Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Úc
[MINH HUỆ 25-11-2021] Pháp hội Trung Quốc trực tuyến hằng năm dành cho các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc đã cung cấp nền tảng cho các học viên khắp thế giới học hỏi lẫn nhau và hướng nội để đề cao chính mình. Năm nay, Pháp hội Trung Quốc lần thứ 18 một lần nữa thể hiện cách mà các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc đã chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn như thế nào trong khi nỗ lực không ngừng để chứng thực Đại Pháp.
Xúc động bởi những câu chuyện này, một số học viên Úc châu đã chia sẻ về việc họ được thụ ích ra sao từ những bài viết như vậy và đã học hỏi để tinh tấn hơn trong tu luyện của chính họ.
Tu luyện là căn bản và cứu người là sứ mệnh của chúng ta
Cô Joanna, một giáo viên tiếng Anh trẻ, nói cô thích đọc các bài viết trên Minh Huệ. Cụ thể là, Pháp hội Trung Quốc gần đây, đã mang đến cho cô cơ hội để tỉ học tỉ tu với những người khác và vượt qua thách thức để làm tốt hơn trong tu luyện.
Nhiều bài chia sẻ đã nói về việc các học viên đã có thể bảo trì một tâm thái thuần tịnh như thế nào bất chấp cuộc bức hại tàn khốc ở Trung Quốc. Một ví dụ là bài viết của một học viên 32 tuổi có tựa đề “Một lần lạc lối trong cuộc đời, một thanh niên trẻ đã thức tỉnh để hoàn thành thệ ước tiền sử của mình.” Bất chấp cuộc bức hại ở Trung Quốc, anh đã tu luyện tinh tấn và ra ngoài mỗi ngày để vạch trần tuyên truyền phỉ báng của ĐCSTQ về Đại Pháp. Ở các chợ và trạm xe buýt đông người, lúc đầu anh còn có tâm an dật và sợ rằng những người mà anh trò chuyện có thể không chấp nhận những gì anh nói và anh sẽ mất mặt. Nhưng sau đó, từ trong tâm mình, anh cảm thấy phải cấp bách cứu người, và anh đã có thể nỗ lực thường hằng trong việc giảng chân tướng trực diện cho mọi người. Anh đã suýt bị bắt vài lần, nhưng anh đã có thể bảo trì tâm thái bình tĩnh bằng chính niệm và xử lý tình huống rất tốt.
Bởi vì bài viết thực sự cảm động, cô Joanna đã đọc tới vài lần. “Tôi học được rằng tu luyện là điều căn bản của chúng ta, cứu người là sứ mệnh của chúng ta,” cô cho biết. Là một học viên bên ngoài Trung Quốc, cô nhận ra rằng, mặc dù mọi thứ ở Úc nới lỏng hơn, cô đã không tận dụng được điều đó để nói với nhiều người hơn về Đại Pháp. Thay vào đó, cô thường tìm cớ để buông lơi, đặc biệt khi cô cảm thấy trạng thái tu luyện của mình không tốt. Cô nói cô cảm thấy xấu hổ về tâm an dật và giữ thể diện của mình. “Giờ đây, tôi biết thiếu sót của mình ở đâu và làm thế nào để bắt kịp,” cô nói thêm.
Tu thiện với người thân
Cô Lý, một kế toán, đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp 15 năm. Sau khi đọc các bài viết của Pháp hội Trung Quốc lần thứ 18, cô nhận ra khoảng cách trong tu luyện của bản thân và bắt đầu suy ngẫm về những mâu thuẫn trong gia đình.
