Bài viết của Lý Lị, học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 12-04-2021] Cô Lý Lị người gốc tỉnh Hắc Long Giang. Cô phải trải qua một cuộc sống đầy khó khăn, năm 1992 mẹ cô qua đời vì một căn bệnh không rõ nguyên nhân và năm 1994 thì đến lượt anh trai bị u não. Năm 1981, cô kết hôn nhưng không may lại trở thành nạn nhân của nạn bạo hành gia đình trong suốt cuộc hôn nhân của mình. Chồng cô ngoại tình, và cuối cùng đã ly hôn với cô vào năm 1996, không lâu sau anh lại tái hôn với vợ của người anh quá cố của cô.

Bất chấp những khó khăn và đau buồn, cô Lý vẫn chiểu theo Chân-Thiện-Nhẫn, và thậm chí chồng cũ của cô đã bảo vệ cô sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1999. Một phóng viên truyền hình, một người bạn của anh ấy, định phỏng vấn anh và muốn anh đổ lỗi cho Pháp Luân Đại Pháp đã làm đổ vỡ cuộc hôn nhân của anh với cô Lý. Nhưng anh đã kiên quyết từ chối lời mời phỏng vấn của bạn mình. Trong thời gian cô Lý bị bắt giam phi pháp vì tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, anh đã giúp cô cất giữ các cuốn sách Đại Pháp ở một nơi an toàn. Sau khi được trả tự do, cô buộc phải sống xa nhà để tránh bị bắt giữ lần nữa, anh đã thay cô chăm sóc cho con trai của họ chu đáo.

Sau đó, cô Lý qua đời vì bị bức hại. Dưới đây là loạt 10 bài được biên tập dựa trên lời kể của cô.

Mặc dù trải qua đau khổ và bất hạnh, nhưng tôi vẫn vui vẻ và đối xử tốt với những người đã ngược đãi tôi.

(Tiếp theo Phần 5)

Tiêu trừ nghiệp lực

Tôi đã phải trải qua những khổ nạn ngay khi bước vào tu luyện chân chính. Đầu tiên là quá trình tiêu nghiệp, tôi phải dạy học sinh buổi chiều nhưng buổi sáng hôm ấy tôi bị đau bụng dữ dội. Tôi nghĩ: Làm sao mình có thể lên lớp dạy học trong tình trạng như thế này? Nhưng tôi không có lựa chọn nào khác, bởi vì sẽ lãng phí thời gian của học sinh nếu không có giáo viên đứng lớp. Trên đường đến lớp bụng tôi vẫn bị đau, nhưng ngay khi tôi bước vào lớp và bắt đầu tiết học thì cơn đau biến mất. Lớp học vẫn diễn ra tốt đẹp, cơn đau lại xuất hiện ngay khi lớp học kết thúc. Tôi tức tốc trở về nhà, cơn đau đến mức khiến tôi không thể chào hỏi những người quen gặp trên đường. Sau khi leo lên đến tầng sáu nơi căn hộ tôi ở thì toàn thân tôi đã ướt đẫm mồ hôi và tôi chỉ kịp lao vào phòng tắm.

Tôi thầm nói trong tâm: “Thưa Sư phụ, hôm nay con đã làm được rồi”. Tôi biết nghiệp lực của tôi đang được tiêu trừ. Hơn nữa, Sư phụ đã an bài ổn thỏa mọi thứ để tôi vẫn có thể lên lớp dạy học một cách bình thường, tôi cũng hiểu rằng đây không phải là bệnh mà là quá trình tiêu trừ nghiệp lực.

