Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 23-09-2021] Trong suốt 22 năm bức hại Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Phòng 610 đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện chính sách bức hại ở tất cả các cấp chính quyền và đối với tất cả các giai tầng khác nhau của xã hội.

Cơ quan này được thành lập theo lệnh của cựu lãnh đạo cấp cao nhất của ĐCSTQ Giang Trạch Dân vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Theo tuyên bố gần đây của Hạ viên Pennsylvania “Dưới sự chỉ đạo của Giang, ĐCSTQ đã thành lập Phòng 610, một tổ chức an ninh ngoài vòng pháp luật có quyền kiểm soát hệ thống cảnh sát và tư pháp và có chức năng duy nhất là thực hiện cuộc bức hại Pháp Luân Công”.

Trong bài viết này, chúng tôi tập trung vào những tội ác của Lưu Hoành, người vừa được bổ nhiệm làm bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật thành phố Đại Liên (UBCTPL) vào ngày 3 tháng 9 năm 2021.

Lưu sinh vào tháng 12 năm 1965 và gia nhập ĐCSTQ vào tháng 6 năm 1989, ba năm sau khi ông ta gia nhập lực lượng lao động. Ông ta từng là Phó Phòng 610 tỉnh Liêu Ninh trước khi được bổ nhiệm làm trưởng phòng. Ông ta cũng được bổ nhiệm làm bí thư UBCTPL tỉnh Liêu Ninh vào năm 2011, sau đó được bổ nhiệm làm Phó bí thư thành ủy thành phố Phụ Tân vào tháng 1 năm 2018, trước khi đảm nhận vị trí mới nhất của mình.

Trong nhiệm kỳ của Lưu với tư cách là người đứng đầu Phòng 610 tỉnh Liêu Ninh từ năm 2011 đến năm 2017, ông ta đã chỉ đạo hệ thống thực thi pháp luật và tư pháp ở tất cả các cấp trong cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công. Kết quả là, ít nhất 127 học viên đã mất mạng vì cuộc bức hại, bao gồm 22 người qua đời vào năm 2011, 21 người vào năm 2012, 14 người vào năm 2013, 21 người vào năm 2014, 15 người vào năm 2015, 16 người vào năm 2016 và 18 người vào năm 2017.

Tỉnh Liêu Ninh là một trong những nơi cuộc bức hại diễn ra tồi tệ nhất ở Trung Quốc, nơi các học viên Pháp Luân Công trở thành những mục tiêu bị nhắm đến vì đức tin của họ. Từ tháng 7 năm 1999 đến tháng 9 năm 2019, 586 học viên ở tỉnh Liêu Ninh đã qua đời do cuộc bức hại. Do chức vụ và sự tham gia của Lưu trong cuộc bức hại, ông ta phải chịu trách nhiệm về những cái chết, tra tấn, tàn tật và các hành vi ngược đãi khác mà các học viên phải chịu đựng.

Vì những vi phạm nhân quyền đối với các học viên, Lưu và các quan chức khác của ĐCSTQ đã bị các học viên ở Hoa Kỳ đưa vào danh sách những thủ phạm đệ trình lên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Dựa trên luật pháp Hoa Kỳ, các học viên đã yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ từ chối các đơn xin thị thực và nhập cảnh của các quan chức ĐCSTQ này. Một quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ xác nhận đã nhận được danh sách và cho biết rằng nhiều người Trung Quốc đã bị từ chối cấp thị thực trong những năm gần đây do dính líu đến cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Những cái chết và tra tấn ở thành phố Đại Liên

Là thành phố lớn thứ hai ở tỉnh Liêu Ninh, Đại Liên nổi tiếng với việc bức hại các học viên Pháp Luân Công. Khi Lưu là người đứng đầu Phòng 610 tỉnh từ năm 2011 đến năm 2017, chỉ riêng Đại Liên đã ghi nhận 20 học viên mất mạng do cuộc bức hại.

Dưới đây là một số ví dụ.