Cô Lý học hành rất giỏi giang ở trường và cô có quan hệ xã hội với toàn những người bạn thông minh và hiểu biết. Tuy vậy, chồng cô lại hoàn toàn rất bình thường. Anh cũng là một học viên, nhưng không được tinh tấn cho lắm. Cô Lý đã thất vọng về anh và thậm chí còn tức giận với anh cho đến khi cô đọc bài viết “Chúng sinh đến thế gian vì ngày hôm nay, vứt bỏ oan oán thực hiện thệ ước”
Trong bài viết này người chồng của tác giả đã ngoại tình và li dị với cô. Anh ta vẫn đòi tiền từ cô và đe dọa cô hết lần này đến lần khác sau khi li dị. Nhưng Pháp lý của Đại Pháp dạy cô từ bi và bao dung. Trong khi tu luyện tinh tấn và thực hiện sứ mệnh, tác giả đã có thể buông bỏ tâm oán hận và đối xử tốt với chồng cũ. Cuối cùng cả chồng cũ của cô và họ hàng của anh ấy đã hiểu chân tướng Đại Pháp và đồng ý thoái các tổ chức của ĐCSTQ. Cảm động bởi sự vị tha, thiện lương và nhẫn nại của tác giả, cô Lý đã nhận ra mình sai ở đâu.
Cụ thể hơn, cô Lý ngộ ra rằng kỳ vọng lớn của cô đối với chồng xuất phát từ chấp trước phù phiếm cố hữu của cô. Cô muốn mình tốt đẹp hơn người khác và muốn có một người chồng hoàn hảo để thể hiện với mọi người. Cô cũng không muốn làm việc vất vả hoặc đảm nhiệm nhiều trách nhiệm hơn và hy vọng chồng mình có thể kiếm được nhiều tiền hơn để trang trải cho cuộc sống hai người. Về mặt tu luyện, trong tiềm thức cô hy vọng chồng mình sẽ tinh tấn hơn và làm mẫu hình cho cô.
“Bây giờ thì tôi minh bạch rằng tu luyện là nghiêm túc. Chúng tôi phải bước đi con đường của mình thay vì dựa vào người khác. Nếu không, không chỉ chúng ta sẽ không thể đề cao chính mình, mà cựu thế lực còn có thể lợi dụng sơ hở của chúng ta, gây ra khổ nạn cho chúng ta và các học viên khác,” cô nói. Thực ra, việc này đã chỉ ra vấn đề về tự tư. “Sư phụ và Pháp Luân Đại Pháp yêu cầu chúng ta vô tư vô ngã và nghĩ cho người khác trước. Nếu chúng ta chấp trước vào tự ngã, làm thế nào chúng ta có thể đạt được điều đó và trở nên từ bi?”
Các học viên khác có thể là tấm gương cho chúng ta, cô Lý nói thêm. “Khi tôi nhận thấy chồng mình buông lơi, tôi lẽ ra nên hướng nội để xem tôi có quá chấp trước vào tâm an dật không. Thay vì cằn nhằn với chồng, tôi nên làm tốt hơn để anh ấy thấy được sự tốt bụng và từ bi của tôi.” Với mong muốn như vậy, cô quyết định sẽ tinh tấn hơn và tu bỏ các chấp trước tự ngã, an dật và sự phụ thuộc để bắt kịp với tiến trình chính Pháp của Sư phụ và thực hiện thệ ước của mình.
Hướng nội
Cô Trần đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp 22 năm. Trước khi về hưu, cô là một thư ký trong công ty. Bài viết “Trong mâu thuẫn hướng nội tìm, tu bỏ tầng tầng chấp trước” đặc biệt có ích đối với cô và nhắc nhở cô về mâu thuẫn giữa cô và hai học viên trong quá khứ.
Đó là khoảng thời gian ngắn sau khi cô Trần chuyển từ Trung Quốc tới Úc. Bởi vì những niệm đầu bất hảo và các quan niệm người thường khác, cô trở nên oán giận và coi thường hai học viên mà có mâu thuẫn với cô. Cuối cùng, cô rất ít tiếp xúc với họ. Sau đó, cô nhận ra rằng mâu thuẫn là một cơ hội cho cô hướng nội và tu tâm tính. Cô đã cố gắng và thanh trừ một số ý niệm của mình trước đó, nhưng đã không hoàn toàn làm được.
