Bải viết của Lâm Triển Tường và Cổ Đức

[MINH HUỆ 23-11-2021] Từ tháng 7 năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu bức hại Pháp Luân Công, một môn tu luyện thiền định cổ xưa dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Theo thông tin Minh Huệ ghi nhận được, chỉ riêng trong năm 2021, đã có 132 học viên được xác nhận tử vong trong cuộc bức hại Pháp Luân Công, 5.886 người bị bắt giữ, 1.184 người bị kết án, và có ít nhất 10.527 người bị các cán bộ Trung Cộng sách nhiễu.

Nhưng đây chỉ là một góc của bức tranh vì thông tin ở Trung Quốc bị kiểm soát nghiêm ngặt. Quy mô và mức độ nghiêm trọng của cuộc bức hại của ĐCSTQ trên thực tế có thể còn tệ hơn nhiều. Chẳng hạn, ngoài giam giữ, tra tấn và cưỡng bức lao động, ĐCSTQ còn tiến hành cưỡng bức thu hoạch nội tạng sống vì lợi nhuận, mà các học viên Pháp Luân Công là nạn nhân chính. Số người thiệt mạng do tội ác tàn bạo này chưa thống kê được, nhưng được cho là lên đến hàng chục nghìn hoặc hơn, và đến nay vẫn tiếp diễn.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích cách ĐCSTQ lạm dụng hệ thống tư pháp để thực thi chính sách bức hại từ trên xuống, trên toàn quốc.

Bộ máy bức hại của ĐCSTQ

Bộ máy bức hại của ĐCSTQ bao gồm ba bộ phận chính: Ủy ban Chính trị và Pháp luật (PLAC), Phòng 610, và hệ thống hành pháp và tư pháp. PLAC là trung tâm chỉ huy và hoạch định chính sách cho cuộc bức hại. Cùng với Ban Lãnh đạo Phòng 610, PLAC đặt ra chính sách và giám sát tổng thể cuộc bức hại.

Phòng 610 được thành lập vào ngày 10 tháng 6 năm 1999 với mục đích duy nhất là bức hại Pháp Luân Công, là cơ quan chỉ huy. Đây là cơ quan ngoài pháp luật được trao quyền vượt trên cả Hiến pháp và luật pháp của Trung Quốc. Nó lên kế hoạch, chỉ đạo và thực thi cuộc bức hại trên toàn quốc. PLAC Trung ương và Ban Lãnh đạo Phòng 610 giám sát Phòng 610 Trung ương.

Đơn vị thực thi bao gồm toàn bộ hệ thống cơ quan hành pháp và tư pháp – ngành công an (cảnh sát), kiểm sát (công tố viên), tòa án và Bộ Tư pháp – cũng như các cơ quan khác như Ban Tuyên giáo, Cục An ninh Nhà nước, Bộ Ngoại giao, quân đội, cảnh sát vũ trang của ĐCSTQ, v.v.

Trong đó, Cục An ninh Nội địa trực thuộc Bộ Công an là lực lượng chính thực hiện hầu hết các vụ bắt bớ, sách nhiễu và theo dõi các học viên Pháp Luân Công. Cục An ninh Nội địa là Cục số 1 trong Bộ Công an, và các đơn vị công an địa phương đều có đội an ninh nội địa này.

Cục An ninh Nội địa ban đầu được gọi là Cục An ninh Chính trị, với mục tiêu chính là “trấn áp các phần tử phản cách mạng”, hoặc trấn áp những người bất đồng chính kiến, các tổ chức mà ĐCSTQ xem là phạm pháp, các nhà bảo vệ nhân quyền, những người có tôn giáo và những người kiến ​​nghị chống lại sự đối xử bất công của cơ quan chính phủ.

Đội An ninh Nội địa xem các học viên Pháp Luân Công là một trong những mục tiêu chính kể từ khi ĐCSTQ bắt đầu cuộc bức hại. Nó theo dõi, giám sát và bắt giữ các học viên, đồng thời xử lý mọi trường hợp liên quan đến Pháp Luân Công ở địa phương do các nhóm khác đưa lên. Ví dụ, Lữ đoàn An ninh Nội địa thuộc Sở Công an Thành phố Tấn Thành, tỉnh Sơn Tây, xác định rõ nhiệm vụ của đơn vị là “chịu trách nhiệm chỉ huy và phối hợp xử lý cộng đồng Pháp Luân Công và các tổ chức khí công khác có hại cho xã hội; tổ chức điều tra các vụ án đặc biệt mà trọng tâm là đào sâu tìm kiếm hệ thống chỉ huy ngầm của Pháp Luân Công; và xây dựng lực lượng bí mật trong cuộc chiến chống lại Pháp Luân Công cũng như cải thiện việc thu thập thông tin tình báo.”

