Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 05-09-2021] Xử phạt những kẻ vi phạm nhân quyền đã trở thành một trọng tâm ở các quốc gia dân chủ như một cách để chống lại những hành vi vi phạm nhân quyền tàn bạo trên toàn cầu. Sau khi Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Magnitsky vào năm 2016, Canada, Anh và 27 nước thành viên Liên minh Châu Âu đã ban hành luật tương tự. Úc và Nhật Bản cũng đang làm giống vậy.

Theo luật này, vốn để áp dụng trừng phạt với những kẻ vi phạm nhân quyền đã biết, các học viên Pháp Luân Công đã lập ra các danh sách của những thủ phạm tham gia bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Hàng năm, họ nộp nhiều danh sách lên các quốc gia dân chủ, hối thúc họ trừng phạt những thủ phạm bị nêu tên.

Bắt đầu từ ngày 14 tháng 7 năm 2021, các học viên Pháp Luân Công ở hơn 30 quốc gia đã nộp danh sách gần đây nhất của những thủ phạm tham gia bức hại Pháp Luân Công cho chính phủ của họ. Các học viên đang kêu gọi trừng phạt những kẻ vi phạm nhân quyền này, gồm việc từ chối không cho họ được nhập cảnh và đóng băng tài sản ở nước ngoài của họ.

Sáu cái tên trong danh sách này là Vương Thức Lượng, Vu Tùng Bách, Đỗ Thiếu Vỹ, Vương Đình Xương, Đái Phượng Chương và Lý Mẫn

Thông tin của những thủ phạm

Thủ phạm 1:

7c3a58ad6d115c44d6745b7deee2994e.jpg

Tên đầy đủ của thủ phạm: Vương (họ) Thức Lượng (tên) (tiếng Hán: 王式亮)
Giới tính: Nam
Quốc tịch: Trung Quốc
Ngày / Năm sinh: Tháng 3 năm 1956
Nơi sinh: Thành phố Yên Đài, tỉnh Sơn Đông

Chức vụ:

Tháng 11 năm 1992 – Tháng 1 năm 2001: Phó Bí thư Thành Uỷ Lai Dương, Phó Thị trưởng, Quyền Thị trưởng, Thị trưởng Thành phố Lai Dương, tỉnh Sơn Đông
Tháng 1 năm 2001 – Tháng 2 năm 2005: Bí thư Thành Uỷ Lai Dương, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố
Năm 2012: Chủ tịch Uỷ ban Cải cách và Phát triển, thành phố Yên Đài, tỉnh Sơn Đông
Hiện tại: Phó Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, thành phố Yên Đài, tỉnh Sơn Đông

Thủ phạm 2:

0468f016304ab01ba79e14456f0224b7.jpg

Tên đầy đủ của thủ phạm: Vu (họ) Tùng Bách (tên) (tiếng Hán: 于松柏)
Giới tính: Nam
Dân tộc: Hán
Quốc tịch: Trung Quốc
Ngày / Năm sinh: Tháng 11 năm 1962
Nơi sinh: Quận Văn Đăng, thành phố Uy Hải, tỉnh Sơn Đông

Chức vụ:

Tháng 12 năm 1997 – Tháng 1 năm 2001: Phó Thị trưởng Thành phố Lai Dương, tỉnh Sơn Đông
Tháng 1 năm 2001 – Tháng 2 năm 2005: Phó Bí thư Thành Uỷ Lai Dương, Phó Thị trưởng, Quyền Thị trưởng, Thị trưởng Thành phố Lai Dương, tỉnh Sơn Đông
Tháng 2 năm 2005 – Tháng 9 năm 2008: Bí thư Thành Uỷ Lai Dương, tỉnh Sơn Đông
Tháng 11 năm 2015: Uỷ viên Ban Thường vụ Thành Uỷ Yên Đài, trưởng Ban Công tác Mặt trận Thống nhất

Thủ phạm 3:

Tên đầy đủ của thủ phạm: Đỗ (họ) Thiếu Vỹ (tên) (tiếng Hán: 杜少伟)
Giới tính: Nam
Dân tộc: Hán
Quốc tịch: Trung Quốc
Ngày / Năm sinh: Tháng 6 năm 1952
Nơi sinh: Thành phố Long Khẩu, tỉnh Sơn Đông

