Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 21-12-2021] Kính chào Sư phụ tôn kính! Chào các bạn đồng tu!

Ngày 20 tháng 7 năm 1999, sau khi tà đảng Trung Cộng bức hại Pháp Luân Đại Pháp, tôi từng bị bắt cóc, bị phán xét phi pháp, bị giam giữ trong tù. Nhờ đồng tu chính niệm gia trì và giúp đỡ, tôi đã có được bản viết tay đầu tiên của quyển “Chuyển Pháp Luân”, bắt đầu quá trình học Pháp, học thuộc Pháp, luyện công và chứng thực Pháp ở trong tù. Dưới đây, tôi viết ra trải nghiệm chứng thực Pháp trong hoàn cảnh đặc thù, để chia sẻ cùng đồng tu.

1. Quyển “Chuyển Pháp Luân” đầu tiên nhận được trong phòng giam

Tôi đã tuyệt thực trước khi bị bắt phi pháp đến nhà tù. Sau khi bị ép buộc vào nhà tù, tôi trực tiếp bị giam trong phòng biệt giam của đội quản giáo nghiêm ngặt. Vào tháng thứ hai bị nhốt trong phòng biệt giam, người nhà (đồng tu) đã gửi đến các nhu yếu phẩm hàng ngày, trong đó có giấu một bản “Chuyển Pháp Luân” chép tay.

Tuy nhiên, trong phòng biệt giam rất khó tìm được cơ hội đọc, vì camera trong phòng biệt giam đều được theo dõi trong 24 giờ. Tôi nằm trên sàn, hai bên gối có hai người giám sát nhìn chằm chằm vào tôi suốt 24 giờ, căn bản không thể đọc được sách “Chuyển Pháp Luân”.

Về sau, tôi chỉ có thể tìm cơ hội đọc một phần nhỏ trong sách “Chuyển Pháp Luân”. Khi đó, nước mắt tôi tuôn rơi, trong tâm tôi nói: “Cảm ân Sư phụ! Đã cho một đệ tử không cố gắng vươn lên như con, đang ở trong phòng biệt giam trong tù mà vẫn có thể đọc được sách ‘Chuyển Pháp Luân’. Cảm ơn đồng tu người nhà”.

Mặc dù tôi chỉ đọc một phần nhỏ, nhưng trong tâm tôi cảm thấy ấm áp, tôi biết Sư phụ đang ở bên cạnh mình, tôi biết đồng tu đang giúp đỡ tôi. Trong tâm tôi thầm nói: “Con sẽ không làm Sư phụ thất vọng”. Tôi ở trong phòng biệt giam sáu tháng và đã học thuộc lòng “Luận ngữ” nhiều lần.

Mỗi khi có người đến tham quan hoặc kiểm tra nhà tù, họ chắc chắn sẽ đến phòng biệt giam để xem xét. Những lúc như vậy, tôi đều cố gắng hết sức hô to: “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân Thiện Nhẫn hảo!”, phạm nhân trực ban thường nói với tôi rằng, mỗi lần tôi hô lớn “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, cảnh sát cai ngục đều rất mất mặt, chưa kể còn có trưởng cai ngục đi cùng. Tôi nói: “Vậy đúng rồi”.

2. Đối diện với người “chuyển hóa”, “muốn giao tiếp phải bình đẳng, hãy đưa tôi một quyển ‘Chuyển Pháp Luân’”

Sau sáu tháng bị giam giữ bất hợp pháp trong phòng biệt giam, họ chuyển tôi từ phòng biệt giam đến một trung đội nào đó. Nguyên nhân bề mặt là họ phát hiện phòng biệt giam không khởi tác dụng với tôi, hơn nữa tôi còn ở đó hô lớn “Pháp Luân Đại Pháp hảo” khiến họ rất “bẽ mặt”. Nguyên nhân thực sự là rất nhiều đồng tu bên ngoài đã giúp tôi phát chính niệm giải thể bức hại phòng biệt giam đối với tôi. Trong trung đội, tôi cũng hô lớn “Pháp Luân Đại Pháp hảo” khi gặp mọi người. Họ đã giam tôi một mình trong một căn phòng với mấy người canh gác luân phiên ba ca.