Người phụ nữ bị ép sử dụng thuốc độc trong tù đến chết để che đậy việc tra tấn tàn bạo

822cea3e22aeea02c60dd7f43cede09e.jpg

Bà Đinh Chấn Phương

Vào tháng 8 năm 2007 sau khi bà Đinh Chấn Phương bị Điền Lực, Phó trưởng Đồn Công an Quỳ Anh Nhai bắt giữ, bà đã bị kết án tám năm tù trong Nhà tù nữ tỉnh Liêu Ninh. Lính canh Lý Hạc Kiều tra tấn bà Đinh cho đến khi bà chỉ còn ba chiếc răng. Bà Đinh bắt đầu có các triệu chứng huyết áp cao, bệnh tim, đột quỵ và các bệnh khác.

Bởi vì bà Đinh kiên định đức tin của mình, Lý càng trở nên tàn nhẫn hơn. Cuối năm 2008, Lý đã treo bà Đinh trên ống sưởi trong bảy ngày và đánh đập bà. Bà Đinh đã không được thả xuống cho đến khi bà cận kề cái chết. Hơn nữa, Lý nói với các tù nhân tra tấn bà Đinh “tiếp tục tra tấn miễn là bà ấy vẫn còn sống.”

ac0662ee4bbb668699f5d8a30005b1f1.jpg

Còng tay ra sau lưng và treo lên

Khi chồng đến thăm bà vào tháng 3 năm 2010, bà Đinh được đưa ra bằng cáng. “Tôi sợ mình có thể chết ở đây,” bà nói. “Họ đánh đập tôi mỗi ngày.” Chồng bà yêu cầu được ân xá vì tình trạng sức khỏe yếu kém của bà nhưng các quan chức nhà tù đã từ chối với lý do bà vẫn không chịu từ bỏ đức tin của mình. Sau đó vào ngày 1 tháng 8 năm 2011, họ đã đầu độc bà đến chết để che đậy việc họ đã tra tấn bà tồi tệ như thế nào. Bà Đinh qua đời ở tuổi 61.

Chồng qua đời trong đau đớn và vợ liên tục bị giam giữ

3fde4091538c9529394c09491c5eca9e.jpg

Gia đình hạnh phúc của ông Khúc Huy và bà Lưu Tân Dĩnh

Ông Khúc Huy và vợ là bà Lưu Tân Dĩnh đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công sau khi cuộc bức hại bắt đầu vào tháng 7 năm 1999. Sau khi bị bắt tại Sân bay Đại Liên, họ bị giam tại một trại tạm giam, để lại cô con gái nhỏ 10 tháng tuổi không ai chăm sóc.

Khi ông Khúc bị giam tại Trại lao động Đại Liên vào năm 2001, các lính canh đã sốc điện vào bộ phận sinh dục và các nơi khác của ông. Bộ phận sinh dục của ông bị mưng mủ và xương sống bị gãy khiến ông bị liệt. Ông qua đời trong đau đớn vào ngày 19 tháng 2 năm 2014.

ff8c6e2ec359502893eb7aaeac9c4318.jpg

Ông Khúc bị liệt do tra tấn.

d9ed1613a35d144b6da270674dd62833.jpg

Xương sống của ông Khúc bị lộ ra ngoài do nằm liệt giường

2021-9-22-i091638_06--ss.jpg

Do bị liệt, ông Khúc không thể duỗi thẳng tay và chân trái (ảnh trái và giữa). Chân của ông cũng bị tàn tật (ảnh phải).

Trong suốt 13 năm cuối đời của ông Khúc, bà Lưu đã phải vật lộn để chăm sóc ông và cô con gái nhỏ của họ. Tuy nhiên, dù phải chịu đựng vô vàn đau khổ, bà cũng đã nhiều lần bị bắt vì đức tin của mình. Vào ngày 6 tháng 7 năm 2012, UBCTPL Đại Liên và Phòng 610 đã bắt giữ gần 80 học viên Pháp Luân Công, bao gồm cả bà Lưu, vì việc lắp đặt các ăng ten vệ tinh để người dân địa phương truy cập thông tin mà không bị kiểm duyệt. Nơi ở của bà Lưu đã bị lục soát và đồ đạc cá nhân cũng bị tịch thu.

5d9b62a0cc46ef0bf862631fc7219816.jpg

Tái hiện tra tấn: Bị còng tay ra sau lưng

Lần bắt giữ tiếp theo của bà Lưu diễn ra vào ngày 21 tháng 3 năm 2014, khoảng một tháng sau cái chết của chồng bà. Cảnh sát Vu Dương đã còng tay bà ra sau lưng trước sự chứng kiến ​​của hàng xóm trước khi đưa bà vào trại tạm giam, tuy nhiên trại tạm giam đã từ chối tiếp nhận bà do tình trạng sức khỏe kém.