Khi đọc bài viết đó, cô Trần nhận thấy cách mà tác giả áp dụng Pháp để chỉ dẫn tại từng bước xử lý mâu thuẫn kéo dài với một học viên địa phương. Ngược lại, trong khi đối thoại, cô Trần nói cô thường khăng khăng rằng thể ngộ của chính mình là đúng và không kiên nhẫn lắng nghe ý kiến của người khác. Đó là, cô cảm thấy mình đúng và chỉ muốn chứng thực bản thân, cô đã thể hiện sự thiếu từ bi đó qua giọng điệu của mình.
“Tôi thấy tình huống của mình lúc đầu tương tự như của tác giả. Nhưng tác giả đã có thể chiểu theo các Pháp lý, nhận ra thiếu sót của bản thân, và đề cao,” cô Trần cho biết. “Tôi đã không thể làm được điều đó. Và đó là khoảng cách đã ngăn tôi đề cao. Gần đây, cô nhận ra rằng cô thiếu từ bi nhưng không biết cô có thể đề cao chỗ nào. Bài viết này cũng đã giúp cô về việc này, do đó cô rất cảm ơn chia sẻ vô tư của vị học viên.
Bảo trì sự tinh tấn
Anh David, một Giám đốc sản xuất của một hãng phim tư nhân, nói rằng anh đã học được rất nhiều từ các bài chia sẻ Pháp hội Trung Quốc lần thứ 18. Ở Trung Quốc là nơi Pháp Luân Đại Pháp bị bức hại nghiêm trọng, các học viên đã gặp phải mọi loại khó khăn và đôi khi là cả khảo nghiệm sinh tử. Thế nhưng, họ đã có thể buông bỏ tự tư và các quan niệm người thường để trợ Sư chính Pháp một cách công khai và cao cả. Ấn tượng bởi sự từ bi và can đảm như vậy, anh David nói rằng anh đã thấy được chỗ mà mình có thể làm tốt hơn và cách để giữ vững tinh tấn trong tu luyện của mình.
Một ví dụ là “Học thuộc Pháp và vượt quan trong ngục tối” Bởi vì đức tin của mình, tác giả đã bị bỏ tù. Mặc dù môi trường không thuận lợi, cô ấy đã có thể xem lại bản thân và buông bỏ quan niệm người thường. Với chính niệm mạnh mẽ, cô ấy đã có được cuốn Chuyển Pháp Luân (cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp). Cô đã đọc và học thuộc Pháp. Điều này đã tăng cường thêm chính niệm cho cô và cô không cảm thấy đau đớn khi bị lính canh tra tấn. Ngoài ra, cô đã có thể hô lớn “Pháp Luân Đại Pháp hảo. Chân-Thiện-Nhẫn hảo” mỗi ngày, và nhiều tù nhân đã làm theo cô.
Bởi vì cô đã học Pháp tinh tấn, học viên đó đã có thể giảng chân tướng và giúp những người khác thoái các tổ chức của ĐCSTQ trong khi cô ở trong tù, anh David nói thêm.
Một tình huống tương tự ở trong bài “Chúng sinh đến thế gian vì ngày hôm nay, vứt bỏ oan oán thực hiện thệ ước”. Trước khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tác giả đã gặp phải bất trắc trong hôn nhân và cuộc sống. Trong cơn tuyệt vọng, cô đã mất hết niềm tin-cho đến khi Pháp Luân Đại Pháp cho cô thấy mối quan hệ giữa nghiệp và quả báo. Kết quả là, tác giả đã có thể tống khứ tâm oán hận và đối xử với chồng cũ và gia đình anh ấy bằng tâm từ bi. Cuối cùng, cả chồng cũ và mẹ anh ấy đã bước vào tu luyện và giúp những người khác hiểu được chân tướng Đại Pháp.
