Bài viết của Hân Tịnh

[MINH HUỆ 10-02-2022] Tháng trước, bộ phim Sàn đấu sinh tử (Fight Club) của Hollywood năm 1999 đã được phát sóng trên Tencent, trang web video lớn nhất Trung Quốc. Người xem đã vô cùng sửng sốt khi thấy phần kết của bộ phim đã bị sửa đổi. Nguyên bản phần này là cảnh tòa nhà lớn nổ tung, còn phiên bản bị kiểm duyệt chỉ hiển thị một thông điệp rằng lực lượng cảnh sát chiến thắng, toàn bộ tội phạm đã bị bắt và tống vào tù hoặc bệnh viện tâm thần, và vụ nổ đã được ngăn chặn.

Điều này đã dấy lên sự bất mãn và phẫn nộ ở những người mê phim.

“Quá thô thiển!” một người viết trên mạng xã hội.

Một cư dân mạng khác nói thêm: “Hóa ra bọn họ không chỉ có thể xóa thông tin mà còn có thể thêm.“

Một người khác viết: “Đây là tẩy não không giới hạn.”

BBC cho biết, không có gì lạ khi các đài truyền hình của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kiểm duyệt mọi thứ vì lý do chính trị. “Chính quyền Trung Quốc dốc hết sức để đảm bảo chỉ những câu chuyện đã được phê duyệt mới được phép kể ở Trung Quốc… tạo ra một bầu không khí tự kiểm duyệt khiến các nhà làm phim không dám hoặc không thể chỉ trích quyết định của một chính phủ kiểm soát cuộc sống của hơn 1,4 tỷ người, và điều đó ngày càng chi phối cuộc đối thoại toàn cầu”, một bản tin vào tháng 8 năm 2000 của hội văn học và nhân quyền Ngòi bút Mỹ quốc (Pen American) với tiêu đề “Sản xuất tại Hollywood, kiểm duyệt bởi Bắc Kinh”.

Xu hướng này rất đáng báo động, vì nó gây ảnh hưởng không chỉ đến công dân Trung Quốc, mà cả người bên ngoài Trung Quốc. Bản tin cho hay; “Ngày nay, các nhà kiểm duyệt Trung Quốc giữ vai trò quyết định nội dung hay thông điệp của các bộ phim được phát hành trên thế giới: Như vậy có nguy cơ chỉ những bộ phim làm hài lòng một trong những chính quyền kiểm duyệt nghiêm ngặt nhất thế giới, thì mới có cơ hội được công chiếu tại các rạp chiếu phim trên toàn cầu.”

Để nhận ra và thừa nhận kiểu bóp méo thông tin như vậy có thể không đơn giản, giống như trong câu chuyện dân gian “Bộ quần áo mới của Hoàng đế” (The Emperor’s New Clothes) của Hans Christian Andersen. Đám đông đang lừa dối người khác và tự lừa dối bản thân cho đến khi một đứa trẻ nhỏ kêu lên: “Nhưng ông ấy không mặc quần áo”. Trong xã hội ngày nay, khi ĐCSTQ khai thác công nghệ hiện đại để biến trắng thành đen, có thể còn cần nhiều nỗ lực và can đảm hơn nữa để phân biệt đâu là thật, đâu là giả.

Như cuộc bức hại có hệ thống của chính quyền Trung Cộng đối với Pháp Luân Công. Pháp Luân Công là một môn tu luyện dựa theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Kể từ khi ĐCSTQ phát động cuộc bức hại tàn bạo đối với môn tu luyện cổ truyền này vào tháng 7 năm 1999, nó đã nguy tạo vô số bịa đặt, dối trá để đánh lừa công chúng, đơn cử như trò lừa bịp tự thiêu năm 2001.