Vào ngày 23 tháng 9 năm 2014 bà lại bị bắt và nhà của bà đã bị lục soát.

Trong vòng một tuần, Tòa án Trung Sơn ở thành phố Đại Liên đã tổ chức một phiên xét xử và kết án bà 5 năm rưỡi tù giam. Bà đã kháng cáo lên Tòa án Trung cấp Đại Liên, nơi đã ra phán quyết giữ nguyên bản án ban đầu. Vào ngày 24 tháng 3 năm 2015, bà Lưu đã bị đưa đến Nhà tù nữ Liêu Ninh ở thành phố Thẩm Dương.

Người đàn ông bị tra tấn đến tàn tật và qua đời; Vợ và con trai sống trong đau khổ

df705af89439661141d8a4b68e697f35.jpg

Ông Triệu Phi

Ông Triệu Phi làm việc tại Công ty liên danh thực phẩm ở thành phố Đại Liên. Vì đức tin vào Pháp Luân Công, ông đã bị đưa vào trại lao động ba lần, vào trại tạm giam năm lần và một lần bị đưa đến trung tâm tẩy não.

Sau khi ông bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia vào mùa hè năm 2007, các lính canh đã dùng roi điện sốc điện vào những điểm nhạy cảm trên cơ thể và đánh đập dã man vào chân ông đến nỗi ông bị liệt. Bệnh viện trực thuộc Đại học Y Thẩm Dương cũng chẩn đoán ông mắc chứng thiếu máu bất sản. Để trốn tránh trách nhiệm của mình, các viên chức trại lao động đã nói với các viên chức từ khu vực lân cận của ông đến đón ông. Giám đốc trại lao động Cao Phong Thái nói: “Ông ta sẽ không sống được bao lâu nữa”.

Sau khi được thả, ông Triệu đã ở bên bờ vực cái chết. Ông tiều tụy và bị bỏng do sốc điện khắp người. Xương cụt của ông bị lộ ra ngoài qua miếng rách trên da thịt có kích thước bằng quả óc chó. Vào tháng 9 năm 2010 mặc dù sức khỏe của ông không tốt, Tòa án Đại Liên đã triệu tập ông nhiều lần và yêu cầu ông phải trình báo với tòa án. Để tránh bị ngược đãi, ông đã bỏ trốn khỏi nhà. Ông qua đời ở tuổi 54 vào ngày 31 tháng 12 năm 2011.

Vợ của ông Triệu, bà Hà Xuân Yến, đã bị rối loạn tâm thần trong khoảng mười năm và phải nằm liệt giường. Con trai Triệu Nguyên của họ đã lớn lên trong sự sợ hãi. Khi còn học tiểu học, cả giáo viên và học sinh khác đều kỳ thị cậu vì đức tin của cha mình. Cậu cũng bị bắt nạt và đánh đập bởi những đứa trẻ khác. Giống như mẹ của mình, cậu cũng bị chứng rối loạn tâm thần. Một cậu học sinh thông minh và tận tâm vì thế đã bị hủy hoại. Tuy nhiên, cảnh sát và các quan chức ĐCSTQ vẫn tiếp tục sách nhiễu cậu và mẹ cậu.

Người phụ nữ bị đánh đập đến tàn tật và cuối cùng đã qua đời

Bà Vương Kim Hoa, 71 tuổi đã bị năm sĩ quan ở Đồn Công an Bát Nhất Lộ đánh đập vào tháng 9 năm 2011. Với những vết bầm tím khắp cánh tay, bà không thể gập các ngón tay của mình. Bà cũng bị đau đớn cực độ ở lưng dưới, xương cụt và chân. Kết quả là bà đi lại khó khăn và dễ bị ngã.

Bà Vương bắt đầu bị phù dưới ngực vào đầu tháng 8 năm 2016. Bụng của bà giống như của một phụ nữ mang thai và căng cứng. Bà bị nứt lưỡi, khiến việc uống nước trở nên khó khăn. Bà cảm thấy khó thở mỗi khi nằm xuống. Bà đã qua đời vào ngày 29 tháng 9 năm 2016.