Trước đây, khi bị viêm amidan cổ họng tôi sẽ bị sưng, đau nhức kèm theo mủ và sốt. Lần này có sự khác biệt, họng tôi có mủ nhưng tôi không sốt, có khi chỉ sốt cao không ngồi dậy được nhưng cổ họng không đau. Có lần, cơn sốt kéo dài đến hai ngày và tôi chỉ ăn được một ít cơm canh. Nhưng sang đến ngày thứ ba, cơ thể tôi lại tràn đầy năng lượng. Tôi biết rõ loại biểu hiện bất thường này, giống như bị bệnh nhưng không phải là bệnh. Đối với một người đã trải qua nhiều bệnh tật và đau đớn trong một thời gian dài như tôi, tôi không coi đây là cái gì đó khó vượt qua. Có lẽ tôi đã phải chịu đựng rất nhiều đau đớn vì nghiệp bệnh trước khi tu luyện nên sẽ không có nhiều nghiệp bệnh phải tiêu trừ sau khi tôi bước vào tu luyện. Thay vào đó, những khó khăn tôi gặp phải chủ yếu liên quan đến đề cao tâm tính.

Mâu thuẫn với chồng gia tăng

Chồng tôi nghe tin mẹ bị ốm liền vội vã từ Vũ Hán trở về, nhưng lúc đó mẹ anh đã khỏi bệnh nên anh đã hối thúc bà quay về nhà. Vì đã chuẩn bị sẵn 3.000 nhân dân tệ để chữa bệnh cho mẹ chồng nên tôi lấy số tiền đó đưa cho bà. Chồng tôi đã gây gổ với tôi vì đã đưa tiền cho mẹ anh ấy. Tôi nhớ rằng mình là một học viên nên quyết định không tranh cãi với anh. Tôi cũng không nghĩ đó là chuyện gì to tát, hơn nữa là đưa tiền cho mẹ chồng. Tôi không cho rằng làm như vậy là sai và cảm thấy rất bình tĩnh. Tôi sẽ không xử lý được như vậy nếu tôi không phải là một học viên, có thể tôi vẫn sẽ đưa tiền cho mẹ chồng nhưng tôi sẽ không chấp nhận bị cho là sai vì tôi cho rằng “Chẳng có gì sai khi đưa tiền cho mẹ chồng?”.

Không phải ngẫu nhiên mà chồng tôi hay chỉ trích và dễ nổi nóng vô cớ với tôi. Nhìn bề ngoài là do chúng tôi không hợp nhau nhiều năm qua khiến gia đình luôn bất hòa. Trước khi bước vào tu luyện, tôi đã gần như gục ngã vì anh nên đã yêu cầu ly hôn và anh đã đồng ý vào năm 1991. Khi anh có được chứng chỉ và trở về từ Đại học Vũ Hán nên chúng tôi đã nộp đơn ly hôn ra tòa. Đến lúc trường hợp ly hôn của chúng tôi được thụ lý thì bị thiếu một loại giấy tờ nên anh đã phải quay lại Đại học Vũ Hán để lấy. Bằng cách nào đó mà đồng nghiệp của tôi đã biết chuyện này nên văn phòng đã đứng ra can thiệp và muốn chúng tôi hòa giải. Vì nghĩ rằng chồng tôi sẽ sớm tốt nghiệp nên chúng tôi quyết định đợi đến khi anh tốt nghiệp. Mặc dù đã hoãn lại chuyện ly hôn nhưng mối quan hệ giữa chúng tôi vẫn không thể hòa hợp. Nhưng giờ đây, tôi đã là một học viên nên tôi phải thay đổi bản thân tốt lên và sẽ không nhắc đến ly hôn nữa. Hơn nữa tôi muốn làm tốt mọi thứ vì tôi không muốn chồng nói những điều không tốt về Pháp Luân Công chỉ vì tôi làm không tốt.

