Bài viết của Tân Thanh (Xinsheng)
[MINH HUỆ 25-1-2007] Chúng ta nói rằng những ai mà bức hại những người có chính tín sẽ không có kết quả tốt. Vậy sẽ là như vậy đối với những kẻ bức hại Pháp Luân Công. Một số người không tin như vậy. Có người viết thư hỏi tôi các kẻ bức hại Pháp Luân Công phải chăng phải có kết quả xấu và tại sao một số kẻ giết người đó vẫn chưa nhận được quả báo của họ. Nhiều người đã hỏi tôi câu hỏi này. Nhiều học viên cũng hỏi như vậy.
Sau đây là sự hiểu của tôi trong vấn đề này để chư vị tham khảo:
1. Xuyên qua lịch sử từ xưa đến nay, từ Trung Quốc cho đến ngoại quốc, những kẻ khủng bố tà ác mà bức hại những người có chính tín không bao giờ có được kết quả tốt. Đó là vì quả báo cho các tội lỗi là một luật của vũ trụ.
Trong triết học, người ta nói về luật nhân quả — có nhân là có quả. Nguyên lý này nói rằng không có gì có thể xảy ra mà không có lý do. Quả báo cho những tội lỗi đã làm ra là luật nhân quả phản ảnh một cách khách quan trong thế giới con người. Yijing nói: “Nếu một gia đình tích đức, nó sẽ luôn có điều gì để vui mừng; nếu một gia đình tích nghiệp, nó sẽ luôn có khổ đau.” Trong kinh Phật “Niepanjing”, có ghi rằng: “Có công lý trên thế giới này, nó đi theo chư vị như bóng và hình, luật nhân quả sẽ đi theo trong sự luân hồi và sẽ không bao giờ bị mất.” Trong Đạo giáo “Taishangganyingpian”, có ghi chép: “Chư vị không thể đi tìm vui buồn tự một mình, chư vị đã tạo ra chúng. Thiện sẽ được phước và ác sẽ gặp quả báo, nó đi theo chư vị như bóng và hình”. Vì chư vị đã gieo, thì chư vị sẽ phải gặt. Dù con người tin hay không, luật nhân quả là một sự kiện khách quan. Đó là kết quả tuyệt đối và không ai có thể thay đổi.
Tại sao có quả báo cho những tội lỗi đã phạm trong thế giới con người? Tại sao có thiện báo cho thiện và ác báo cho ác?
Đó là vì xã hội nhân loại đi theo thiên nhiên và vũ trụ, và nó đi theo một số luật lệ nào đó và xoay chuyển theo một số luật lệ nào đó. Đi theo luật lệ là điều kiện tiên quyết cho xã hội nhân loại, thiên nhiên, và vũ trụ để hiện hữu và tồn tại.
Ví dụ, trong xã hội hiện nay, đủ loại người lái và xe cộ hợp thành một thế giới riêng biệt gọi là ‘Xã hội xe cộ’. Đó rất khó cho những ai mà không lái xe, nhưng cho những người lái xe thì nghe theo luật lệ lưu thông là việc vô cùng quan trọng cho ‘xã hội xe cộ’. Tại sao vậy? Mỗi người lái xe là một cá nhân và có cái ý chí và tư tưởng độc lập của họ. Nếu không ai nghe theo luật lệ chung trong khi lái xe, thì luật pháp và trật tự trong ‘xã hội xe cộ’ không thể giữ và cái xã hội này sẽ không thể hiện hữu, điều hoà, hoặc tồn tại.
Điều này được nhìn thấy rõ ràng tại đường giao nhau nơi mà các xe cộ từ khắp các hướng đều đến và đi. Mỗi người lái đều muốn vượt qua đường giao nhau mau lẹ. Nếu không có đèn lưu thông hoặc cảnh sát – và nếu mỗi người lái đều được đi qua đường giao nhau tuỳ ý, điều gì sẽ xảy ra? Trật tự nơi đường giao nhau sẽ bị phá huỷ, xe cộ sẽ ứ đọng, và có thể chúng sẽ đâm vào nhau. Sẽ không có bảo đảm an ninh, người ta sẽ bị chết, và xe cộ sẽ tiêu tùng. Trong một hoàn cảnh bình thường, có luật lệ và trật tự tại đường giao nhau vì các người lái đều ý thức nghe theo đèn đường và lệnh từ cảnh sát.