Gãy cánh tay 2 lần, người phụ nữ qua đời ở tuổi 40

2021-9-22-i091638_09--ss.jpg

Cô Dương Xuân Linh và chồng là anh Dương Bổn Lượng

Cô Dương Xuân Linh là một phiên dịch viên và chồng cô, anh Dương Bổn Lượng là một giáo viên. Cô Dương bị kết án 7 năm tù và anh Dương là 11 năm tù. Mẹ chồng của cô Dương, bà Tào Ngọc Trân, cũng bị kết án 9 năm tù.

Khi cô Dương ở trong Nhà tù nữ Liêu Ninh, trưởng nhóm Tùng Trác đã xúi giục các tù nhân đánh đập cô thậm tệ đến mức cô bị ngất xỉu. Bốn tù nhân ngồi đè lên cô khiến cô không thể cử động và cánh tay phải của cô vốn đã bị gãy một lần khi cảnh sát Đại Liên đánh cô trong lúc bắt giữ, lại bị gãy một lần nữa. Họ cũng đá, đấm và véo ngực của cô, kết quả là khiến cô bị mưng mủ và chảy máu.

Cánh tay gãy của cô đã không được chữa trị và vết gãy có thể nhìn thấy rõ ràng khi cô được thả. Ngay cả trước khi được thả, cô đã có ba cục u ở ngực phải. Tình hình trở nên tồi tệ hơn sau khi cô trở về nhà.

Cô Dương qua đời ở tuổi 40 vào ngày 2 tháng 4 năm 2014.

Chồng và mẹ chồng của cô cũng bị tra tấn trong tù. Do bị tra tấn, bà Tào đã phải nằm liệt giường sau khi được thả và bà không thể tự chăm sóc được bản thân.

Người phụ nữ qua đời 29 ngày sau khi bị bắt

Bà Trương Quế Liên, 69 tuổi sống ở Khu Phát triển Đại Liên. Bà bị bắt vào ngày 6 tháng 7 năm 2012. Trong 17 ngày bị giam tại trại tạm giam Đại Liên, bà đã bị đột quỵ do hậu quả của sự ngược đãi mà bà phải chịu đựng.

Để trốn tránh trách nhiệm của mình, các quan chức trại tạm giam đã thả bà. Bà Trương qua đời vào ngày 5/8/2012.

Bị giam giữ vì nói với người khác về Pháp Luân Công và qua đời do bị tra tấn

Bà Trình Phú Hoa, 69 tuổi, ở quận Trung Sơn, thành phố Đại Liên. Vào tháng 5 năm 2015, bà đã đệ đơn kiện Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, kẻ đã ra lệnh bức hại Pháp Luân Công.

d5755fed77d8b6b53d4758d8b4079cbe.jpg

Bà Trình Phú Hoa

Vì nói với mọi người về Pháp Luân Công, bà đã bị cảnh sát của Đồn Công an Côn Minh Nhai bắt vào ngày 1 tháng 6 năm 2015. Sau khi bà tuyệt thực để phản đối cuộc bức hại, các nhân viên trại tạm giam đã trừng phạt cả bà và những người cùng phòng giam để mọi người căm giận bà.

Hậu quả là bà Trình bị thương nặng. Toàn bộ cơ thể bà bị sưng tấy. Bà bị bất tỉnh trong phần lớn thời gian và không thể đi lại. Vào cuối tháng 1 năm 2016, gia đình được thông báo đến đón bà tại trại tạm giam. Họ trả tiền và đợi rất lâu trước khi lính canh dẫn bà ra ngoài và bà đang trong tình trạng nguy kịch.

Vài ngày sau, gia đình biết được những gì đã xảy ra ngay trước khi bà Trình được thả. Các viên chức đã hỏi bà Trình: “Bà muốn chúng tôi đưa bà đến bệnh viện hay về nhà?”

Bà Trình mệt mỏi trả lời: “Tôi muốn về nhà.” Cuộc nói chuyện đã được ghi lại như một bằng chứng cho thấy “bà đã từ chối can thiệp y tế.”

Tình trạng của bà Trình nhanh chóng trở nên tồi tệ hơn sau khi bà trở về nhà. Bà đã qua đời vào ngày 6 tháng 8 năm 2016.