Anh David nói, yêu cầu cho tất cả các học viên là như nhau, dù họ sống ở trong hay ngoài Trung Quốc, nơi mà mọi điều tương đối thoải mái. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo trì sự tinh tấn. Biết được cách buông bỏ tâm an dật và chống lại sự cám dỗ trong xã hội ngày nay (như danh, lợi ích vật chất, và tình) có thể rất trọng yếu. Điều này đòi hỏi việc học Pháp đầy đủ và tinh tấn. “Các học viên ở Trung Quốc thường xuyên bị bắt và tra tấn vì đức tin của họ. Đôi khi họ phải mạo hiểm cả sinh mạng để nói với mọi người chân tướng về cuộc bức hại. Làm sao mà chúng ta ở Úc lại kiếm cớ để buông lơi,” anh David nói.
Tâm thuần tịnh
Cô Tống cũng thấy bài viết “Học thuộc Pháp và vượt quan trong ngục tối” rất là hữu ích. Tác giả có lần từng bị biệt giam và đã tuyệt thực để phản đối. Nhưng vì cô kiên định với tâm thuần tịnh và cô đã có thể nhận được cuốn Chuyển Pháp Luân để học Pháp và giúp các tù nhân hiểu chân tướng và thoái các tổ chức của ĐCSTQ. Cô Tống nói điều đó cũng khích lệ các học viên bên ngoài Trung Quốc nói với mọi người chân tướng về Đại Pháp trong thời gian dịch bệnh mà không đi sang cực đoan. Ví dụ, đôi khi cô phải đi tới chỗ đông người, trong khi có lần cô phải đưa ra quyết định về việc dành thêm thời gian vào các việc cá nhân hay vào hạng mục Đại Pháp.
Trong một bài viết khác “Con đường quay trở lại tu luyện của tôi ba năm qua”, tác giả chia sẻ về việc anh đã mở rộng tâm lượng của mình và tịnh hóa tâm trí bằng cách học thuộc Pháp như thế nào. Khi tác giả dần dần tăng cường chính niệm, anh đã có thể vứt bỏ những suy nghĩ phụ diện về những lỗi lần mà anh phạm phải trước đây. Ngoài ra, anh đã có thể giúp đỡ các học viên khác mà không có gián cách nào. Cô Tống thấy rằng tình huống của cô đã cải thiện đáng kể khi gần đây cô bắt đầu học thuộc Pháp. Đôi khi, những ý tưởng mới liên quan đến một hạng mục Đại Pháp mà cô đang làm liền đến trong đầu cô. Từ đó, cô đã chứng kiến được uy lực của tâm thuần tịnh.
Nhưng làm thế nào để bảo trì sự tinh tấn? Bài viết “Học viên trẻ: Vượt qua khổ nạn và hiểu được tu luyện là gì” đã giúp cô tháo gỡ khúc mắc này. “Tôi nhận ra rằng Sư phụ đã kéo dài thời gian cho Chính Pháp bởi vì nhiều đệ tử Đại Pháp đã tụt lại phía sau, và nhiều người vẫn đang đợi được cứu,” tác giả viết. Thực tế, Sư phụ đã an bài cho các học viên trong mọi hoàn cảnh khó khăn để đóng vai trò khác nhau. Thêm vào đó, những gì các học viên làm có thể khác nhau, nhưng mọi thứ họ làm đều quan trọng.
Từ đây, cô Tống hiểu rằng không có lý do để buông lơi. Cụ thể, rất dễ để rơi vào chấp trước một hạng mục nào đó. Để đáp ứng được thời hạn, việc học Pháp và luyện công có thể ít quan trọng hơn hạng mục. Cô Tống nói cô luôn nghĩ mình có thể thu xếp việc học Pháp và luyện công của mình, nhưng thường không phải là như vậy bởi vì cô thường xuyên chỉ tập trung vào việc hoàn thành hạng mục. “Dù sao, tôi đã học được cách buông bỏ chấp trước vào hạng mục, cũng như tâm tranh đấu, tật đố và không muốn lắng nghe lời chỉ trích,” cô nói. “Chúng là tất cả những khó nạn trong tu luyện và tôi cần thanh lý chúng càng sớm càng tốt.”
Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/11/25/-434025.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/11/27/196754.html
Đăng ngày 02-01-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.