung Quốc thương vong, bao gồm 3,8 triệu quân nhân. Mặc dù không khác biệt so với con số của Quốc Dân Đảng, nhưng ĐCSTQ chỉ đưa ra những con số mơ hồ mà không phân tích được con số thương vong theo cấp bậc.

Các dữ liệu khác cũng đưa ra kết luận tương tự. Nghiên cứu của tờ báo Nhật Bản Yomiuri Shimbun cho thấy quân số Nhật Bản thiệt mạng ở Trung Quốc là khoảng 700.000 người, tổng số tử vong của quân đội Nhật Bản trong Thế chiến II là khoảng 1,85 triệu người. Trong số 129 quan chức cấp cao của Nhật Bản đã hy sinh trong chiến tranh, chỉ có 3 người chết khi chiến đấu với ĐCSTQ, trong khi 126 người còn lại đã chết trong các trận chiến với Quốc Dân Đảng.

Hai trận chiến duy nhất có sự hiện diện của ĐCSTQ là Trận Bình Hình Quan năm 1937 và Chiến dịch 100 Trung đoàn năm 1940. Cả hai trận chiến này đều được ĐCSTQ công khai — và đôi khi phóng đại. Trong một thời gian dài, ĐCSTQ tuyên bố đã đánh bại hơn 10.000 lính Nhật trong trận Bình Hình Quan, sau đó lại thay đổi con số thành khoảng 1.000. Hồ sơ của quân đội Nhật Bản cho thấy thương vong chỉ hơn 200 người.

Hác Bách Thôn, phụ tá chính của Tưởng, sau này là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đài Loan từng nhận xét: “Trận Bình Hình Quan và Chiến dịch 100 Trung đoàn thường được ĐCSTQ coi là thành tích nổi bật nhất của họ. Nhưng so với toàn bộ cuộc chiến tranh [chống Nhật] thì chưa đến 1%.”

Hồ sơ ĐCSTQ

Nếu bằng chứng trên còn chưa đủ, thì cũng có thể thấy bằng chứng bổ sung từ hồ sơ của chính ĐCSTQ.

Ngày 24 tháng 1 năm 1961, khi đoàn đại biểu Nhật Bản, trong đó có Nghị sỹ Quốc hội Kuroda Hisao, sang thăm Trung Quốc và xin lỗi vì đã xâm lược Trung Quốc, Mao đã nhận xét như sau: “Tôi không nhìn nhận như thế. Thực tế việc các tư lệnh Nhật Bản chiếm hầu hết Trung Quốc đã dạy cho nhân dân Trung Quốc một bài học; nếu không thì… chúng tôi [Hồng quân] vẫn phải ở trên núi, không thể đến Bắc Kinh mà xem kinh kịch… Vì vậy, quân phiệt Nhật Bản, lũng đoạn tư bản đã làm một việc tốt, tôi tình nguyện cảm ơn quân phiệt Nhật Bản.“ (Mao Trạch Đông, Quyển 8)

Một cuộc đối thoại khác vào năm 1964 cũng giải thích thái độ của Mao. Vào ngày 10 tháng 7 năm đó, khi đại biểu của Đảng Xã hội Nhật Bản Sasaki xin lỗi về cuộc xâm lược trong chuyến thăm Trung Quốc, Mao lại một lần nữa bác bỏ điều đó: “Chúng tôi [ĐCSTQ] tại sao phải cảm ơn quân đội Nhật Bản? Chính là vì quân đội Nhật Bản đến, chúng tôi đánh nhau với quân đội Nhật thì mới hợp tác với Tưởng Giới Thạch. 25.000 quân, đánh tám năm, rồi chúng tôi lại phát triển lên 1,2 triệu lính, có căn cứ địa với 100 triệu nhân khẩu.” (Tư tưởng Mao Trạch Đông vạn tuế, 1969, trang 532-545, phiên bản 716 trang)

Theo Lý Nhuệ, thư ký của Mao, tướng Lâm Bưu của ĐCSTQ đã phải xin lỗi về trận Bình Hình Quan trong Hội nghị Lư Sơn năm 1959.