Không chỉ ‘xã hội xe cộ’ mà toàn thể xã hội nhân loại cần nghe theo luật lệ để tồn tại và hoạt động. Luật nhân quả là một cái luật lệ như vậy. Tại sao như vậy? Nếu có một nhân tố tà ác và những chiều hướng ích kỷ trong xã hội con người, và nếu không có công lý trong thế giới này, vậy thì sẽ không may cho những người tốt và người làm xấu sẽ không có hậu quả. Vậy sau một thời gian, những người làm xấu sẽ không ngừng, không dừng trước mọi tội lỗi. Những người tốt mà đi theo luật sẽ trở nên vô cùng thất vọng, và họ cũng sẽ không còn muốn làm tốt, mà trái lại sẽ trôi theo giòng nước. Dân chúng sẽ không ngừng đả thương nhau, và sẽ không có một ý thức về an ninh. Vậy xã hội nhân loại sẽ sụp đổ vì không có gì để giữ vững luật và trật tự. Chúng ta tất cả đều biết rằng hiện nay tại Trung Quốc lục địa, đạo đức công cộng là không phải là điều thường có. Người ta chạy theo lợi lộc, và sự đồi truỵ đạo đức của thế giới là càng ngày càng tệ. Cả cho dù bề mặt, kinh tế đang phồn thịnh, căn bản đạo đức của xã hội là bị tan hoang, và môi trường của xã hội mỗi ngày càng tiến đến tệ hơn, vì vậy không ai còn có cái ý thức được an ninh. Đó là vì càng ngày càng có nhiều người hơn mà không còn tin nơi luật nhân quả và không còn tin là có công lý nơi thế giới này. Dường như không đáng làm người tốt, và không có hậu quả làm người xấu. Nếu như vậy, tại sao người ta phải làm người tốt? Phải chăng dễ hơn để làm người xấu? Luật nhân quả trong thế giới con người là cần thiết cho xã hội nhân loại để hiện hữu, hoạt động và trường tồn – đó là ý Trời.
2. Từ góc cạnh của luật nhân quả, hành động của một con người, tốt hoặc xấu, sẽ tạo nên những kết quả liên quan. Trong trường hợp đó, đức tin của con người nơi sự chính chân (dạy người ta làm người tốt và giúp họ làm người tốt) sẽ có kết quả liên quan. Sự khác biệt là những ai mà hành động tốt sẽ được thưởng lại bằng sự tốt, và những ai mà bức hại người khác sẽ gặp quả báo. Đó không phải là ý muốn riêng của người đó. Đó là một sự kiện khách quan.
Edgar Cayce, 1877-1945, một người Mỹ, là một nhà tiên tri nổi tiếng. Ông có cái tài năng thấu thị rất lạ lùng, mà đã được thực hiện hoàn toàn trong tình trạng ngủ mê. Ông đã làm hằng chục ngàn cuộc thấu thị cho các bệnh nhân và khám phá ra rằng đối với nhiều người bệnh, lý do của các bệnh có thể theo dấu được trở về trước cho đến thời cổ La Mã khi mà họ đã trực tiếp hay gián tiếp liên hệ đến cuộc bức hại những người Công giáo (Christians).
Một người đàn bà 45 tuổi bị bại liệt từ ngực trở xuống vào năm 36 tuổi. Bà không thể bước đi và phải dùng một xe lăn. Sau khi bà cố dùng nhiều cách trị bệnh, bà đi đến Ông Edgar Cayce để đọc về tiền kiếp của bà. Sau khi đọc rồi, bà hiểu được lý do của bệnh bại liệt của bà là nghiệp do những hành động mà bà đã phạm trong thời La Mã cổ đại. Bà thuộc thành phần hoàng tộc thời đó và đã có liên hệ chặt chẽ với Nero trong cuộc bức hại của y đối với người Công giáo. Bà cười những người mà bị tật nguyền trong sân vận động (arena), và kết quả của sự cười nhạo của bà là sự bại liệt trong cuộc đời hiện tại của bà.
