Bài viết của các phóng viên Minh Huệ tại Vancouver

[MINH HUỆ 10-12-2021] Các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức mít-tinh trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại Vancouver vào ngày 8 tháng 12 năm 2021 để ghi dấu Ngày Nhân quyền Quốc tế 10 tháng 12. Hội nghị Thượng đỉnh Dân chủ Toàn cầu bắt đầu vào ngày 8 tháng 12 và có sự tham gia của Thủ tướng Canada, ông Trudeau. Các học viên tại Vancouver đã hối thúc Thủ tướng Trudeau lên tiếng vì nhân quyền, yêu cầu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thả các công dân Canada bị giam giữ ở Trung Quốc và có chế tài trừng phạt đối với các quan chức của ĐCSTQ tham gia bức hại nhân quyền.

5eb4157a8ca05ddd255075cd33990a2a.jpg

72235a9ef9b2801f43c616ad25558889.jpg

Các học viên tổ chức mít-tinh trước Lãnh sứ quán Trung Quốc tại Vancouver ngày 8 tháng 12

Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp: Chính phủ Canada không nên trở thành đồng lõa của ĐCSTQ

Bà Tô Trương, người phát ngôn của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Vancouver, đã đọc thông cáo của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Canada tại buổi mít-tinh. Hiệp hội hối thúc chính phủ Canada yêu cầu ĐCSTQ thả công dân Canada, bà Tôn Thiến, bị bức hại tàn bạo ở Trung Quốc vì tu luyện Pháp Luân Công. Họ cũng yêu cầu thả tất cả người thân của các công dân Canada đang bị bức hại.

Bà Tôn, chủ doanh nghiệp người Canada gốc Trung Quốc tại Vancouver, bị ĐCSTQ kết án tám năm tù vào ngày 30 tháng 6 năm 2020 vì tu luyện Pháp Luân Công.

Bà Trương cho hay: “Hiện tại, 12 người thân của các công dân Canada đang bị cầm tù phi pháp ở các nhà tù hoặc ngục giam của Trung Quốc, trong đó có cả bà Dương Cảnh Nghiên, một công dân Canada đã 94 tuổi, và con gái của một người đàn ông Vancouver đã cao tuổi.

Trong bài phát biểu, bà Trương chỉ ra rằng việc ĐCSTQ tiến hành bức hại, tra tấn, giết hại và phỉ báng các học viên Pháp Luân Công đơn giản chỉ vì đức tin của họ là hoàn toàn trái với đạo đức.

Bà kêu gọi chính phủ Canada phản đối cuộc bức hại: “Chính phủ chúng ta càng giữ im lặng đối với cuộc bức hại Pháp Luân Công, thì đồng nghĩa với việc càng biến mình trở thành đồng lõa trong cuộc bức hại này. Chúng ta đối với ĐCSTQ càng trở nên mềm yếu thì ĐCSTQ càng tấn công mãnh liệt hơn vào nền dân chủ, các giá trị quan, giá trị đạo đức của Canada, như chúng ta đang thấy hiện nay.”

Kêu gọi trừng phạt các quan chức ĐCSTQ liên quan đến cuộc bức hại

Thông cáo cũng chỉ ra rằng, theo Đạo luật Magnitsky, 150 quan chức Trung Quốc vi phạm nhân quyền cần bị trừng phạt và cấm nhập cảnh vào Canada, đồng thời cần đóng băng tài sản của họ ở Canada.

Vào Ngày Nhân quyền Quốc tế năm trước, Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp đã đệ trình một danh sách gồm 150 quan chức Trung Quốc tới Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Canada và cung cấp bằng chứng về việc những quan chức này đã vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đối với các học viên Pháp Luân Công.

Đạo luật có tên gọi Magnitsky là được đặt theo tên của luật sư Sergei Magnitsky của Moscow. Ông bị bắt và bị cầm tù vào tháng 11 năm 2008, sau khi phơi bày hành vi gian lận thuế của các quan chức Nga. Sau một năm bị giam giữ ở nhà tù Moscow và bị tra tấn tại đó, ông đã qua đời vào tháng 11 năm 2009. Cái chết của luật sư Magnitsky đã dấy lên phản ứng mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế.

Hoa Kỳ và Canada đã lần lượt thông qua Đạo luật Trách nhiệm Giải trình Magnitsky Toàn cầu vào năm 2016 và 2017. Liên minh Châu Âu gồm 27 nước thành viên đã thông qua phiên bản Châu Âu của Đạo luật Magnitsky vào tháng 12 năm 2020. Tháng 3 năm 2021, Liên minh Châu Âu EU trừng phạt bốn quan chức Trung Quốc và một tổ chức và áp đặt biện pháp trừng phạt đối với những cá nhân này thông qua việc thực thi lệnh cấm đi lại và đóng băng tài sản của họ.

Trong bài phát biểu, bà Trương cho biết: “Hiện nay ở Trung Quốc, Pháp Luân Công vẫn là một nhóm lớn nhất bị bức hại và là nhóm bị bức hại tàn bạo nhất.

Giúp giải cứu mẹ

Công dân Canada Alice Trương cũng phát biểu tại buổi mít-tinh và kêu gọi chính phủ Canada giúp giải cứu mẹ mình, bà Đường Hoa Phong.

Bà Đường là giáo viên. Sau khi tu luyện Pháp Luân Công, nhiều bệnh tật của bà đã được hồi phục và bà trở nên tốt bụng hơn, hòa ái hơn. Chỉ đơn giản vì bà đã nói với người khác về những thụ ích mà bản thân trải nghiệm được sau khi tu luyện mà bị chính quyền ĐCSTQ giam giữ vào tháng 6 năm nay. Bà bị cầm tù vì cùng lý do đó trong thời gian từ năm 2014 đến năm 2018. Bà bị đau tim và hôn mê trong thời gian bị cầm tù.

Con gái bà Trương cho biết: “Cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ kể từ ngày 20 tháng 7 năm 1999 đã gây ra đau đớn và tổn hại vô cùng to lớn đối với vô số các học viên cùng gia đình của họ.”

Cô kêu gọi chính phủ Canada cùng các nghị sỹ nỗ lực bảo vệ các giá trị quan về dân chủ, tự do và tôn trọng nhân quyền của Canada.

Bối cảnh: Pháp Luân Đại Pháp là gì?

Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) được Đại sư Lý Hồng Chí lần đầu truyền xuất ra công chúng vào năm 1992 tại thành phố Trường Xuân, Trung Quốc. Tới nay, môn tu luyện này đã truyền rộng đến hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu. Với nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn cùng năm bài công pháp nhẹ nhàng, môn tu luyện đã được hàng triệu người đón nhận và bước vào tu luyện, họ đều được trải nghiệm sự đề cao cả về sức khỏe lẫn tinh thần.

Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), coi sự phổ biến ngày càng mạnh mẽ của môn tu luyện này là mối đe dọa đối với hệ tư tưởng vô thần của Đảng, nên đã ban hành lệnh cấm vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.

Trang Minghui.org đã xác nhận hàng nghìn học viên đã mất mạng trong 22 năm qua vì bị bức hại. Con số thực tế được cho là còn cao hơn nhiều. Nhiều người hơn nữa đã bị cầm tù và tra tấn vì đức tin của họ.

Có bằng chứng cụ thể cho thấy ĐCSTQ hậu thuẫn cho việc giết hại các học viên bị giam cầm để thu hoạch nội tạng của họ và cung cấp cho ngành công nghiệp ghép tạng.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/12/10/434616.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/12/12/196963.html

Đăng ngày 16-12-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share