Bài viết của Lịch Hoằng

[MINH HUỆ 06-03-2022] Kẻ lạ mặt (Stranger), còn có tên Khu rừng bí mật (Secret Forest) là một bộ phim truyền hình của Hàn Quốc về tội phạm của Hàn Quốc được phát sóng năm 2017 và là một trong những phim trình truyền hình hay nhất năm đó. Bộ phim thuật lại một công tố viên vô tình dính vào một vụ án giết người hàng loạt. Khi cố gắng khám phá sự thật, anh ấy liên tục gặp phải những trở ngại từ văn phòng công tố, cảnh sát và một tập đoàn công nghiệp lớn.

Tham nhũng tràn lan ở khắp các cơ quan này. Nhưng với nỗ lực tìm ra kẻ sát nhân thực sự và phơi bày sự thật, hết người này đến người kia đã mất mạng. Nhiều người có thông tin đã chọn cách im lặng để tự bảo vệ bản thân. Trên áp phích của bộ phim có câu: “Im lặng cũng là tòng phạm.“

Vậy mà, cũng có những tình huống tương tự tồn tại ngoài đời. Tại Trung Quốc, nơi các học viên Pháp Luân Công vô tội bị bức hại suốt 23 năm qua, có bao nhiêu người đủ can đảm để khám phá ra sự thật hay đơn giản là chọn đi theo chính sách bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)?

Im lặng hay không

Có câu nói: “Im lặng là vàng”. Với ngụ ý về việc coi nhẹ lợi ích bản thân và không tranh đấu với người khác, thì đó là điều cao thượng và đáng ngưỡng mộ. Nhưng khi phải đánh đổi lương tâm để tránh bị kẻ ác trả thù, thì chỉ dẫn đến càng nhiều bi kịch hơn, cuối cùng tất cả đều là người bị hại.

Giống như các chế độ toàn trị khác, ĐCSTQ cần sự ủng hộ của công chúng mỗi khi phát động chiến dịch tấn công các nhóm dễ bị tổn thương. Hết lần này đến lần khác, nhiều người đã chọn cách im lặng vì nghĩ rằng họ chưa bị nhắm đến thì tại sao lại phải chịu đựng cho những người khác thay vì bảo vệ bản thân? Nhưng chính tâm lý như vậy càng khiến kẻ ác hành ác, cuối cùng chúng cũng có thể hại người im lặng.

Cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công đã diễn ra như thế. Là một nhóm thiền định ôn hòa dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, chẳng mấy ai kỳ thị Pháp Luân Công nếu không có sự tác động từ bên ngoài. Nhưng sau khi cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân phát động cuộc bức hại trên toàn quốc vào năm 1999, đa số dân số đã đồng tình với sự tàn bạo này; đây là một trong những vi phạm nhân quyền tồi tệ nhất của thế giới hiện đại.

Rất ít người nhận ra sự im lặng của công chúng trước cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công đã tiếp tay cho cảnh sát tìm ra “lời biện minh” để bắt giữ các học viên theo ý muốn, các cai tù tra tấn các học viên bị giam giữ, và các quan chức tòa án kết án các học viên. Đặc biệt về vấn đề cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các học viên còn sống, sự mặc nhận của các bác sỹ hoặc y tá đối với hành vi tàn bạo này đã dẫn đến cái chết của không biết bao nhiêu học viên Pháp Luân Công, và tiếp tay cho việc che đậy tội ác phản nhân loại này. Nhưng “sự im lặng” như vậy sẽ đưa một cá nhân hay xã hội đến đâu?

Các giá trị phổ quát

Trong thâm tâm, chúng ta đều biết tầm quan trọng của sự trung thực, ngay chính, và chúng ta thường dặn con cháu tránh xa những kẻ nói dối và làm hại người khác. Nhưng khi ĐCSTQ bịa đặt để bôi nhọ các học viên Pháp Luân Công chỉ vì họ tin vào Chân-Thiện-Nhẫn, có bao nhiêu người biết tránh xa ĐCSTQ?

Mao Trạch Đông viết: “Quyền lực chính trị đến từ nòng súng.” Đó là cách ĐCSTQ đe dọa người Trung Quốc nhiều thập kỷ qua, nhồi sọ người dân rằng kẻ nào dám đi ngược lại chế độ sẽ bị xóa sổ. Ngoài ra, ĐCSTQ đã bịa đặt vô số dối trá để tẩy não công chúng, khiến những người bị đàn áp, cũng như những người thực thi cuộc đàn áp, tin rằng đi theo đường lối của Đảng là cách duy nhất để tồn tại và tiến lên. Trong suốt quá trình này, sự mặc nhận của công chúng đã nhiều lần châm ngòi cho ngọn lửa tàn nhẫn đối với những người vô tội trong các chiến dịch chính trị của ĐCSTQ.

Vào những năm 1950, ngọn lửa ấy đã thiêu rụi lòng can đảm dám lên tiếng của giới trí thức, gần như xóa sổ văn hóa truyền thống Trung Hoa trong Cách mạng Văn hóa, giống như liều thuốc ngủ khiến mọi người không thể tỉnh lại vào Thảm sát Quảng trường Thiên An Môn năm 1989, và cũng gây ra vô số thảm kịch cho các học viên Pháp Luân Công suốt 23 năm qua.

Lịch sử luôn lặp lại

Thực tế đáng tiếc là, cuối cùng chúng ta cũng sẽ phải trả giá khi mặc nhận những hành động tàn bạo của ĐCSTQ.

Khi mọi người không còn quan tâm đến lương tâm thì đủ loại vấn đề sẽ nổi lên. Thực phẩm giả và sữa độc hại đã khiến mọi người mất lòng tin vào thực phẩm ở Trung Quốc. ĐCSTQ che đậy và đưa tin sai lệch một cách có hệ thống, làm bùng phát đại dịch COVID-19, khiến toàn thế giới đang phải gánh chịu hậu quả.

Vì các hãng truyền thông do ĐCSTQ kiểm soát, rất ít thảm kịch do ĐCSTQ gây ra đã bị phơi bày. Vụ phong tỏa Tây An gần đây đã nêu bật bản chất tàn ác của ĐCSTQ, còn vấn đề buôn bán người không khiến công chúng quan tâm cho đến khi vụ “Người phụ nữ bị xích” gần đây xảy ra ở Từ Châu, tỉnh Giang Tô.

Người ta thường nói, khi ba nghề – thẩm phán, bác sỹ, và giáo viên – hủ bại thì xã hội sẽ sụp đổ. Hiện tại, tình hình còn tồi tệ hơn nhiều, vì gần như mọi ngành nghề, đặc biệt là quan chức chính phủ, đều ít nhiều đã bị ĐCSTQ tẩy não.

Các học viên Pháp Luân Công, cùng với nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, là niềm hy vọng của Trung Quốc và nhân loại. Hơn 390 triệu người Trung Quốc đã thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ – gồm cả Đoàn Thanh niên Cộng sản và Đội Thiếu niên Tiền phong – vì một tương lai tốt đẹp hơn. Khi thế giới ngày càng có nhiều người từ bỏ ĐCSTQ, lương tâm trong sạch của chúng ta sẽ mang lại cơ hội mới cho chúng ta và các thế hệ sau.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/3/6/439706.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/3/14/199529.html

Đăng ngày 16-03-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share