Trở về nhà lần này, anh vẫn tiếp tục khó chịu với tôi mỗi ngày mà tôi không biết lý do vì sao. Thêm vào đó, anh thường xuyên xuống nhà để nghe điện thoại. Tôi chỉ cảm thấy hơi kỳ lạ nhưng không nghĩ nhiều về nó. Thấy tôi không thể hiểu được mọi chuyện thì anh bắt đầu kể về những việc anh đang làm mỗi ngày. Anh đã gặp một người bạn học cũ ở Đại học Vũ Hán và họ rất thân với nhau. Sau đó anh đã kể cho tôi nghe mọi chuyện. Anh nói rằng anh đang yêu người này và mối quan hệ của họ đã rất sâu đậm. Tuy nhiên, người phụ nữ này đã kết hôn. Khi nghe thấy điều này, cảm xúc của tôi đã trào dâng với tất cả các loại trạng thái. Tôi nghĩ: làm thế nào anh có thể làm điều này với tôi? Làm thế nào anh có thể làm tổn thương tôi như thế này? Sau đó tôi nhận ra rằng mình là một học viên, tôi biết mình không nên phản ứng như vậy. Tôi cố kìm nước mắt và không muốn tiếp tục nói chuyện. Nhưng trong lòng tôi cảm thấy rất tệ. Tất cả những chuyện đã xảy ra trong quá khứ hiện ra trước mắt tôi một cách sống động. Tôi đã hy sinh tất cả cho anh và bây giờ tôi đã đánh đổi cả cuộc đời mình để có được thành công cho anh. Nhưng không ngờ tôi lại bị anh đối xử như vậy, lòng tôi đau nhói.

Đối diện với vấn đề sức khỏe của người thân trong gia đình

Vấn đề vợ chồng chưa được giải quyết thì tôi đã phải đối diện với một thử thách khác. Em trai của tôi ở tỉnh Hắc Long Giang đã viết một bức thư cho tôi nói rằng em đã bị u não ác tính và muốn hỏi tôi phải làm gì. Mẹ tôi đã qua đời từ khi chúng tôi còn nhỏ và lần này bệnh tật của em trai là một đòn giáng nặng nề đối với cha. Em là con thứ ba trong gia đình và là người con trai duy nhất của bố mẹ tôi.

Sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm Cáp Nhĩ Tân, em làm giảng viên ngoại ngữ tại một trường cao đẳng sư phạm. Năm 33 tuổi, em đã là phó giáo sư trẻ nhất của trường. Khi đó, em vừa du học từ Nhật Bản trở về với tư cách là một học giả thỉnh giảng, trẻ tuổi và tài năng. Em còn có một cô con gái xinh xắn và đáng yêu lên năm hoặc sáu tuổi. Tôi và em trai rất thân thiết với nhau từ bé, tôi đã chứng kiến em trưởng thành.

Em trai rất tin tưởng và tôn trọng tôi. Khi biết tin về sức khỏe của em trai, tôi quyết định gác lại mọi việc để chăm sóc cho em. Bố, các chị và tôi đưa em trai đi khám sức khỏe ở Bắc Kinh vào mùa hè năm 1993. Lúc đó, chồng tôi đã tốt nghiệp Đại học Vũ Hán và dạy luật tại Đại học Công tố Quốc gia thuộc Viện Kiểm sát Tối cao ở Bắc Kinh. Anh không có nhà riêng mà sống trong khu ký túc xá của trường đại học. Sau khi đón chúng tôi tại ga tàu Bắc Kinh, Lục đưa chúng tôi đến bệnh viện Thiên An để khám. Kết quả chụp phim được chẩn đoán là khối u ác tính. Mọi người trong gia đình đều cảm thấy buồn khi biết tin và bố tôi đã khóc. Là một học viên, tinh thần của tôi không thể giống như họ, tôi phải vượt qua quan này thật tốt.

Em trai đã tiến hành phẫu thuật tại bệnh viện Thiên An và các bác sĩ đã cắt bỏ phần lớn khối u. Sau khi em trai bình phục, vì sợ bệnh sẽ tái phát nên bố tôi đã đưa em trai đi phẫu thuật bằng dao Gamma ở thành phố Truy Bác của tỉnh Sơn Đông.