Một trường hợp khác là một đứa bé gái bị bệnh lao háng. Lý do nghiệp quả xuất hiện tại La Mã. Cô là một trong những nhà quí phái trong triều đình Nero và đã thấy thích thú nhìn cuộc bức hại những người Công giáo trong sân vận động. Cô đã cười nhất là một đứa bé gái mà một bên mặt bị cào bởi móng vuốt của một con sư tử. Trong cuộc đời này, phần nhiều sự khốn khổ về thể chất của cô là đến từ sự cười chế nhạo của cô thời đó trước sự yếu đuối của những người mà kiên trì trong một đức tin.
Một trường hợp khác là một nhà sản xuất phim. Ông bị bệnh viêm tuỷ sống vào lúc 17 tuổi và phải đi với một cái nạng. Trong một cuộc đời trước, ông cũng liên hệ trong cuộc bức hại những người Công giáo trong thời La Mã cổ. Ông lúc bấy giờ là một người lính và được gửi đi tiêu trừ những người Công giáo mà không chống lại chút nào. Ông tích tụ nghiệp không phải vì ông nghe theo quân lệnh mà vì ông cười những người mà đeo dính vào đức tin của họ. Sự tật nguyền của ông trong đời này có nghĩa là để cho trái tim ông được thức giác về cái nguyên lý nhân quả.
Trường hợp cuối cùng là một đứa bé trai. Ở vào tuổi 16, nó bị một tai nạn xe cộ và bị thương nơi cột xương sống. Nó mất khả năng cảm giác kể từ đốt xương số năm trở xuống và không thể cử động. Nó phải ngồi trên xe lăn. Bảy năm rưỡi sau, mẹ nó yêu cầu ông Cayce đọc tiền kiếp của nó. Ông Cayce nói với họ về hai tiền kiếp. Trong một cuộc đời, nó là một người lính La Mã khi Công giáo bắt đầu truyền bá. Nó rất hách dịch và thích thú nhìn thấy sự không may của người Công giáo. Nó tham gia trực tiếp trong cuộc bức hại những người Công giáo. Vì vậy trong kiếp này nó phải chịu sự đau khổ này.
Qua việc đọc các tiền kiếp của những người này, Cayce tìm thấy lý do của các bệnh tật của họ: lý do mà họ chịu đau khổ là vì họ đã một lần cười và bức hại những người mà kiên trì giữ vững đức tin của họ. Trong hai trường hợp đầu, dù họ không trực tiếp tham gia vào bức hại, họ cũng đã không phân biệt được tốt và xấu. Vì vậy trong đời này, họ phải gánh lấy cái giá của sự ngu muội và vô tâm của họ trong đời trước của họ. Những người mà trực tiếp tham gia vào cuộc bức hại, những người chủ động, nhất là trong ví dụ thứ tư, đã phải gánh lấy cái đắng cay của một đời người cho dù trong lúc còn trẻ tuổi.
Trong lịch sử những người mà bức hại những người Công giáo phải nhận lấy hậu quả. Ngày nay Đảng Cộng sản Trung Quốc tà ác bức hại Pháp Luân Công là không ngoại lệ. Các bản báo cáo tương tự đã được đăng trên mạng lưới Minh huệ và các mạng lưới khác gần như mỗi ngày. Sau đây là một số ví dụ báo cáo trên mạn lưới Minh huệ ngày 21 tháng giêng.