Cả hai vợ chồng đều qua đời sau 7 năm trong tù

Các nhân viên Cục An ninh Nội địa Đại Liên đã bắt bà Tôn Kính Mĩ và chồng bà là ông Chu Bổn Phú vào tháng 1 năm 2006. Họ bị kết án 7 năm tù, bà Tôn ở Nhà tù nữ Liêu Ninh và ông Chu ở Nhà tù Doanh Khẩu.

3560adc62349b9d1e44a56558fae52a8.jpg

Bà Tôn Kính Mĩ

2021-9-22-i091638_12--ss.jpg

Ông Chu Bổn Phú

Các lính canh từng lột trần bà Tôn và giam bà trong 42 ngày. Họ ra lệnh cho các tù nhân không được cho bà ngủ trong hai tuần. Bà Tôn đã quá mệt mỏi đến nỗi bà ngủ gật khi đang đứng. Các tù nhân đánh đập bà thường xuyên đến mức bà ngất đi nhiều lần. Ngoài ra, bà buộc phải đứng hoặc ngồi xổm trong thời gian dài. Họ đá vào chân khiến chân bà sưng tấy đến mức không thể đi giày được. Chân phải của bà cũng bị gãy xương. Vào mùa đông, bà bị trói trong phòng giặt mà không có quần áo mặc và bị dội nước lạnh lên người.

Vào tháng 7 năm 2006, quản lý Khu 7 Trương Tú Lệ giám sát bốn tù nhân, mỗi người dùng một chiếc ghế đẩu, đánh vào lưng bà Tôn khiến bà ngã xuống. Bà bị bất tỉnh và không tỉnh lại được trong vài giờ. Các tù nhân cho rằng bà đang giả chết và tiếp tục đánh và đá bà, khiến bà bị thương ở lưng dưới và liệt chân. Sau đó mắt của bà cũng bị mờ đi.

Do bị tra tấn trong thời gian dài, bà Tôn trở nên rất yếu. Sau khi trở về nhà vào tháng 1 năm 2013, tình trạng của bà ngày càng xấu đi. Bà qua đời ở tuổi 61 vào ngày 16 tháng 4 năm 2017.

Giống như vợ mình, những lần bị tra tấn lặp đi lặp lại khiến ông Chu bị bầm tím khắp cơ thể. Sau khi được thả, ông bị đau ngực và ho. Các viên chức vẫn không ngừng sách nhiễu ông. Ông đã qua đời vào ngày 28 tháng 10 năm 2019.

Sau khi kiện Giang, người phụ nữ bị bỏ tù và qua đời do tra tấn

Sau khi bà Cảnh Nhân Nga ở quận Cam Tỉnh Tử, thành phố Đại Liên, đệ đơn tố cáo Giang Trạch Dân vì bức hại Pháp Luân Công, bà đã bị bắt vào tháng 10 năm 2015. Tòa án Trung Sơn đã kết án bà 4 năm tù tại Nhà tù nữ Liêu Ninh.

Các lính canh cấm bà Cảnh ngủ hoặc sử dụng nhà vệ sinh, và bà cũng bị buộc phải đứng trong thời gian dài. Các tù nhân đã đánh bà và khiến bà chảy rất nhiều máu. Người quản lý Khu đòi gia đình 20.000 nhân dân tệ để chữa bệnh cho bà. Thấy bà đang bên bờ vực cái chết, các quan chức nhà tù đã trả lại cho gia đình 14.000 nhân dân tệ, tuyên bố phần còn lại đã được chi cho các hóa đơn y tế.

Bà Cảnh được tạm tha để điều trị y tế vào ngày 28 tháng 7 năm 2017. Gia đình đưa bà đến bệnh viện và được thông báo rằng bà chỉ còn sống được chưa đầy bốn tháng. Bà trở về nhà sau khi tiền của họ đã được sử dụng hết. Bà Cảnh phải nhập viện lần nữa vào ngày 10 tháng 10 năm 2017 và qua đời vào ngày 22 tháng 10 ở tuổi 61.