Do đó, Phòng 610 và Đội An ninh Nội địa đều là những đơn vị do ĐCSTQ thành lập một cách bất hợp pháp để bức hại Pháp Luân Công và những nhóm người khác.

Với vai trò giám sát hệ thống hành pháp, tư pháp và gián tiếp ra lệnh cho nhiều cơ quan khác, PLAC của ĐCSTQ có thể huy động hơn 10 triệu nhân viên với ngân sách khổng lồ. Cơ chế này thậm chí đã gây ra vấn đề về hệ thống trong bộ máy tổ chức của ĐCSTQ. PLAC có thể xây dựng quyền lực của riêng mình và phát triển thành “Trung tâm quyền lực thứ hai” trong ĐCSTQ, mà Chu Vĩnh Khang từng là cựu Chánh văn phòng PLAC Trung ương.

Phát động bức hại không dựa trên cơ sở pháp lý nào

Giang Trạch Dân, khi đó là người đứng đầu ĐCSTQ, đã đơn phương khởi xướng cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999. Thời điểm đó, có khoảng 100 triệu người (ĐCSTQ ước tính là 70 triệu người) đang tập Pháp Luân Công. Vì đố kỵ với sự phổ biến của Pháp Luân Công và lo dân chúng sẽ tin vào Pháp Luân Công hơn ĐCSTQ, Giang đã huy động cả bộ máy chính quyền để phát động cuộc bức hại vào tháng 7 năm 1999.

Tuy nhiên, ngay từ đầu, ĐCSTQ đã không có cơ sở pháp lý nào cho hành động này. Giang có cuộc phỏng vấn với tờ Le Figaro của Pháp trong chuyến thăm nước này vào tháng 10 năm 1999, trong đó ông ta vu khống Pháp Luân Công là “tà giáo” mà không dựa trên cơ sở thực tế nào. Ngày hôm sau, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, tờ Nhân dân Nhật báo (People’s Daily) tuyên bố Pháp Luân Công là “tà giáo” bằng cách trích dẫn lời của Giang, sau đó, các cơ quan của ĐCSTQ đã tuyên truyền ra toàn Trung Quốc. Tuy nhiên, bộ máy nhà nước lẽ ra không nên dễ dàng nghe theo lời của người đứng đầu ĐCSTQ hoặc bình luận của tờ Nhân dân Nhật báo – vì cả hai đều không phải là luật.

Dùng lời của lãnh đạo tối cao của ĐCSTQ để tuyên bố điều gì là bất hợp pháp, rồi bảo người dân rằng nhà nước đã tuyên bố như vậy là không có cơ sở pháp lý. Đây hoàn toàn là “Đảng trị”, chứ không là pháp trị. Trên thực tế, Trung Quốc không hề có luật nào cấm Pháp Luân Công, hoàn hoàn không có. Vì vậy, từ góc độ pháp lý mà xét, tu luyện Pháp Luân Công là hợp pháp ở Trung Quốc.

Chính sách phi pháp

Đích thân Giang ra lệnh trực tiếp cho cuộc bức hại gồm “bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính, hủy hoại thân thể” của các học viên Pháp Luân Công, còn nói “đánh chết các học viên cũng được”, “đánh chết được tính là tự sát”, và “hỏa táng ngay, không cần điều tra danh tính”.

Tất cả những mệnh lệnh này của Giang là coi thường pháp luật. Trên thực tế, chúng không chỉ vi phạm các nhân quyền cơ bản và quy tắc đạo đức của nhân loại mà còn vi phạm pháp luật một cách trắng trợn. Đáng tiếc là, ĐCSTQ có thông lệ bất thành văn là coi mệnh lệnh của lãnh đạo tối cao làm nguyên tắc chỉ đạo mà bỏ qua pháp luật.

Sau đó, Giang ra lệnh thu hoạch nội tạng sống của các học viên Pháp Luân Công để kiếm lời. Các bệnh viện quân đội và bệnh viện cảnh sát vũ trang là những cơ sở chính tiến hành hoạt động thu hoạch nội tạng. Tòa án về Trung Quốc tại London đã đưa ra phán quyết rằng ĐCSTQ phạm tội thu hoạch nội tạng đối với các học viên Pháp Luân Công. Cả Quốc hội Hoa Kỳ và Nghị viện của Liên minh Châu Âu cũng thông qua nghị quyết để lên án tội ác tày trời này của ĐCSTQ.

Quy trình xét xử vi phạm pháp luật

Mặc dù ĐCSTQ tuyên bố theo “chế độ pháp quyền”, nhưng quy trình xét xử của nó trong cuộc bức hại Pháp Luân Công lại vi phạm pháp luật.