Sáng hôm sau, Giám đốc Bộ phận Giáo dục của Nhà tù dẫn năm phạm nhân đến, trong đó có một người tôi quen biết. Ban đầu nói là đến thăm tôi, hỏi han tôi, sau đó bắt đầu giảng lý tà ngộ. Tôi lập tức minh bạch, hóa ra họ đến để “chuyển hóa” tôi. Ngay lúc đó, Pháp của Sư phụ nhanh chóng lóe lên trong não tôi: “Vô luận trong hoàn cảnh nào cũng không hề theo yêu cầu, mệnh lệnh hay chỉ thị của tà ác.” (Chính niệm của đệ tử Đại Pháp có uy lực – Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Tôi nói: “Các vị đến “chuyển hóa” tôi phải không? Đừng nói nữa!”

Tôi lập tức hô lớn: “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân Thiện Nhẫn hảo!”. Chỉ cần họ vừa mở miệng nói, tôi liền hô lớn “Pháp Luân Đại Pháp hảo”; họ dừng lại, tôi cũng dừng lại, căn bản là tôi không nghe những gì họ nói. Họ chế nhạo tôi, nói tôi sợ họ, tôi cũng không bị dẫn động. Mặc dù tôi không hô lớn “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, nhưng cũng đủ để họ biết rằng tôi không nghe họ nói. Cả buổi sáng, họ cứ đơn phương nói những điều vô nghĩa, còn tôi luôn nói “Pháp Luân Đại Pháp hảo”. Buổi trưa, họ lại đến, và tôi vẫn giữ thái độ như vậy.

Giám đốc hỏi tôi: “Liệu có thể giao tiếp với mấy người đó một cách bình thường không?”

Tôi nói: “Có thể, nhưng tôi có điều kiện: một là, đưa cho tôi quyển sách ‘Chuyển Pháp Luân’ để tôi bảo quản; hai là, tôi cũng muốn đọc sách Đại Pháp và kinh văn Đại Pháp mà họ đang có trong tay; ba là, muốn nói chuyện, phải bình đẳng nói chuyện, không thể chỉ có họ rót vào đầu tôi, không để tôi nói. Tuy nhiên, tôi có thể rộng lượng hơn, mỗi khi họ nói 10 phút, họ phải để tôi nói năm phút”. Họ đều đồng ý.

Họ lập tức đưa tôi một quyển “Chuyển Pháp Luân”, đây là quyển “Chuyển Pháp Luân” thứ hai mà tôi cầm được trong nhà tù. Tôi mở quyển sách, nhìn thấy ảnh của Sư phụ, nhìn thấy Sư phụ mỉm cười với tôi. Tôi không cầm lòng được nên đã khóc, nước mắt tuôn rơi “lã chã”, mặc kệ những phạm nhân và cai ngục có mặt ở đó.

Sư phụ giảng:

“Những ai làm cái gọi là ‘công tác chuyển hoá’ cũng là người bị lừa dối, vậy tại sao lại không quay lại vạch rõ tà ác, giảng rõ chân tướng cho họ?” (Kiến nghị, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Tôi chiểu theo những gì Sư phụ giảng, nghiêm túc câu thông Pháp lý và giảng chân tướng với những người tà ngộ này. Kỳ thực, tất cả những thứ tà ngộ của họ đều không nằm ngoài những điều Sư phụ giảng trong “Kiến nghị,Tinh Tấn Yếu Chỉ II”. Chỉ cần chư vị không mượn dốc xuống lừa, không thuận nước đẩy thuyền, không tiếp thụ tà ngộ, thì sẽ không bị nó ảnh hưởng. Chính như Sư phụ giảng:

“Pháp có thể phá hết thảy chấp trước, Pháp có thể phá hết thảy tà ác, Pháp có thể phá trừ hết thảy lời dối trá, Pháp có thể kiên định chính niệm.” (Bài trừ can nhiễu, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

3. Học thuộc Pháp giúp tôi vượt quan

Hàng ngày ngoại trừ lúc bị bức thực, lúc giảng rõ đạo lý cho người chuyển hóa tôi, tôi đều tranh thủ tất cả thời gian còn lại để học thuộc Pháp. Vì tôi không biết sách Đại Pháp có thể bị tước đoạt lại bất cứ lúc nào, nên tôi phải cố gắng hết sức học thuộc lòng toàn bộ quyển “Chuyển Pháp Luân”.

Tôi học Pháp nhiều năm qua, và thấm nhuần mỗi câu Pháp trong quyển “Chuyển Pháp Luân”. Nhưng điểm yếu của tôi là không thể nhớ thứ tự đoạn Pháp nào tiếp nối đoạn Pháp nào, không nhớ câu nào tiếp nối câu nào, cũng không nhớ chuẩn xác mỗi câu. Tôi nghĩ, nếu tôi học thuộc lòng từng câu trong từng đoạn thì quá chậm. Nhưng sẽ khả thi hơn nếu tôi chỉ học thuộc lòng câu đầu tiên của mỗi đoạn. Vì vậy, tôi định ra một mục tiêu cho bản thân: Tôi sẽ học thuộc câu đầu tiên của mỗi đoạn Pháp trong quyển “Chuyển Pháp Luân”, như thế tôi sẽ học thuộc toàn bộ quyển sách một cách nhanh nhất có thể.

Trong khoảng thời gian họ nghĩ rằng đang “chuyển hóa” tôi, tôi rất nhanh học thuộc tất cả câu đầu tiên của hơn 600 đoạn trong quyển “Chuyển Pháp Luân”, tôi có thể đọc thuộc một hơi từ đầu đến cuối. Khi đó tôi học thuộc nhuyễn đến mức độ nào? Tôi chỉ cần 1 giờ 40 phút để học câu đầu tiên của hơn 600 đoạn. Sau đó học thuộc cả đoạn thì chậm hơn nhiều, mỗi ngày tôi có thể học thuộc ba bài giảng “Chuyển Pháp Luân”. Mỗi câu đọc không sai một chữ, nhưng phần còn lại chỉ học xuôi xuống.

Trong tâm tôi nói với Sư phụ rằng: “Cảm ơn Sư phụ! Lần này con không sợ gì nữa”. Tôi nghĩ, ít nhất mình cũng có thể học thuộc Pháp; chao ôi, “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân Thiện Nhẫn hảo!”. Tôi tuyệt thực để giảng chân tướng; còn có thể phát chính niệm, ba việc đều làm. Mỗi ngày đều không sống vô ích, tuy trong tù nhưng vẫn làm ba việc.

Thời điểm đó, mỗi ngày có năm người tà ngộ, chưa kể là họ đến đều đặn hàng ngày. Sau khi họ nỗ lực “chuyển hóa” tôi trong hai tháng, và phát hiện tôi vẫn y vậy. Cảnh sát yêu cầu phạm nhân đoạt lại quyển “Chuyển Pháp Luân”. Mấy người giám sát tôi bắt đầu cứng rắn hơn, thay đổi hình thức tra tấn tôi, bao gồm một lần nọ đánh tôi bất tỉnh.