Lửa giả

Ngày 23 tháng 1 năm 2001, hôm Giao thừa Tết Nguyên Đán, Đài Truyền hình Nhà nước CCTV đưa tin năm “học viên Pháp Luân Công” đã tự thiêu trên Quảng trường Thiên An Môn. Tuy nhiên, có những bằng chứng không thể phủ nhận, gồm cả phần phân tích chi tiết đoạn băng video của chính ĐCSTQ trong chương trình Tiêu điểm của CCTV, cho thấy đây là một vụ tự thiêu được dàn dựng nhằm bôi nhọ Pháp Luân Công. Trong một hội nghị của Liên Hợp Quốc ngày 14 tháng 8 năm đó, tổ chức Phát triển Giáo dục Quốc tế đã tuyên bố: “Chúng tôi đã thu thập được một đoạn video về vụ việc đó, mà theo quan điểm của chúng tôi, đã chứng minh rằng sự kiện này do chính quyền dàn dựng. Chúng tôi có các đoạn video đó để phát cho mọi người.” Tổ chức này cũng chỉ ra vụ việc đó là một hành động khủng bố cấp nhà nước của ĐCSTQ. Các đại biểu Trung Quốc tại hội nghị không phản hồi gì về cáo buộc này.

Lửa giả (False Fire), một bộ phim tài liệu do Đài Truyền hình NTD sản xuất về chủ đề này, đã giành được giải thưởng danh dự tại Liên hoan Phim và Truyền hình Quốc tế Columbus lần thứ 51 vào ngày 8 tháng 11. Lấy chính cảnh quay từ các chương trình phỉ báng do CCTV thực hiện, bộ phim này đã phân tích và xác định nhiều sơ hở, chỉ ra cái gọi là tự thiêu là một âm mưu công phu do ĐCSTQ dàn dựng nhằm bôi nhọ Pháp Luân Công.

586d537af688eeeb36f25f42a936954a.jpg

Một cảnh đáng ngờ trong video của ĐCSTQ nhằm bôi nhọ Pháp Luân Công. Mặc dù tuyên bố bé gái Lưu Tư Ảnh đang bị bỏng nặng. Các chuyên gia y tế chỉ ra rằng bệnh nhân bỏng thường cần được để thoáng vùng bỏng và cách ly bảo vệ để tránh bị nhiễm trùng, song trường hợp này lại được băng bó kín và phóng viên CCTV được thực hiện cuộc “phỏng vấn” mà không có bất kỳ biện pháp bảo vệ nào.

e3a0490154c0a2f494793c371656f989.jpg

Một cảnh khác cho thấy Vương Tiến Đông bị thiêu cháy đen toàn thân, nhưng chai nhựa Sprite chứa đầy xăng rất dễ cháy (ở giữa hai chân ông ta) lại vẫn còn nguyên vẹn.

Những lời nói có tính sát thương

Việc công kích Pháp Luân Công bằng dối trá không có gì bất ngờ đối với ĐCSTQ, vì tư tưởng cốt lõi của nó là giả-ác-đấu, về cơ bản, là trái ngược với các giá trị truyền thống như nguyên lý cốt lõi của Pháp Luân Công là Chân-Thiện-Nhẫn.

Sau khi cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân phát động chiến dịch bức hại Pháp Luân Công trên toàn quốc vào tháng 7 năm 1999, nhiều quan chức ĐCSTQ và công chúng ban đầu không thực sự đồng tình với cuộc bức hại, bởi họ đã chứng kiến những lợi ích to lớn của Pháp Luân Công thông qua người nhà, đồng nghiệp và hàng xóm. Thay vì tiêu diệt Pháp Luân Công trong ba tháng như Giang đã thề sẽ làm, cuộc bức hại đã vấp phải sự phản đối, và sự tàn khốc của nó thậm chí còn khiến mọi người đồng cảm với các học viên vô tội.