1. Cải tạo lao động

Cải tạo lao động là thủ đoạn chính mà ĐCSTQ sử dụng để bức hại Pháp Luân Công cho đến năm 2013. Hệ thống lao động cưỡng bức này cho phép cảnh sát đưa mọi người dân vào trại lao động mà không cần thông qua thủ tục tư pháp thông thường như xét xử tại tòa án, phán quyết của thẩm phán hay quy trình kháng cáo.

Lính canh tại các trại giam sử dụng nhiều hình thức tra tấn đối với các học viên Pháp Luân Công để buộc họ “chuyển hóa” (từ bỏ niềm tin của mình) vì ĐCSTQ treo phần thưởng lớn tương ứng với tỷ lệ chuyển hóa. Nhiều học viên bị tra tấn đến chết hoặc tàn tật do hậu quả của chính sách này.

Năm 2013, dưới áp lực trong và ngoài nước, ĐCSTQ buộc phải bãi bỏ hình thức cải tạo lao động. Tuy nhiên, cuộc bức hại Pháp Luân Công không dừng lại. ĐCSTQ, trên bề mặt thì tuyên bố theo “chế độ pháp quyền”, đã chuyển sang lợi dụng hệ thống tư pháp để xét xử và kết án các học viên Pháp Luân Công. Các nhà tù tiến hành các hình thức tra tấn đối với các học viên không khác gì các trại lao động cưỡng bức.

2. Thiếu cơ sở pháp lý trong quá trình xét xử tại tòa án

Trong Hiến pháp Trung Quốc, không có văn bản nào xác định Pháp Luân Công là tà giáo, cũng không có văn bản nào nói tập Pháp Luân Công là phạm pháp. Luật Hình sự Trung Quốc quy định “không được phép kết án nếu không có căn cứ pháp luật rõ ràng”. Vì vậy, việc bắt giữ, xét xử và kết án các học viên Pháp Luân Công đều là bất hợp pháp.

Ngày 30 tháng 10 năm 1999, Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Ủy ban thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc lần thứ IX công bố “Quyết định cấm các tổ chức tà giáo, ngăn chặn và trừng phạt các hoạt động tà giáo”. Vấn đề là, nó không hề chỉ rõ ra rằng Pháp Luân Công là tà giáo phải bị cấm.

Viện Kiểm sát Tối cao và Tòa án Tối cao Trung Quốc đã công bố Văn bản Diễn giải Luật về Quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Văn bản diễn giải này lại gọi Pháp Luân Công là “tà giáo” và tuyên bố rằng quyết định nói trên là “tư tưởng và vũ khí pháp lý” trong cuộc chiến chống Pháp Luân Công. Tuy nhiên, kiểu diễn giải này có nhiều vấn đề, vì nguyên văn của Quyết định không hề đề cập đến Pháp Luân Công.

Nhiều phán quyết của tòa án viện dẫn văn bản Diễn Giải luật của Viện Kiểm sát Tối cao và Tòa án Tối cao làm cơ sở để kết tội Pháp Luân Công và căn cứ để quyết định án tù. Tuy nhiên, Viện Kiểm sát Tối cao và Tòa án Tối cao không phải là cơ quan lập pháp nên không thể sử dụng Diễn giải của họ như luật được.

Một “cơ sở” pháp lý phổ biến khác mà hệ thống tư pháp của ĐCSTQ sử dụng để kết án các học viên Pháp Luân Công là Điều 300 của Luật Hình sự, trong đó quy định rằng bất kỳ ai sử dụng hoặc tổ chức một giáo phái để phá hoại việc thực thi luật pháp sẽ bị truy tố ở mức nặng nhất theo pháp luật.

Theo quy định của Luật Hình sự, một hành vi được xem là phạm tội nếu có ít nhất ba yếu tố: ý định phạm tội (mens rea), hành vi phạm tội (actus reus) và đồng thuận (concurrence). Tuy nhiên, khi áp dụng Điều 300, Pháp Luân Công hoàn toàn không tồn tại những yếu tố này.

  • Ý định phạm tội (mens rea): Học viên Pháp Luân Công rốt cuộc có ý định phá hoại việc thực thi luật hay quy định hành chính nào?
  • Hành vi phạm tội (actus reus): Hành vi phá hoại cụ thể là gì? Mức độ phá hoại thế nào? Tạo thành hậu quả gì?
  • Sự tồn tại đồng thời của ý định phạm tội và hành vi phạm tội: Khi bị chất vấn những câu hỏi trên, các “cán bộ chấp pháp” của viện kiểm sát hay tòa án đều á khẩu không nói được lời nào, tìm không ra căn cứ pháp luật nào để chứng minh các học viên Pháp Luân Công có ý định hay hành động phá hoại việc thực thi pháp luật. Họ chỉ biết áp Điều 300 của Luật Hình sự để ra phán quyết đối với các học viên Pháp Luân Công và chế tạo án giả án oan, xem mạng người như cỏ rác.