Đối với bạo lực bức hại thông thường, tôi cắn răng có thể vượt qua, không sao. Nhưng với những lần tra tấn một cách từ từ, thì tôi vượt qua rất khó khăn. Cuối cùng, khi tôi ngộ được Pháp lý từ việc học thuộc Pháp, thì mới vượt quan được. Ví dụ, khi tôi học thuộc Pháp đến đoạn “khí công võ thuật”, tôi đã vượt quan bị đánh đập. Có lúc, người giám sát vì muốn tôi hợp tác với họ, nên ngày nào cũng đánh vào cơ chân tôi. Cơ thể yếu ớt của tôi rất mẫn cảm với đau đớn, mỗi lần họ đánh, tim tôi đều đau nhói, thậm chí tôi biết họ đánh mạnh hơn nữa thì tôi sẽ bất tỉnh. Mấy hôm đó, tôi rất mâu thuẫn: Liệu mình có nên hợp tác với họ không? Nếu không nhỡ bất tỉnh thì sao? Liệu có nên dừng tuyệt thực không?…

Một ngày nọ, tôi học thuộc Pháp đến đoạn này trong chương “khí công võ thuật”:

“Họ bắt đầu vung tay, sao cho máu chảy ngược ra; bắp tay, bàn tay sẽ phồng lên. Thực tế là chúng phồng lên, sau đó họ dùng tay đánh vào [phiến] đá một cái, xương đã được đệm lót rồi, không trực tiếp chạm vào đá nữa, cũng không đau như trước nữa.” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)

Trước mắt tôi sáng lên: Ồ, phồng lên thì sẽ không đau nữa. Đến khi họ đánh chân mình sưng phồng lên thì không đau nữa! Được rồi, mình phải nhẫn một chút. Quả nhiên không quá mấy ngày, chân tôi đã sưng phồng lên, chỗ sưng to như trước khi tôi chưa tuyệt thực. Họ lại đánh và tôi không còn đau chút nào.

Tôi nhiều lần thực sự thể hội được rằng, trong hoàn cảnh tà ác phong bế, bản thân chỉ có dựa vào Pháp của Sư phụ mới có thể vượt qua được.

4. Phải đến quyển “Chuyển Pháp Luân” thứ ba, mới bắt đầu đường đường chính chính luyện công

Sau tám tháng bức hại bạo lực và “chuyển hóa” nhưng vẫn không có kết quả, họ bỏ “chuyển hóa” tôi, đồng thời buộc tôi ngừng tuyệt thực. Tuy nhiên tôi vẫn tiếp tục tuyệt thực. Chớp mắt, lại vài tháng nữa trôi qua.

Cho đến lúc này, đồng tu bên ngoài vẫn đang giúp tôi phát chính niệm. Sau này khi về nhà tôi mới biết, đồng tu ở quê nhà, đồng tu ở tỉnh thành, đồng tu địa phương nơi tôi cư trú, đồng tu ở khu vực nhà tù, gồm cả đồng tu ở thành phố của gia đình chồng, v.v., tất cả đều giúp tôi phát chính niệm.

Theo tôi, tuyệt thực là một cách chứng thực Pháp. Mỗi ngày trong tù đều có phạm nhân và bác sỹ từ trung tâm y tế đến để bức thực tôi một hoặc hai lần trong ngày. Mọi hành động bức thực xoay quanh tôi và sự tồn tại của tôi đều đang nói với mọi người rằng: Dẫu đệ tử Đại Pháp bị bắt giam phi pháp trong tù vẫn kiên định tín ngưỡng, vẫn tuyệt thực kháng nghị, dùng sinh mệnh của bản thân để nói lên chân tướng, nói với mỗi người rằng: “Pháp Luân Đại Pháp hảo!”.

Trong quá trình tuyệt thực, người khác nhìn tôi, và có thể cảm thấy tôi rất nguy hiểm, nhưng nội tâm tôi rất vững vàng. Cho đến khi tôi tuyệt thực khoảng một năm tám, chín tháng, thân thể tôi xuất hiện một số trạng thái bất thường, và tôi cảm thấy đây không phải là trạng thái mà người tu luyện nên có, gồm cả việc buổi tối tôi thường mơ thấy người thân đã qua đời. Lý trí mách bảo tôi cần nghiêm túc suy xét liệu có nên tiếp tục tuyệt thực, hay là dùng cách chứng thực Pháp khác.