Chức vụ:

1998 – Hiện tại: Bộ trưởng và Bí thư Bộ Công an Lai Dương, tỉnh Sơn Đông

Thủ phạm 4:

Tên đầy đủ của thủ phạm: Vương (họ) Đình Xương (tên) (tiếng Hán: 王廷昌)
Giới tính: Nam
Quốc tịch: Trung Quốc

Chức vụ:

Hiện tại: Phó Chủ tịch Trường Đảng của Thành Uỷ Lai Dương (Trường Đảng đã trở thành nơi để giam giữ phi pháp các học viên Pháp Luân Công trong nhiều năm)

Thủ phạm 5:

782e8517e34ab05523c0ec4d154d37eb.jpg

Tên đầy đủ của thủ phạm: Đái (họ) Phượng Chương (tên) (tiếng Hán: 戴凤章)
Giới tính: Nam
Quốc tịch: Trung Quốc
Nơi sinh: Không biết

Chức vụ:

Đái từng là bí thư của Ban Công tác Chính trị ở thị trấn Trung Kinh, thành phố Lai Dương. Hiện ông ta là Chủ tịch Hiệp hội Tình nguyện viên Cựu chiến binh về hưu kiêm Bí thư Cựu chiến binh về hưu của chi bộ làng Long Vượng.

Thủ phạm 6:

Tên đầy đủ của thủ phạm: Lý (họ) Mẫn (tên) (tiếng Hán: 李敏)
Giới tính: Nữ
Tuổi: 38
Quốc tịch: Trung Quốc

Chức vụ:

Cựu Bí thư Uỷ ban ĐCSTQ của thị trấn Trung Kinh, thành phố Lai Dương, tỉnh Sơn Đông

Những tội ác chính

Từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), dẫn đầu bởi cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân bắt đầu phát động đàn áp Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, chính quyền thành phố Lai Dương, tỉnh Sơn Đông đã tích cực tham gia vào cuộc bức hại.

Khi Vương Thức Lượng làm Bí thư Thành Uỷ Thành phố Lai Dương, Vu Tùng Bách là Thị trưởng và Đỗ Thiếu Vỹ là Bộ trưởng Bộ Công an Thành phố Lai Dương, nhiều học viên Pháp Luân Công đã bị bắt, giam giữ và tra tấn. Ít nhất bảy học viên đã bị tra tấn đến chết. Họ là bà Vương Thúy Phong, ông Khương Chấn, bà Trương Ngọc Hiền, ông Thang Cảnh Tiên, ông Hạ Thuật Tài, bà Lý Mai và bà Lý Lệ.

Vương Đình Xương, phó Chủ tịch Trưởng Đảng của Thành Uỷ Lai Dương, đã có nhiều bài diễn văn trong các phiên tẩy não và đích thân tham gia bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Đái Phượng Chương, cựu bí thư của Ban Công tác Chính trị, trực tiếp chịu trách nhiệm về cái chết của học viên Pháp Luân Công, ông Hạ Thuật Tài.

Lý Mẫn, cựu Bí thư của thị trấn Trung Hưng, cũng chịu trách nhiệm về cái chết của ông Hạ Thuật Tài.

Những trường hợp bức hại

Sau khi cuộc đàn áp bắt đầu vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, nhiều học viên đã bị bắt giữ bởi các cơ quan ở thành phố Lai Dương, tỉnh Sơn Đông, bao gồm Thành uỷ, chính quyền thành phố và Bộ Công an thành phố. Họ bị giam trong các trại tạm giam, các trường Đảng, các trung tâm giải trí cho cựu chiến binh về hưu. Để bắt giữ các học viên buộc phải sống xa nhà, các khoản thưởng lớn đã được đưa ra, bao gồm phần thưởng 5.000 nhân dân tệ cho những chủ lao động đã hỗ trợ việc xác định bất kỳ nhân viên nào tu luyện Pháp Luân Công.