“Lâm: Chúng ta đã mất một số binh sỹ trong trận Bình Hình Quan. Đó là sai lầm của tôi.
Mao: Một số đồng chí nghĩ rằng quân đội Nhật Bản chiếm càng ít đất của Trung Quốc càng tốt. Sau này chúng ta đã thống nhất rằng yêu nước nghĩa là để Nhật Bản chiếm nhiều đất hơn; nếu không thì là yêu đất nước của Tưởng.”

Tương tự, Bành Đức Hoài, một nhà lãnh đạo chủ chốt chỉ đạo Chiến dịch 100 Trung đoàn, đã bị tấn công nhiều lần trong trận chiến. Trên thực tế, điều đó đã trở thành một trong những “tội ác” của ông đối với Mao. Cùng với các cáo buộc khác, ông đã bị kết án tù chung thân vào năm 1970 trong cuộc Cách mạng Văn hóa và chết trong tù bốn năm sau đó.

Peter Vladimirov, nhà ngoại giao và nhà báo Liên Xô được Quốc tế Cộng sản cử đến Diên An từ năm 1942 đến năm 1945, đã mô tả những gì ông chứng kiến trong Nhật ký Vladimirov.Ông viết: “Nguyên tắc của Mao là: Cuộc chiến này được phát động để bảo toàn sức mạnh của bản thân ông ta, chứ không phải để tiêu diệt kẻ thù. Để đạt được mục tiêu này, cần phải giảm sức chiến đấu và nhường thêm không gian cho kẻ thù.”

“Tại trụ sở Sư đoàn 120, trọng tâm thảo luận không phải về nhiệm vụ chiến đấu, tác chiến hay các vấn đề quân sự khác, mà là về cách kinh doanh và kiếm tiền. Tất cả những thứ này đều là thực hiện theo lệnh”, ông tiếp tục, “Ví dụ, các đơn vị của Quân đoàn 8 và Quân đoàn 4 mới đã được lệnh nghiêm ngặt không được tiến hành bất kỳ hoạt động chiến đấu mạnh mẽ nào chống lại quân Nhật. Nói tóm lại là cấm chiến đấu, nếu bị tấn công thì rút lui. Nếu có thể, sẽ có một hiệp định đình chiến.”

Tổng hợp lại, không khó để hiểu tại sao ĐCSTQ lại sử dụng chiến lược này để giành chính quyền, mà không đấu tranh cho lợi ích của người dân Trung Quốc như đã tuyên bố. Đó là lý do tại sao trên tượng đài tưởng niệm Anh hùng Nhân dân trên Quảng trường Thiên An Môn khắc những lời về cuộc nội chiến của Trung Quốc chống lại Quốc Dân Đảng, mà không đề cập đến Chiến tranh chống Nhật.

Sự thực dù sao vẫn là sự thực, sẽ không bởi tuyên truyền dối trá mà thay đổi. Hơn 70 năm đã qua, Trung Cộng thay trắng đổi đen, che giấu chân tướng lịch sử, thực sự đã khiến tư tưởng con người chất chứa đầy thù hận. Liễu giải được lịch sử chân thực, quan hệ giữa hiện tại và tương lai, để trả lại chân tướng nguyên vẹn, thoát khỏi những dối trá, tìm về chân tướng lịch sử.

Việc ĐCSTQ che đậy đại dịch là một bài học cho thế giới. Sự bành trướng mạnh mẽ của chủ nghĩa cộng sản ở Hồng Kông cũng cho thấy những hậu quả nghiêm trọng. Bằng cách từ chối ĐCSTQ và trả lại lịch sử chân chính, chúng ta sẽ có được một bài học trong cuộc sống, và giúp các thế hệ tương lai đạt được hòa bình và thịnh vượng.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/3/9/439754.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/3/15/199541.html

Đăng ngày 21-03-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share