Nhưng có thể dùng cách chứng thực Pháp nào đây? Tối ưu nhất là hô to: “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân Thiện Nhẫn hảo!”. Tôi cứ kiên trì tuyệt thực và hô “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, thực chất hai điều này có mâu thuẫn với nhau. Do tuyệt thực, nên tôi không có sinh lực, tiếng hô “Đại Pháp hảo” không thể truyền đi xa.

Nói đến hô “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, tôi nhớ Sư phụ đã từng đề cập đến việc hô “Đại Pháp hảo” trong giảng Pháp. Sư phụ giảng:

“Trên mạng lưới Minh Huệ có đăng một bài, có một học viên một mực giảng chân tướng Đại Pháp, hô lớn “Đại Pháp hảo”, bất kể bị đưa đến đâu, cảnh sát tà ác nói thế nào cũng không nghe, ‘ngươi đánh ta chửi ta thậm tệ đến mấy, ta cũng vẫn thế thôi.’” (Giảng Pháp tại Pháp hội vùng đô thị New York [2003], Giảng Pháp tại các nơi III)

“Bề ngoài thì hệt như biểu hiện của con người, [nhưng] thực chất không phải. Mà là đã tu luyện đến mức độ đó, thật sự đạt đến cảnh giới đó — bị bắt rồi, ta cũng không muốn quay về nhà, đã đến đây tức là ta đến để chứng thực Pháp vậy thôi — tà ác sợ hãi quá.” (Giảng Pháp tại Pháp hội vùng đô thị New York [2003], Giảng Pháp tại các nơi III)

Mỗi lần học đến đoạn Pháp này, tôi đều rất hối hận, tôi từng bị bắt cóc nhiều lần, nhưng chưa lần nào nghĩ đến việc cố gắng hết sức để thoát ra? Chưa lần nào thực hiện giống như Sư phụ giảng: “bị bắt rồi, ta cũng không muốn quay về nhà, đã đến đây tức là ta đến để chứng thực Pháp vậy thôi” (Giảng Pháp tại Pháp hội vùng đô thị New York [2003], Giảng Pháp tại các nơi III)

Tôi xấu hổ quá! Sau khi suy nghĩ lí trí, tôi cân nhắc liệu nên hô “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo” thay cho tuyệt thực để chứng thực Pháp hay không. Tôi chuẩn bị dừng tuyệt thực có điều kiện. Tôi đưa ra điều kiện với họ: Đồng ý đưa cho tôi quyển “Chuyển Pháp Luân” thì tôi sẽ ngừng tuyệt thực; không đồng ý thì tôi tiếp tục tuyệt thực.

Họ đã đồng ý, và đưa cho tôi một quyển “Chuyển Pháp Luân”. Đây là quyển “Chuyển Pháp Luân” thứ ba mà tôi cầm được trong nhà tù.

Sau khi ngừng tuyệt thực, sức khỏe tôi hồi phục rất nhanh, và mau chóng bắt đầu luyện công một cách đường đường chính chính. Trong khu nhà tù, tôi rất tự do, muốn học Pháp thì có thể tùy ý học bất cứ lúc nào. Tôi còn có thể đọc tất cả kinh sách và kinh văn của Sư phụ, thậm chí cả “Tập san Minh Huệ” cũng có thể đọc.

Tôi cũng luyện công bất cứ lúc nào trong 24 giờ. Trong phòng giam tôi vốn có gắn camera, họ vì “thuận tiện quản lý” nên đã chuyển tôi sang một phòng giam trong cùng không có camera. Người giám sát nói với tôi rằng: “Thế này thì phòng giám sát trại giam sẽ không thấy chị luyện công”.

Một lần, trưởng đại đội cai ngục đến phòng giam nhìn thấy tôi đang luyện “Thần Thông Gia Trì pháp”, liền hỏi tôi một câu: “Đang làm gì vậy? Nhắm mắt dưỡng tinh thần à?”