Xu Shiwen, một viên chức từ Phòng 610 tại Thành phố Zibo, tỉnh Sơn Đông, bức hại Pháp Luân Công và bây giờ ông ta bị trải nghiệm quả báo. Ông bị bệnh ung thư và chờ chết giữa sự đau đớn. Shi Yingbai, Giám đốc của Trại Lao động Cưỡng bách Changlinzi, đã tham gia hăng hái vào cuộc bức hại những người tu Pháp Luân Công và đã chịu quả báo. Ông ta đau nhiều chứng bệnh và bác sĩ không thể tìm ra lý do. Hiện nay ông ta phải đi đến sở làm muộn và rời sở sớm. Cảnh sát viên Zhao Shuang đánh học viên Đại Pháp nặng nề, và ông đã bị cắt mất chức vụ trong Nhóm lãnh đạo.
Một lần, Wang An, Trưởng Sở hành chính của Toà trung cấp thành phố Shihezi tại tỉnh Xinjiang phụ trách một trường hợp. Vì bị cáo không bị phạt trong toà án, ông ta chỉ là gom một nhóm người trẻ tuổi và đánh thương nặng nề bị cáo. Người này gần bị tật nguyền. Trong tháng mười một 2006, khi toà án địa phương bắt xử bất hợp pháp học viên Pháp Luân đại Pháp Zhao Aijun, thân nhân của Zhao hỏi Wang An “tại sao y đổ tội những sự việc xảy ra ở bên ngoài cho Zhao Aijun trong khi ông này đang trong trại lao động cưỡng bách.” Wang trả lời một cách trắng trợn: “Ông ta không thừa nhận điều gì, là ông ta có làm hay không. Vậy ai có thể biết được?” Từ 20 tháng bảy 1999, Wang An được phụ trách nhiều trường hợp xử bất hợp pháp các học viên Pháp Luân Công, và ông ta kêu án nặng nề họ. Ông ta quả nhận được sự quả báo mà ông xứng đáng.
Liu Gang, cựu dân biểu thư ký đảng tại Huyện Beixinbao đã tham gia hăng hái trong cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công. Năm người của gia đình học viên Pháp Luân Công Yang Guibao và Chen Yunchuan bị tra tấn đến chết. Nhiều học viên địa phương Pháp Luân Công bị bức hại đến một mức độ nhất định. Năm 2004, Liu bị một tai nạn xe cộ và bị chết.
3. Dĩ nhiên trong tình trạng hiện nay, không phải tất cả những người bức hại Pháp Luân Công đã bị phạt và có một số ít còn có vẻ như là sống rất thoả mái. Còn có người được thăng chức vì sự cố gắng của họ để ‘làm công việc cho tốt’. Nhưng phải chăng đó có nghĩa là ho thật sự đã thoát khỏi quả báo chăng? Đó phải chăng có nghĩa là chỉ ước muốn của nạn nhân là những kẻ khủng bố bị phạt trong khi đó không phải là kết quả tự nhiên? Đó là một hiện tượng làm mọi người mê muội. Nhưng một khi chư vị hiểu được sự khúc mắc và chi tiết của nhân quả, chư vị sẽ không còn mê muội nữa. Quả báo có nhiều hình thức. Đây chỉ là biểu hiện đặc biệt của quả báo trong một khoảng thời gian. Nó không phải là sự phủ nhận quả báo.
Từ khía cạnh triết học, nhân quả không chỉ hiện hữu mà nó còn rất phức tạp. Hình thức biểu hiện của nó bao gồm sau đây: (1) một nhân có nhiều quả, mà biểu hiện như một cái nhân có nhiều kết quả khác nhau. Nghĩa là, một nhân đem đến nhiều quả, hoặc một cái nhân đưa đến những kết quả khác nhau dưới những trường hợp khác nhau. (2) Cùng quả lại có nhiều nhân khác nhau, mà biểu hiện như một quả được tạo bởi nhiều nhân hoặc cái quả tạo bởi nhiều nhân dưới những điều kiện khác nhau; và (3) nhân khác nhau có quả khác nhau, mà biểu hiện như là một liên hệ nhân quả tổng hợp hoặc khác nhân đưa đến khác quả.