Vì vậy, các học viên Pháp Luân Công không vi phạm Điều 300 của Luật Hình sự, mà chính Trung Cộng mới là kẻ phá hoại việc thực thi pháp luật.

Một số cán bộ trong hệ thống tư pháp của ĐCSTQ còn tuyên bố rằng họ chỉ tuân theo chính trị chứ không tuân theo pháp luật. Ví dụ, Phó Bí thư Lưu của PLAC thành phố Tây Xương (西昌) tỉnh Tứ Xuyên đã ngang nhiên nói với luật sư bào chữa của các học viên: “Đừng nói luật với tôi, chúng tôi không nói luật.” Phùng Tiêu Lâm (冯小林), thẩm phán của Tòa án Thành phố Thiên An (千安), tỉnh Hà Bắc, khi bị người nhà học viên Pháp Luân Công chất vấn, đã thú nhận rằng các vụ án Pháp Luân Công không tuân theo quy định pháp luật. Giám đốc Mã của Phòng 610 Huyện Nông An (农安) tỉnh Cát Lâm nói: “Ở đây, chúng tôi nói thế nào thì là như thế. Chúng tôi nói chính trị, chứ không nói pháp luật. Các vị thích đi đâu kiện thì đi.”

Khi một số thẩm phán không biện minh được cho việc ngược đãi học viên Pháp Luân Công theo cơ sở pháp lý, họ nói có “văn bản nội bộ” về việc hình sự hóa và kết án các học viên, nhưng họ không đưa ra “văn bản nội bộ” đó. Khi tòa án không tuân theo luật pháp, mà tuân theo đường lối chính trị của ĐCSTQ hoặc “văn bản nội bộ” để kết tội các học viên Pháp Luân Công, thì đây chẳng phải là một cuộc bức hại chính trị trắng trợn hay sao?

3. PLAC và Phòng 610 thao túng tòa án và việc kết án

Các tòa án ở Trung Quốc không có quyền độc lập về tư pháp, mà hoàn toàn bị thao túng bởi PLAC và Phòng 610. PLAC và Phòng 610 hoạt động bí mật. Đối với nhiều vụ án liên quan đến các học viên Pháp Luân Công, họ sẽ bí mật quyết định mức án tù trước khi tòa án xét xử, sau đó cho phiên tòa diễn ra lấy lệ để thẩm phán công bố bản án đã định sẵn.

Có vẻ như PLAC và Phòng 610 đã thiết lập “quy tắc nội bộ” cho việc định án. Một thẩm phán từng nói rằng “các học viên sẽ bị kết án 7 năm nếu họ hô lớn ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo’.” Chính sách và văn bản nội bộ của PLAC và Phòng 610 không có thẩm quyền pháp lý trong việc kết tội hay kết án các học viên Pháp Luân Công. Việc các tòa án chấp hành những chính sách này chứng tỏ ý chí của ĐCSTQ được đặt lên trên cả pháp luật.

Ngoài ra còn có những hành vi bất hợp pháp khác nữa như cảnh sát ngụy tạo và đưa ra bằng chứng giả, tòa án ép luật sư không được biện hộ vô tội cho các học viên Pháp Luân Công, thậm chí buộc các học viên từ bỏ luật sư, cảnh sát bắt giữ luật sư vì biện hộ cho các học viên.

Kết luận

Bộ máy bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ vẫn đang hoạt động. ĐCSTQ đã gây ra vô số vi phạm pháp luật và bức hại vô số học viên Pháp Luân Công. Điều này đã cho thế giới thấy rõ bản chất thật của ĐCSTQ là đặt ý chí của nó trên cả luật pháp. Hệ thống pháp luật của Trung Quốc là “Đảng trị”, chứ không phải “pháp trị”. Nó khác hẵn với “chế độ pháp quyền”.

ĐCSTQ cũng mở rộng phạm vi bức hại và “chế độ Đảng trị” của nó để bức hại người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, người dân ở Hồng Kông, người của các tôn giáo khác, những người quan tâm đến nhân quyền, và tất cả người dân Trung Quốc khác.

Cách duy nhất để chấm dứt sự lạm dụng quyền lực và những thảm họa mà ĐCSTQ gây ra cho người dân Trung Quốc là kết liễu ĐCSTQ. Khi đó, Trung Quốc mới có thể thực sự tuân theo “chế độ pháp quyền” và mang lại công lý cho các học viên Pháp Luân Công và toàn thể người dân Trung Quốc.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/11/23/433940.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/2/7/199098.html

Đăng ngày 14-02-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share