Đối diện với sự phản bội công khai

Lần này tôi đã không đi mà ở lại Bắc Kinh để đối mặt với những khổ nạn của tôi với Lục. Người phụ nữ đó liên tục viết thư cho anh bằng địa chỉ ký túc xá đại học, và tôi cũng sống trong ký túc xá đại học. Lục cho tôi xem “bức thư tình” của cô ta và cho tôi nghe băng ghi âm từ người phụ nữ đó. Tại sao trên trái đất lại có những thứ như vậy? Làm sao anh ta có thể chia sẻ điều này với tôi? Đôi khi anh ta kể cho tôi nghe chi tiết về những gì anh ta và người phụ nữ đó đã làm khi họ ở bên nhau. Tôi nhận ra rằng tất cả những điều này đang nhắm vào trái tim tôi. Đó là một cái kim châm chọc tôi hết lần này đến lần khác. Anh ta dùng nó để xem tôi phản ứng và xử lý như thế nào. Việc em trai mắc bệnh hiểm nghèo và những gì Lục đã làm gần như cùng lúc nhắm vào tôi. Nhưng như thế vẫn chưa đủ, Lục còn thường la mắng tôi trước mặt người thân trong gia đình tôi. Nhìn anh, tôi lặng người và tự nhắc mình phải nhẫn nhịn. Tôi không còn là một người thường nữa và những gì anh ấy làm là giúp tôi đề cao trong tu luyện. Dù có suy nghĩ như vậy nhưng tôi vẫn rơm rớm nước mắt và chua xót trong lòng.

Do vấn đề của em trai đã tạm ổn nên tôi chỉ ở lại Bắc Kinh vài ngày trước khi trở về Trường Xuân. Các giáo viên khác đã giúp tôi đứng lớp trong thời gian tôi đi vắng nên bây giờ tôi phải tiếp tục giảng dạy.

Sư phụ thảo luận về các vấn đề tu luyện

Khi rảnh rỗi, tôi thường đến nhà cụ Từ để thiền và gặp gỡ với các bạn đồng tu tại nhà của ông ấy, thỉnh thoảng tôi có thể được gặp Sư phụ.

Một lần, Sư phụ mang một video có tựa đề Tiểu sử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cho một vài người chúng tôi xem. Đoạn phim được quay ở nước ngoài và nói về quá trình Thích Ca Mâu Ni truyền Pháp và cứu người. Bộ phim được bắt đầu từ khi Thích Ca Mâu Ni từ bỏ ngai vàng để trở thành một nhà sư, cũng như quá trình Ngài tu luyện gian khổ trong núi sâu đến khi giác ngộ dưới cội bồ đề và cứu người. Đây là lần đầu tiên tôi xem một bộ phim về một vị Phật. Vài ngày sau, Sư phụ đến và vài người trong chúng tôi ngồi xung quanh Ngài.

Sư phụ hỏi: “Các vị thấy bộ phim thế nào?”. Sư phụ muốn hỏi về cảm nhận và sự hiểu biết của chúng tôi khi xem bộ phim.

Vào thời điểm đó, tôi biết rất ít về Thần Phật và không hiểu nhiều, nhưng tôi đã hiểu sâu sắc về một khía cạnh. Tôi nói với Sư phụ: “Thời kỳ tu luyện của Phật Thích Ca Mâu Ni quá vất vả”.

Tôi hiểu rằng, việc tu luyện của chúng tôi bây giờ không quá khó khăn vì cuộc sống của chúng tôi hầu như không thay đổi. Chúng tôi vẫn có thức ăn để ăn và quần áo để mặc và cuộc sống sinh hoạt vẫn diễn ra như bình thường.

Các học viên đối mặt với khổ nạn gia đình

Trong những ngày đầu tiên đó, nhiều học viên ở Trường Xuân đã gặp phải những khó nạn trong gia đình. Chúng tôi đã không tu luyện trong một thời gian dài nên vượt qua đại nạn không hề dễ dàng. Chẳng hạn trường hợp của người đồng nghiệp trong Văn phòng Nghiên cứu và Giảng dạy của tôi, chồng cô ấy đã đối xử rất tốt với cô trước khi cô tu luyện. Nhưng sau khi cô trở thành một học viên thì anh chồng thường xuyên cãi nhau với cô.