Bắt đầu từ ngày 22 tháng 7 năm 1999, Vương Thức Lượng, Bí thư Thành Uỷ, và Thị trưởng Vu Tùng Bách đã làm theo chỉ đạo của Thành Uỷ Trung ương để “chuyển hoá” các học viên Pháp Luân Công. Hai mươi viên chức được chọn từ bảy cơ quan thành phố – Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Viện Kiểm sát Lai Dương, Toà án Nhân dân Lai Dương, Bộ An ninh Quốc gia, Liên đoàn Công đoàn và Liên đoàn Phụ nữ – để thành lập cái gọi là “lực lượng đặc nhiệm ‘chuyển hoá’”.

Lực lượng đặc nhiệm được thành lập tại Trường Đảng Lai Dương và dùng hai cách để cố “chuyển hoá” các học viên. Một là buộc các học viên phải viết những tuyên bố hối cải và lăng mạ Nhà sáng lập Pháp Luân Công và chỉ trích đức tin của họ. Nếu một học viên từ chối tuân theo thì sẽ bị đánh đập tàn bạo và bị ngược đãi và/hoặc bị giam trong thời gian dài. Vương Đình Xương, phó hiệu trưởng Trường Đảng Lai Dương, đã tổ chức các phiên tẩy não và đích thân bôi nhọ Pháp Luân Công trong các buổi đó.

Giữa tháng 10 năm 2000, chính quyền thành phố và Bộ Công an Thành phố Lai Dương đã bắt hơn 30 học viên bằng vũ lực hoặc bằng các biện pháp lừa gạt. Các học viên bị giam trong trại tạm giam Lai Dương và bị đánh đập và tra tấn hàng ngày. Thậm chí lính canh còn nhấn đầu học viên vào nước toilet bẩn thỉu.

Tối ngày 18 tháng 10 năm 2000, cảnh sát đã bắt ông Mậu Kim Lôi và tịch thu các máy tính của ông. Vì ông Mậu có một cửa hàng khắc có máy tính hỗ trợ, cảnh sát nghi ngờ ông đã báo cáo vụ bức hại đến trang Minh Huệ. Người của Đồn Công an Thành Sương đã trói ông treo lên và dùng dùi cui điện cao thế sốc điện vào cơ thể và môi của ông nhằm ép ông tiết lộ người mà ông liên lạc. Môi ông đã bị cháy xém.

c657c39ee6a4df6fc0c82082e219bc3a.jpg

Minh họa tra tấn: Sốc điện bằng dùi cui điện

Bà Vương Thúy Phong, 58 tuổi, bị giám sát liên tục 24 giờ. Người của Phòng 610 thường xuyên sách nhiễu bà và lục soát nhà bà. Con gái thứ ba của bà đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công nhiều lần và sau đó bị buộc phải chuyển đi nơi khác để tránh bức hại. Mùa thu năm 2000, cảnh sát đã đến nơi làm việc của con gái lớn của bà Vương và sách nhiễu cô. Khi gia đình kháng cự lại bức hại, cảnh sát đã đe doạ họ bằng cách nổ súng bắn chỉ thiên. Bà Vương đã chứng kiến vụ bắt giữ vợ chồng con gái lớn và người con gái thứ hai. Con trai bà cũng buộc phải sống xa nhà. Bà Vương đã bị áp lực tinh thần to lớn và đã qua đời vào mùa hè năm 2001.

Ông Hạ Thuật Tài ở thôn Đông Đại Cách Trang, trấn Trung Kinh, thành phố Lai Dương, tỉnh Sơn Đông. Ngày 9 tháng 12 năm 2000, ông bị bắt tại một ga xe lửa khi đang trên đường đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho quyền được tu luyện Pháp Luân Công. Ông đã bị hộ tống về trấn Trung Kinh. Hai viên chức của trấn đã bắt gia đình ông trả tiền phạt 2.000 nhân dân tệ và cố ép ông viết tuyên bố bảo đảm không đi thỉnh nguyện nữa. Ông Hạ đã tuyệt thực để phản đối việc giam giữ tuỳ tiện và ngược đãi. Ông liên tục bị đánh đập cho đến khi qua đời vào ngày 22 tháng 12 năm 2000. Một nhân chứng tiết lộ rằng ông rất yếu và mắt vẫn mở sau khi chết. Có những vết thương trên mặt ông. Bàn tay phải của ông bị đứt lìa và da thịt bị xé toạc. Bụng và đùi của ông có những vết bầm tím. Có những vết sẹo rõ ràng trên xương đòn của ông. Tất cả máu được lau sạch trước khi gia đình được thấy xác của ông. Ông qua đời ở tuổi 63.