Hơn 700 học viên bị kết án trong 5 năm

Dữ liệu do trang Minh Huệ thu thập cho thấy ít nhất 721 học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Liêu Ninh đã bị kết án từ năm 2013 đến năm 2017, khi Lưu Hoành là người đứng đầu Phòng 610 tỉnh Liêu Ninh: 73 người bị kết án vào năm 2013, 115 người vào năm 2014, 160 người vào năm 2015, 194 năm năm 2016 và 179 năm 2017. Riêng trong năm 2016, 47 học viên Pháp Luân Công ở Liêu Ninh đã bị kết án vì đã gửi đơn kiện Giang Trạch Dân, con số nhiều nhất đối với bất kỳ tỉnh nào ở Trung Quốc.

Dựa trên thông tin từ trang Minh Huệ, 17.963 học viên Pháp Luân Công đã bị kết án tính đến ngày 10 tháng 7 năm 2019, tỉnh Liêu Ninh là nhiều nhất so với bất kỳ tỉnh nào khác. Năm 2004 và 2016 ghi nhận nhiều vụ kết án nhất diễn ra ở Liêu Ninh.

Vào ngày 3 tháng 9 năm 2021 vài ngày sau khi Lưu Hoành trở thành bí thư Đảng ủy UBCTPL Đại Liên, Tòa án Cam Tỉnh Tử đã xét xử các học viên ông Nhậm Hải Phi và bà Tôn Trung Lập và kết án ông Lục Khải Lợi 10 năm tù giam.

Dưới đây là một số trường hợp bị kết án

Học giả nổi tiếng nhận bản án 10 năm

2021-9-22-i091638_13--ss.jpg

Bà Lưu Vinh Hoa

Bà Lưu Vinh Hoa từng là phó giáo sư tại Đại học Đại Dương Đại Liên. Sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1998, bà đã tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công để trở thành một người tốt hơn. Hiệu suất làm việc của bà được cải thiện và một trong những bài báo học thuật của bà đã được đưa vào Bách khoa toàn thư Trung Quốc.

Vào năm 2009 vì tu luyện Pháp Luân Công, bà đã bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia để thụ án hai năm. Hai lần vào trại lao động, bà bị treo lên bằng cổ tay bị khóa trong phòng giặt 21 ngày, khiến cổ tay trái của bà bị thương tật.

Ba ngày trước khi mãn hạn vào tháng 9 năm 2011, bà lại bị kết án mười năm tù. Tại phiên tòa xét xử vào ngày 9 tháng 1 năm 2012, hai luật sư đã bào chữa cho bà. Họ lập luận rằng việc tu luyện Pháp Luân Công được Hiến pháp Trung Quốc bảo vệ và việc kết án bà khi bà vẫn đang thụ án trong trại lao động cưỡng bức là bất hợp pháp. Ngay từ đầu, tòa án đã buộc tội bà với cùng một “tội danh” và đưa bà vào trại lao động cưỡng bức, mà các luật sư cho rằng đó là dấu hiệu cho thấy tòa án đang trừng phạt bà hai lần vì cùng một lý do, một hành vi vi phạm pháp luật.

40 học viên bị bắt giữ vì lắp đặt ăng ten vệ tinh

Để ngăn công chúng tiếp cận thông tin ở nước ngoài, Phòng 610 và UBCTPL Đại Liên đã ra lệnh cho cảnh sát bắt giữ gần 80 học viên vào tháng 7 năm 2012 vì lắp đặt các ăng ten vệ tinh cho người dân địa phương. Khoảng 20 học viên đã bị kết án tù và gần 20 người bị đưa đến các trại lao động cưỡng bức. Mười một luật sư bào chữa cho các học viên đã bị cảnh sát sách nhiễu và đánh đập. Luật sư Trình Hải đã làm chứng rằng cảnh sát đã đánh ông ba lần và cảnh sát, hệ thống tòa án của Trung Quốc đã trở thành một tổ chức “mafia”. Ông và các luật sư khác đồng ý rằng họ không thể cho phép một tổ chức mafia như vậy cản trở hệ thống pháp luật.

Trong số 20 người bị kết án tù, Xa Trung Sơn, Vu Ba và Quách Tùng, mỗi người bị kết án 4 năm; Chu Thành Can 4 năm 9 tháng; Vương Thủ Thần, Sử Chiêm Thuận, và Bạch Như Ngọc, mỗi người 4,5 năm; Bùi Chấn Ba 5,5 năm; Phan Tú Thanh 5 năm 3 tháng; Khúc Tân và Xà Việt mỗi người 6 năm.