Để duy trì và gia tăng bức hại, Giang và thuộc hạ của y đã tạo ra vụ tự thiêu vào hôm Giao thừa Tết Nguyên đán năm 2001 và liên tục đưa tin về trò lừa bịp này. Sự kiện này thậm chí còn được đưa vào sách giáo khoa và các tài liệu khác của trường học để lừa mị học sinh. Dưới ảnh hưởng bởi cuộc tẩy não mang tính hệ thống này, một lượng lớn người dân từ đồng cảm hoặc thờ ơ, đã trở nên thù địch và căm ghét Pháp Luân Công. Kể từ sau vụ tự thiêu giả này, cuộc bức hại đã leo thang trên khắp Trung Quốc, làm tăng mạnh số vụ bắt giữ, tra tấn và tử vong ở các học viên Pháp Luân Công.

Một năm sau vụ tự thiêu, vào tháng 7 năm 2002, Hạ viện Hoa Kỳ đã nhất trí thông qua Nghị quyết số 188 của Hạ viện nhằm hối thúc chính quyền Trung Quốc chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công. Tháng 6 năm 2004, Viện Lập pháp Đài Loan cũng nhất trí thông qua nghị quyết yêu cầu ĐCSTQ trả tự do cho tất cả các học viên bị giam cầm và chấm dứt cuộc bức hại.

Nghị quyết của Đài Loan nêu rõ: ĐCSTQ “đã lợi dụng bộ máy tuyên truyền của nhà nước để bôi nhọ Pháp Luân Công và ông Lý Hồng Chí [nhà sáng lập Pháp Luân Công]… cố ý kích động lòng thù hận của người dân đối với Pháp Luân Công”. Nghị quyết chỉ ra cuộc bức hại đã mở rộng từ Trung Quốc đại lục ra thế giới, bao gồm việc bắt giữ và giam giữ các công dân Đài Loan, lập danh sách đen, và viện trợ tài chính cho các kênh truyền thông nước ngoài để họ đưa tin bôi nhọ Pháp Luân Công.

Nhà nước Orwell

Theo báo cáo của Minh Huệ: Cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc 20 năm qua , trong tháng 7 năm 1999, ít nhất có 2,5 hoặc 3 triệu học viên đã bị bắt ở Trung Quốc vì tu luyện Pháp Luân Công. Con số này còn chưa bao gồm số học viên từ chối tiết lộ danh tinh hay thông tin liên lạc sau khi bị bắt (để tránh liên lụy đến người nhà hoặc cơ quan của họ). Nhiều người trong số họ bị đưa vào các trại giam bí mật và trở thành nạn nhân của nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng. Ngoài ra, một lượng lớn học viên đã bị phân biệt đối xử, bị đuổi việc, bị sách nhiễu, giam giữ và tra tấn về thể chất cũng như tinh thần, và buộc phải sống lưu lạc, về cơ bản khiến gia đình tan vỡ.

Các nạn nhân không chỉ dừng lại ở các học viên Pháp Luân Công. Để chỉ đạo cuộc bức hại trên toàn quốc, Giang và đám thuộc hạ đã thành lập Phòng 610 ở tất cả các cấp chính quyền. Cơ quan này hoạt động như một tổ chức ngoài vòng tư pháp, phối hợp chặt chẽ với cảnh sát, viện kiểm sát, tòa án và hệ thống tư pháp để lợi dụng các nguồn lực nhằm chống lại các học viên Pháp Luân Công vô tội bằng những phần thưởng lớn. Sự mất cân bằng như vậy không chỉ phá vỡ hệ thống luật pháp Trung Quốc mà còn làm xói mòn các giá trị đạo đức của xã hội Trung Quốc.

Khi nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn bị chà đạp, xã hội phải đối mặt với sự bất ổn chưa từng có. Bộ phim của Hollywood bị kiểm duyệt và sửa đổi chỉ là một ví dụ, và dần dần những phiên bản thay thế của ĐCSTQ sẽ chiếm lĩnh thế giới – trừ khi chúng ta ngăn chặn kịp thời.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/2/10/438776.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/2/14/199184.html

Đăng ngày 17-02-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share