Để ngăn không cho sự việc này lộ ra bên ngoài, quan chức trấn Trung Kinh đã chuyển thi hài ông Hạ đến Bộ Công an Lai Dương. Họ cũng bí mật chuyển ba học viên mà bị giam cùng ông Hạ đến một nơi riêng. Lý Mẫn và Đái Phượng Chương đã che giấu tội ác của họ bằng cách tuyên bố ông Hạ chết do tự té ngã. Thậm chí họ còn nói với gia đình: “Cứ kiện chúng tôi đi. Không được gì đâu.”

Được chỉ đạo bởi Đái Phượng Chương, khi đó là Bí thư Ban Công tác Chính trị, cảnh sát đã bức hại các học viên đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Nếu một học viên từ chối từ bỏ đức tin của mình, cảnh sát dùng gậy đánh họ và dùng giầy đánh vào đầu, mặt và chân của họ. Nhiều học viên bị thương và bầm tím khắp cơ thể và ngất đi do bị đánh đập.

Cảnh sát đã vào nhà các học viên để bắt họ và giam họ 40 ngày hoặc hơn mà không theo bất kỳ quy trình pháp lý nào. Các học viên bị ép phải trả một số tiền lớn để bảo lãnh.

Mùa thu năm 2001, Uỷ ban Chính trị và Pháp luật, Bộ Công an và Phòng 610 ở Lai Dương đã tổ chức một phiên tẩy não tại Trường Đảng Lai Dương để cố ép các học viên từ bỏ đức tin của họ.

Cô Lý Mai ở trấn Long Vượng Trang, thành phố Lai Dương. Người của chính quyền đã bắt cô tại nhà vào ngày 9 tháng 4 năm 2001. Cô bị đưa đến một phiên tẩy não ở Trường Đảng Lai Dương. Cô kiên quyết không từ bỏ đức tin của mình. Khi cảnh sát đát cô, họ đã đánh gãy cột sống của cô và hai chân cô bị liệt. Dù sau đó cô được đưa đến một bệnh viện địa phương, chính quyền trấn đã từ chối trả chi phí y tế cho cô. Ngày 28 tháng 5, cô Lý đã qua đời trong bệnh viện. Khi đó cô 33 tuổi.

Bà Khương Ái bị đưa đến một phiên tẩy não ở Trường Đảng Lai Dương vào tháng 1 năm 2002. Bà bị còng tay cả ngày. Người của Phòng 610 địa phương đã dùng mọi cách họ có thể nghĩ ra để buộc bà từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Họ cũng cố ép gia đình thuyết phục bà. Có những lần bà bị ép phải đứng cạnh một cái giường tầng trong nhiều ngày với hai tay bị nhấc lên và trói vào các cạnh giường. Bà đã bị tra tấn trong sáu tháng. Cuối cùng bà đã bị rối loạn tinh thần. Không thể chịu nổi bức hại nên chồng đã ly dị bà.

9b799b3ee375d7ed0e1c64acc04975c4.jpg

Minh họa tra tấn: Bị ép đứng trong khi bị còng

Bà Lý Lệ đã in các tài liệu về cuộc bức hại Pháp Luân Công tại nhà vào năm 2001. Cảnh sát và người của Phòng 610 đã đưa bà đến một bệnh viện tâm thần. Bà bị tra tấn và chỉ được thả sau khi chính quyền tống tiền bà. Bà bị phù và loét toàn thân do bị tra tấn tàn bạo về thể chất và tinh thần. Bà đã qua đời vào ngày 9 tháng 12 năm 2001 ở tuổi 44.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/9/5/430443.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/9/22/195767.html

Đăng ngày 14-10-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share