Quả báo mà chúng ta nói là về sự biểu hiện của nhân quả trong thế giới này. Nó rất phức tạp và có nhiều biến đổi. Theo Phật giáo, có ba hình thức quả báo. Cái thứ nhất là quả báo ngay cuộc đời hiện tại, nghĩa là điều gì chư vị làm, là tốt hay xấu, sẽ được thưởng hay phạt ngay trong đời này. Cái thứ hai là đời sau, nghĩa là điều gì chư vị làm trong đời trước sẽ được thưởng hoặc phạt trong đời này. Loại thứ ba là quả báo tức thời, nghĩa là, nếu chư vị làm điều xấu hôm qua, chư vị sẽ có quả báo hôm nay, hoặc nếu chư vị làm một điều xấu buổi sáng, chư vị sẽ nhận quả báo trong buổi chiều. Cũng như vậy đối với thưởng. Dĩ nhiên, đó là Phật giáo hiểu như vậy. Thưởng và phạt trong đời sống thực tế là phức tạp hơn như thế nhiều.
Nhiều người không tin hoặc có nghi ngờ về nguyên lý nhân quả vì họ cảm thấy rằng trong đời sống thực tế có nhiều trường hợp mà người tốt không được thưởng và người xấu không bị phạt. Chỉ khi mà chúng ta hiểu được sự phức tạp và biến hoá của nhân quả mà chúng ta mới có thể hiểu được vấn đề vì sao có lúc người tốt không được thưởng và người xấu không bị phạt.
Kỳ thật, đó chỉ là một hiện tượng bề mặt. Đôi lúc người tốt không được thưởng là vì thời giờ cho thưởng chưa đến. Mặt khác, dù một người làm điều tốt bây giờ, trong đời trước người ấy có thể đã làm nhiều điều xấu và bây giờ chịu quả báo, hoặc quả báo vẫn còn đang thực thi và vẫn chưa ngừng. Vậy trên bề mặt, điều này cho ta cái cảm giác sai lầm là người tốt không được thưởng.
Cũng như vậy, nhiều người xấu đã làm nhiều điều xấu, nhưng họ sống một đời sống sung sướng bây giờ và cả được thăng chức hoặc thưởng tiền. Điều đó là vì thời giờ quả báo chưa đến. Dù họ làm điều xấu bây giờ hoặc trong đời này, họ có thể đã làm nhiều điều tốt trước đây hoặc trong những đời trước và họ đang gặt thưởng bây giờ hoặc sự thưởng vẫn còn đang tác động và chưa dứt. Vì vậy điều này cho ta cái cảm giác sai là người xấu không bị khổ báo.
Trong những đảng viên của tà đảng mà dẫm trên nhân quyền tự do tín ngưỡng của người ta, một số trong họ vẫn còn sống thoả mái và cả được thăng chức và làm nhiều tiền. Họ thuộc về loại này. Đó có nghĩa là, vì một lý do nào đó, thời giờ của quả báo của họ chưa đến. Khi thời giờ đến, quả báo sẽ đến. Có nhiều ví dụ loại này. Ví dụ, hôm nay người này vừa được thăng chức, nhưng không bao lâu sau y bị mất chức và bị cầm tù, hoặc bị bệnh hoạn hoặc tai nạn xe cộ…
Có những câu nói xưa rằng: “Trời có mắt” và “Không ác nào có thể vượt qua lưới trời”. Thật quá đúng!
Trong kinh Phật được ghi chép “Trời không bị gạt. Trời đã biết điều gì chư vị nghĩ trước khi chư vị hành động. Kỳ thật thiện sẽ được thưởng và ác sẽ bị phạt. Đó chỉ là vấn đề thời gian.” Người thường nói đơn sơ như là: “Tà ác sẽ bị quả báo, làm việc thiện sẽ được thưởng. Đó không phải là không có thưởng phạt mà là thời giờ chưa chín mùi. Khi thời giờ đến, thưởng phạt sẽ đến tất cả.”
Nói tóm lại, một khi mà các tội ác bức hại người có chính tín và dẫm đạp lên tự do tín ngưỡng đã phạm phải, thì quả báo sớm muộn sẽ đến. Đó là nhất định không thể trốn thoát bằng may mắn.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2007/1/25/147512.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2007/2/8/82473.html
Đăng ngày 23-2-2007; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.