Cô ấy nói với tôi rằng có lần chồng cô còn rút dao ra như muốn giết cô. Mặc dù cô đã kìm chế và thuyết phục được chồng nhưng cô ấy vẫn không thể bỏ qua và cảm thấy đau khổ. Cô ấy nói với tôi: “Lý Lị, sau này hai chúng ta có thể dọn ra ngoài sống cùng nhau, chúng ta sẽ không phải chịu đựng những điều này và có thể chăm sóc cho nhau“. Tôi nói: “Chúng ta không thể làm như vậy, tu luyện không phải như thế”. Một dịp khác, một số học viên chúng tôi đã gặp Sư phụ và đồng nghiệp đó đã hỏi câu hỏi tương tự. Không cần suy nghĩ, tôi nói: “Chúng ta không thể né tránh mâu thuẫn”. Tôi biết Sư phụ đã đồng ý với câu nói của tôi.

Với học vị Tiến sĩ và phong hàm phó giáo sư, chồng tôi đã được phân một căn hộ ba phòng ngủ ở Bắc Kinh. Đó là một căn hộ lớn nằm ở số 410, tòa nhà 84 Vĩnh Lạc, quận Thạch Cảnh Sơn. Khi tôi không có tiết dạy, tôi sẽ đến Bắc Kinh để cải tạo căn hộ. Sau khi sửa sang xong, chồng tôi đã đón mẹ và con trai chúng tôi đến đó sống. Vì công việc của tôi không thể chuyển đến Bắc Kinh trong thời gian ngắn nên tôi tiếp tục ở lại Trường Xuân. Thỉnh thoảng, anh ấy cũng từ Bắc Kinh đến thăm tôi.

Trong suốt thời gian đó (khoảng 18 tháng), tôi đã tham dự một số hoạt động ở Trường Xuân bao gồm Pháp hội đầu tiên do các học viên tổ chức. Khi nghe các bài chia sẻ, tôi nhận thấy rằng nhiều học viên đã nói về Phật giáo. Tôi ngay lập tức nhận ra rằng những điều này không nằm trong phạm trù các bài giảng của Pháp Luân Đại Pháp. Nó liên quan đến một vấn đề “bất nhị pháp môn”. Vì trước đây tôi đã có những bài học sâu sắc về vấn đề này nên tôi rất nhạy cảm với nó. Sau khi phát hiện ra vấn đề này, tôi đã chia sẻ suy nghĩ của mình với người phụ trách.

Pháp hội đầu tiên của Pháp Luân Đại Pháp [Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm tu luyện]

Sau khi toàn bộ học viên Trường Xuân đã tu luyện được một thời gian, những người phụ trách đã quyết định tổ chức Pháp hội. Đây là lần đầu tiên! Vào thời điểm đó, các học viên đều nhận ra tầm quan trọng của Pháp hội và gọi đó là “Cuộc hội ngộ đầu tiên của các học viên Pháp Luân Công”. Mặc dù trời đã tối nhưng chúng tôi vẫn hao hức chuẩn bị phông nền bằng cách cắt ghép các chữ lớn lại với nhau: “Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm của các học viên Pháp Luân Công Trường Xuân”.

Chúng tôi cũng dán lên đó bài thơ của Sư phụ:

“Công tu hữu lộ tâm vi kính

Đại Pháp vô biên khổ tố chu”. (Pháp Luân Đại Pháp, Hồng Ngâm)

“Tu luyện có đường tâm là tắt

Đại Pháp vô biên khổ làm thuyền”. (Pháp Luân Đại Pháp, Hồng Ngâm)

Các học viên ai cũng tươi cười khi đến với Pháp hội đầu tiên được tổ chức tại Đại học Cát Lâm. Họ đến sớm và có vẻ như mọi người đang được tham dự một lễ kỷ niệm lớn. Bầu trời hôm đó trong xanh đặc biệt. Tôi đã đứng ở cửa sau giảng đường đại học Cát Lâm, nhìn lên bầu trời xanh với một niềm hạnh phúc không thể nói thành lời. Sau đó, các học viên lên sân khấu để chia sẻ, một số thì đọc các bài viết đã được chuẩn bị sẵn, một số khác thì không mang theo bất cứ thứ gì, và còn có những người đứng nói mà không được chuẩn bị trước. Họ nói về những thay đổi mà họ đã trải qua sau khi bước vào tu luyện Pháp Luân Công.