5. Hô khẩu hiệu chứng thực Đại Pháp, giảng chân tướng, khuyên tam thoái

Thuận theo việc thể lực của tôi rất nhanh hồi phục, giọng nói của tôi cũng ngày càng vang xa hơn, khi hô “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân Thiện Nhẫn hảo!” cũng to rõ hơn. Tôi bị giam phi pháp trên tầng khá cao, hơn nữa cũng không bao giờ ra ngoài lao động, mỗi ngày tôi đều hô “Pháp Luân Đại Pháp hảo” qua cửa sổ. Tôi thường có thể thấy cảnh sát vũ trang bên bức tường lớn của nhà tù nhìn tôi khi tôi hô “Đại Pháp hảo”. Tôi chỉ hô “Pháp Luân Đại Pháp hảo” khi thấy có hiệu quả tốt nhất, ví như khi lính canh tập trung lên ca và xuống ca, khi phạm nhân lao động xong quay về, khi có người đến thăm hoặc kiểm tra nhà tù, v.v..

Chứng thực Pháp phải trí huệ và hiệu quả thực tế. Tôi vừa hô vừa quan sát hiệu quả, không ngừng tổng kết nội dung khẩu hiệu hay nhất và thời gian hô hợp lý nhất. Khi tôi hô khẩu hiệu, đều sẽ có phạm nhân hưởng ứng và hô theo tôi. Tôi hô: “Pháp Luân Đại Pháp hảo…”, họ sẽ cùng hô “Hảo…”; tôi hô: “Chân Thiện Nhẫn hảo…”, họ sẽ hô: “Hảo…”; tôi hô: “Trời diệt Trung Cộng…”, họ sẽ hô: “Diệt…”; tôi hô: “Thoái đảng bảo mệnh…”, họ sẽ hô: “Thoái…”. Lính canh nhìn thấy các phạm nhân hô như vậy cũng vui vẻ như xem cảnh náo nhiệt vậy.

Bốn câu trên là bốn câu khẩu hiệu tôi thường hô. Sau khi hô xong bốn câu này, tôi còn hô một số khẩu hiệu giảng chân tướng khác, thay đổi theo thời gian. Khi tôi hô khẩu hiệu khác, các phạm nhân tĩnh tĩnh lắng nghe.

Khi hô với phạm nhân, có thể hô khi họ đi ra ngoài lao động, hoặc lúc họ làm xong trở về, cũng có thể hô lúc họ bắt đầu hoặc kết thúc. Sau khi thử nghiệm hết lần này đến lần khác, tôi nhận thấy không nên hô quá nhiều lần. Mỗi ngày hô một lần với phạm nhân là được rồi, nếu hô hai lần sẽ khiến họ nhàm chán. Tôi cũng tìm hiểu về việc hô khi họ bắt đầu và kết thúc lao động. Chiểu theo thời gian lao động, khi phạm nhân vừa ăn cơm xong, sức lực nhiều, hô sẽ có hiệu quả tốt, phải không? Thực chất không phải, mà hiệu quả tốt là lúc lao động xong quay về.

Tôi hỏi phạm nhân: “Vì sao lúc làm xong quay về lại háo hức hô với tôi như vậy?”

Họ nói: “Làm việc cả ngày mệt muốn chết, họ đều muốn mắng chửi Đảng Cộng sản, nhưng không dám mắng. Khi cùng đệ tử Đại Pháp hô ‘diệt nó’ thì thật hả hê!”

Tôi nghĩ, họ trong cảnh tù tội mà có thể hô cùng tôi những khẩu hiệu này, tính ra cũng là những sinh mệnh không tệ.

Tôi cũng thấy rằng, nếu trạng thái tu luyện của tôi không tốt, ví như đêm nằm mộng không giữ vững tâm tính, hôm sau hô khẩu hiệu thường có người gây rối thay vì hô hưởng ứng. Xác thực là, trong hoàn cảnh tà ác, thực sự không thể buông lỏng bản thân.