Tài khoản tiết kiệm cá nhân bị tịch thu

Ông Lưu Nhân Thu ở quận Lữ Thuận Khẩu, thành phố Đại Liên bị bắt tại nơi cho thuê vào tháng 6 năm 2016. Hai cảnh sát đã nắm tay ông, trong khi một người thứ ba đeo găng tay đấm bốc đấm vào bụng và ngực ông. Ông bị nội thương và tiểu ra máu.

Cảnh sát đã tịch thu đồ đạc cá nhân và phong tỏa tài khoản ngân hàng của ông, sau đó họ đã rút gần như toàn bộ số tiền tiết kiệm khoảng 400.000 nhân dân tệ của ông. Ông Lưu bị kết án mười năm tù và nộp phạt 50.000 nhân dân tệ. Ông đã nộp đơn kháng cáo, nhưng Tòa án Trung cấp Đại Liên vẫn giữ nguyên phán quyết ban đầu với lý do là ông từ chối từ bỏ đức tin của mình.

Tóm tắt — Các quan chức phải chịu hậu quả

Theo thông tin từ trang Minh Huệ, từ năm 1999 đến năm 2018, hơn 20.000 quan chức ĐCSTQ đã phải gánh chịu hậu quả do bức hại các học viên Pháp Luân Công. Chỉ riêng Phòng 610 đã phải chịu báo ứng 1.614 vụ việc và UBCTPL là 764 vụ.

Ngoài Lưu Hoành được đề cập ở trên, dưới đây là những ví dụ khác về quả báo.

bfbaf72b39b19f5932b5bd47b5289075.jpg

Lưu Hoành

cf3ee54749c7e75daeb5c2233832894b.jpg

Vương Lập Khoa

Vương Lập Khoa, sinh vào tháng 12 năm 1964, trở thành cảnh sát ở tuổi 17. Ông ta đã từng đảm nhiệm các chức vụ sau (theo thứ tự thời gian) qua các năm: Giám đốc Công an thành phố Bắc Ninh, Phó giám đốc Công an thành phố Cẩm Châu, Giám đốc Công an thành phố Hồ Lô Đảo, Phó giám đốc Công an tỉnh Liêu Ninh, Giám đốc Công an thành phố Đại Liên và Phó chủ tịch thành phố Đại Liên. Vì tham gia tích cực vào cuộc bức hại, ông ta đã nhận được giải thưởng của Bộ Công an và đã gặp Giang Trạch Dân hai lần. Vào tháng 10 năm 2020, Vương bị điều tra vì “vi phạm nghiêm trọng kỷ luật và pháp luật”.

6af1557f455f589d62d33b07b86413a4.jpg

Vương Khánh Quốc

Vương Khánh Quốc, Phó giám đốc Công an tỉnh Liêu Ninh, đã chỉ đạo vụ bắt giữ lớn liên quan đến việc lắp đặt ăng ten vệ tinh nói trên. Ông ta cũng từng là Phó giám đốc Công an Đại Liên từ năm 2008 đến năm 2013. Vương đã qua đời trong đau đớn vì bệnh ung thư tuyến tụy vào ngày 30 tháng 9 năm 2014.

03f87d9df343bf11f1697e1fa0bec91d.jpgLý Uy

Theo lệnh của UBCTPL và Phòng 610, Tòa án Trung cấp Đại Liên đã tích cực bức hại các học viên Pháp Luân Công. Vào tháng 1 năm 2015, Lý Uy, Chủ tịch tòa án đã bị đưa ra điều tra sau khi những khoản hối lộ mà ông ta nhận được bị tịch thu.

85b022bb4056abf5b5a4e6fcc34c45e9.jpg

Hồ Gia Cảnh

Hồ Gia Cảnh, Bí thư Đảng ủy UBCTPL quận Trung Sơn ở thành phố Đại Liên, cũng là kẻ đóng vai trò chính trong vụ bắt giữ lớn liên quan đến việc lắp đặt ăng ten vệ tinh. Gần 40 học viên đã bị bắt và 11 người bị kết án. Hồ qua đời ở tuổi 52 vào ngày 25 tháng 7 năm 2014.

Chúng tôi hy vọng nhiều quan chức hơn có thể học được từ những bài học này và ngừng làm điều ác.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/9/23/431808.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/10/11/196123.html

Đăng ngày 04-11-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share