Có một học viên được mọi người gọi là Lão Quách. Ông ấy đã chia sẻ về việc vợ ông được bế vào lớp học của Sư phụ và có thể đứng dậy và tự bước ra ngoài vào ngày hôm đó. Ông cũng mô tả cảnh vợ ông được tiêu nghiệp sau khi tham gia lớp học. Hai vợ chồng già cùng nhau tu luyện và động viên lẫn nhau. Khi vợ ông cảm thấy rất đau đớn khi vượt quan nghiệp bệnh và bà đã phải lăn lộn trên sàn nhà, Lão Quách đã nói với vợ: “Cha của bà đã từng giết lợn và bà cũng đã tích rất nhiều nghiệp lực. Nếu không có những đau đớn như vậy, làm sao bà có thể tiêu trừ được nghiệp lực? Bà phải cố gắng vượt qua”. Vợ của ông đã hiểu rất rõ về sự cải thiện tuyệt vời mà bà đã trải qua sau khi tham gia khóa giảng Pháp của Sư phụ nên bà ấy có thể vượt qua những khó khăn và gian khổ dù phải chịu đau đớn thế nào.

Pháp hội diễn ra rất sôi động và truyền cảm hứng cho các học viên, nhiều người đã xúc động rơi nước mắt. Toàn cảnh Pháp hội đã được ghi hình. Khi chúng tôi xem lại đoạn băng video về Pháp hội, tôi có thể nhìn thấy những cảnh vi diệu. Vào lúc các học viên bước vào hội trường, từ trên cao bầu trời xuất hiện một mảng hoa văn giống như những chiếc mũ rơm, chúng nhanh chóng bay vào bên trong hội trường qua lối vào phía bắc. Một cột sáng dày xuất hiện ở trung tâm khán phòng và phóng thẳng lên bầu trời và vũ trụ.

Vài ngày sau, Sư phụ trở về sau một khóa giảng Pháp ở một nơi khác và Ngài đã xem đoạn video. Lão Quách kể lại: khi xem video, Sư phụ nói rằng tất cả những người nên đến Pháp hội đều đã ở đó, tất cả mọi người đều có ở đó ngoại trừ Sư phụ.

Vợ của lão Quách nói riêng với tôi rằng: “Sư phụ đã rơi nước mắt khi xem video”. Tôi đã rất xúc động khi nghe điều này, tôi cảm thấy Pháp hội lần này vô cùng đặc biệt và thiêng liêng.

Trong thời gian đó, một số người trong chúng tôi, bao gồm cả gia đình của lão Quách và hai học viên mà tôi không quen biết, đã lái xe đến quê hương của Sư phụ ở Công Chủ Lĩnh. Ngôi nhà mà Sư phụ từng ở nằm ở trung tâm của Công Chủ Lĩnh. Đó là một ngôi nhà ngói xám giống như một dãy phòng trọ. Các phòng bên ngoài và bên trong đều nhỏ, mỗi phòng có một bếp lửa nhỏ thường thấy ở vùng đông bắc Trung Quốc. Chúng tôi lấy thước và đo kích thước từ trong ra ngoài của ngôi nhà, đó là mục đích chính của chuyến đi này. Tôi đưa tay vuốt những viên gạch trên tường, cẩn thận nhìn mọi thứ ở đây và nghĩ: Đây là nơi mà Sư phụ đã từng ở, mọi thứ ở đây sẽ được ghi chép lại trong tương lai và nó thật ý nghĩa. Vào thời điểm đó tôi không biết nhiều về Sư phụ, hoặc ngộ ra từ Pháp. Nhưng bằng cách nào đó tôi có thể cảm nhận được rằng ngôi nhà này và nơi này sẽ rất có ý nghĩa trong tương lai. Chúng tôi đã chụp một bức ảnh tập thể trong nhà. Khi bức ảnh được in ra, tôi thấy một dây ánh sáng trắng đang quay xung quanh chúng tôi. Một số học viên nói rằng tất cả chúng đều là Pháp Luân.

(Còn tiếp)

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/4/12/421625.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/10/31/196394.html

Đăng ngày 31-12-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share