Trước đây, khi tôi tuyệt thực, nhà tù không cho phép tôi tiếp xúc phạm nhân. Ngoại trừ vài người giám sát và mấy phạm nhân cùng bác sỹ bức thực ra, tôi không thể khuyên tam thoái cho ai khác (thoái xuất khỏi các tổ chức Đảng, Đoàn, Đội của Trung Cộng). Khi ngừng tuyệt thực, tôi liền có thể tùy ý hoạt động. Trong nhà tù liên tục có người mới đến, cũng có người mãn hạn về nhà. Khi hoàn cảnh của tôi tốt hơn, tôi có thể khai mở việc giảng chân tướng và khuyên tam thoái. Hầu hết các phạm nhân cùng đội với tôi đều đã làm tam thoái. Trong 100 người cũng còn lại không quá một hoặc hai người. Ngoài ra còn có bốn lính canh đã dùng hóa danh để thoái đảng.

6. Chép sách “Chuyển Pháp Luân” và kinh văn mới, truyền danh sách tam thoái lên mạng

Có khoảng thời gian tôi chép Pháp, tôi đã chép quyển “Chuyển Pháp Luân” hai lần. Tôi dùng giấy trắng viết chữ nhỏ, chép mặt trước và mặt sau, sau đó sử dụng băng keo trong để dán hoàn toàn một mặt, làm như vậy khi lật qua lại nhiều lần cũng không bị rách, thuận tiện truyền tay nhau đọc. Tôi đưa cho đồng tu trong nhóm xem, khi đồng tu ra ngoài lao động lại mang theo đến xưởng, và đưa cho đồng tu của nhóm khác xem.

Trong tù, người thường minh chân tướng lại có chính nghĩa đã giúp chúng tôi truyền kinh văn mới. Sau khi kinh văn mới của Sư phụ được đăng, thông qua kênh đặc thù, căn bản vào ngày thứ ba là đến tay tôi. Ngày thứ tư, nếu đồng tu nào có thể liên lạc với tôi nội trong nhà tù thì sẽ xem được kinh văn mới của Sư phụ.

Trong thời gian ấy, một số đồng tu bị bắt giam phi pháp trong tù đều tuyên bố thanh minh, từ đó quay lại tu luyện từ đầu, một số cũng giành được quyền tự do luyện công. Các đồng tu thông qua học Pháp, chính niệm trở nên mạnh, lần lượt chuyển danh sách tam thoái đến tay tôi. Sau đó, tôi nhanh chóng chuyền danh sách đó ra khỏi nhà tù và đăng lên mạng.

Kết thúc bài viết, xin chia sẻ đoạn Pháp này của Sư phụ để khuyến khích các đồng tu:

“Tôi thường thấy các học viên như thế: ‘Ngươi không cho ta luyện ta cứ luyện, ngươi không cho ta học ta cứ học, ta không nghe theo tà ác các ngươi; chẳng phải ngươi đang lấy sinh tử ra uy hiếp ta chăng?’ Tất nhiên Sư phụ ở đây giảng ra điều ấy, đó là đối với người tu luyện các vị mà giảng; nhưng Sư phụ cũng không muốn giảng; người thường nghe thấy sẽ không hiểu. Tôi nói với chư vị, khi thật sự vứt bỏ được sinh tử thì chư vị làm gì cũng có thể được!” (Giảng Pháp tại Pháp hội vùng đô thị New York [2003], Giảng Pháp tại các nơi III)

Khấu tạ Sư tôn!

(Pháp hội chia sẻ tâm đắc tu luyện của đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc Đại lục lần thứ 18 trên Minh Huệ Net)

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác phát hành trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/11/21/明慧法会-黑狱之中背法闯关-433265.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/11/22/196685.html

Đăng ngày 01-12-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share